Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
10/01/2010 15:01 # 1
[L]a[D]e
Cấp độ: 3 - Kỹ năng: 3

Kinh nghiệm: 5/30 (17%)
Kĩ năng: 25/30 (83%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 35
Được cảm ơn: 55
học thư pháp: bài 2 Luyện nét


BÀI 2 : LUYỆN CÁC NÉT CĂN BẢN
* Mục đích : Giúp cho người học bước đầu là quen với cách cầm bút, vận bút.
* Yêu cầu : Viết đúng theo những nét mẫu, và viết nhiều lần.


1. Những điều cần biết trước khi thực hành môn thư pháp
+ Nhận thức
+ Ổn định nội tâm, khiêm tốn học hỏi
2. Chuẩn bị dụng cụ
Văn phòng tứ bảo
(bút, nghiên, giấy, mực)


3. Thực hành

Cách cầm bút và tư thế viết
a. Tính năng cây bút lông
_ Bút lông gồm 2 phần : Phần đầu bút và phần cán bút

- Cán bút chia làm 3 phần: Phần trên, phần giữa và phần cận (gần đầu bút). Tùy theo thói quen và tùy theo cách cầm bút người viết có thể sử dụng phần nào cũng được.
- Đầu bút cũng chia làm ba phần: Phần đầu bút, lưng bút và cả bút. Khi viết chữ nhỏ phải sử dụng đầu bút, khi viết chữ to hoặc các điểm nhấn thì sử dụng lưng bút, khi viết chữ to hơn hoặc để vẽ các nét đậm, mạnh, cưng thì sử dụng cả đầu bút


b. Cách cầm bút
- Có hai cách cầm bút cơ bản:
+ Bằng không còn gọi là bằng gân – hoặc gọi là Không thủ pháp (không chạm tay vào cán bút vào mặt phẳng của bàn hoặc nền).

+ Bằng thịt còn gọi là bằng nhục – hoặc gọi là Nhục thủ pháp (cạnh bàn tay cầm bút hoặc ngón út tì lên mặt phẳng để tìm thế cân bằng cho nét chữ không bị run.


· Khác với cách viết thư pháp chữ Hán phải cầm bút bằng gân vì hướng viết từ phải sang trái nên nếu để tay chạm giấy sẽ làm nhòe chữ kế bên nên người nhập môn thư pháp sử dụng cách nào cũng được, miễn sao mình làm chủ được ngọn bút và thể hiện được ý nghĩ của mình mong muốn.

c. Tư thế viết
Có nhiều tư thế viết tùy theo hoàn cảnh và loại hình cần thực hiện.
+ Ba tư thế chính:
- Sử dụng bàn (ngồi viết)
- Sử dụng bàn không ghế (đứng viết)
- Sử dụng bàn thấp không ghế (ngồi xếp bằng)
+ Ngoài ra, còn có các tư thế khác : bò nghiên, quỳ gối, đứng viết trên vách.

d. Tập viết một số nét cơ bản
Trước khi tập viết một số nét căn bản, người tập nên thực hành việc kẻ carô bằng cọ lông để luyện việc điều khiển ngọn bút, sao cho các nét cùng nhỏ đều hoặc lớn đều: từ chậm đến nhanh, nét vẽ không bị run hoặc cong lệch.
Sau khi điều khiển được cọ lông qua việc kẻ carô, người học cần luyện những nét bút đầu tiên với một số nét căn bản sau: nét hoành (ngang), nét tung (sổ), nét chéo, nét cung và nét tròn.

1.Nét hoành (ngang) : Viết theo chiều thuận từ trái sang phải, mạnh ở nét hạ bút đầu tiên (nét đậm – ức), kéo nhanh bút (tốc) tạo thành nét thanh nhỏ, cuối cùng nhấn bút (ức). Yêu cầu phải luyện đến khi đường ngang phải thẳng đẹp.
2.Nét tung (nét sổ): Tương tự cách viết nét ngang, viết từ trên xuống. Yêu cầu phải luyện đến khi nét thẳng đứng.
* Mục đích luyện hai nét này nhằm luyện tập tạo sự tương phản giữa nét đậm và nét thanh của các chữ sau này.

3. Nét phớt : mạnh ở nét hạ bút sau đó kéo nhanh ngang và buông bút, tạo sự tự nhiên của nét, có nhiều vết xước ở cuối nét.
4. Nét chéo: Tương tự như nét tung nhưng cố tình nghiêng trái hoặc nghiêng phải, viết theo hướng từ trên xuống
5. Nét cung : viết tương tự như chữ C. Cách viết ấn mạnh nét đầu và nhỏ dần ở cuối nét.
6. Nét tròn : Cũng như các đường nét trên, nét tròn cần tạo ra nét to nhỏ tương phản nhau, không yêu cầu hồi bút hoặc nhấn mạnh ở cuối nét.
7. Nét vòng : đây là nét luyện các đường cong theo ý muốn. Yêu cầu tạo nét đậm, nét thanh tương tự nét sổ và ngang nhưng viết nhanh hơn trên đoạn đường dài hơn, và kết hợp với lối xoay cườm tay hoặc xoay đầu bút, nên tạo ra những vết xước.
7 nét căn bản cho người mới bắt đầu nhập môn thư pháp chữ Việt

Trên là một số nét căn bản, chủ yếu là những nét cong và thẳng. Luyện những nét này giúp các bạn làm quen và sử dụng bút lông mực xạ một cách thuần phục, tránh sự lúng túng khi bắt tay vào viết chữ.

Học viên cố gắng luyện đường bút cho thật nhiều, đến khi nào thực hiện được những đường nét đậm lợt, tối sáng hòa hòa hợp nhau. Được như vậy xem như bạn đã thành công bước đầu trong việc làm quen với bút lông và mực xạ.


 


 
Các thành viên đã Thank [L]a[D]e vì Bài viết có ích:
01/03/2010 12:03 # 2
ongdo8x
Cấp độ: 9 - Kỹ năng: 10

Kinh nghiệm: 13/90 (14%)
Kĩ năng: 62/100 (62%)
Ngày gia nhập: 18/01/2010
Bài gởi: 373
Được cảm ơn: 512
Phản hồi: học thư pháp: bài 2 Luyện nét


cố gắng tập nha mọi người
không hiểu thì tâm có thể giúp đở được đó
liên hệ với tâm nếu cần sự giúp đỡ nha



http://www.facebook.com/profile.php?id=100002149168882&sk=info


Hãy giữ ngọn lửa đam mê cháy mãi
 
 

“Hãy biết sống ngay cả khi cuộc đời trở nên không chịu đựng n

 
03/07/2011 20:07 # 3
thelagi
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 1/10 (10%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 03/07/2011
Bài gởi: 1
Được cảm ơn: 0
Phản hồi: học thư pháp: bài 2 Luyện nét


muon hoc lam nhung chang thay gi



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024