Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
05/09/2010 23:09 # 1
vantan169
Cấp độ: 4 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 29/40 (72%)
Kĩ năng: 15/40 (38%)
Ngày gia nhập: 16/02/2010
Bài gởi: 89
Được cảm ơn: 75
Về việc thành lập Câu lạc bộ Thiên Văn Duy Tân


Xin chào Ban quản trị diễn đàn và tất cả các bạn thành viên. Mình là Nguyễn Văn Tân. Là sinh viên của trường Đại Học Duy Tân. Mình muốn hỏi là bây giờ nếu muốn thành lập một câu lạc bộ trực thuộc đoàn trường thì mình cần những yếu tố gì? Quá trình xin phép như thế nào. Có những thủ tục gì mà mình cần biết. Nói chung mình muốn hỏi tất tần tật mọi thứ về việc thành lập một câu lạc bộ ở trường của chúng ta. Rất mong mọi người giải đáp dùm .

Nhân đây mình cũng muốn biết có bạn nào thích ngắm nhìn bầu trời sao. Tìm hiểu về các chòm sao, các cung hoàng đạo : Xử Nữ, Sư Tử, Bảo Bình, Thiên Bình... Muốn tìm hiểu về vũ trụ, về nguồn gốc của ta, chúng ta đến từ đâu và sẽ đi về đâu,...Thích chế tạo kính thiên văn, đồng hồ mặt trời, tên lửa nước.. thì hãy chuẩn bị đăng kí sẵn sàng. Mình sẽ thành lập câu lạc bộ nếu được sự giúp đỡ và ủng hộ của đoàn trường, của ban quản trị diễn đàn và của tất cả các bạn.  Thanks.

Mình xin nói 1 sơ qua 1 chút về Thiên văn học để các bạn có thể hiểu thêm rằng nếu câu lạc bộ được tành lập thì nó sẽ có mục đích và hướng hoạt động như thế nào.



Tại sao phải nghiên cứu thiên văn học?


Ngày đêm thay đổi, bốn mùa tuần hoàn, con người sống trong giới tự nhiên trước tiên cần phải tiếp xúc với các hiện tượng thiên văn. Ánh nắng sáng rực, ánh trăng dịu dàng, ánh sao lấp lánh, nhật thực tráng lệ… Chúng đều đặt ra cho con người chúng ta vô số những nghi hoặc, Trái đất mà chúng ta sinh sống như thế nào đây? Nó chiếm vị trí gì trong vũ trụ? Mặt trời làm sao lại phát ra những tia sáng và nắng rực? Nó có ảnh hưởng gì đối với cuộc sống của con người chúng ta? Trong không gian buổi tối ánh sao lấp lánh là vì sao vậy? Ngoài Trái đất của chúng ta ra, trên những hành tinh khác có cuộc sống không? Sao chổi và tiểu hành tinh có sự va chạm với Trái đất ư? Những vấn đề này yêu cầu con người cần phải nỗ lực tiêu tốn bao nhiêu là công sức để tìm tòi là nghiên cứu. Quá trình hình thành và phát triển của thiên văn học chính là quá trình con người dần tim hiểu về giới tự nhiên.

Người xưa khi làm những việc trồng trọt chăn nuôi, để tránh nhầm mùa thì cần phải hiểu được những hiện tượng thiên nhiên để tận dụng chúng vào việc xác định mùa. Những người ngư dân và hàng hải tận dụng những ngôi sao trên biển cả mênh mông để xác định được phương hướng tiến về phía trước của mình, tận dụng ánh trăng để phán đoán được lúc thuỷ triều lên xuống…

Công tác thiên văn ngày nay càng có sự phát triển mới vượt bậc. Các loại lịch biểu mà đài thiên văn tạo ra, không chỉ ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày của con người, mà nó càng không thể tách rời được các ban ngành như: Đo lường Trái đất, hàng hải, hàng không và nghiên cứu khoa học.

Trong cuộc sống không thể tách rời được thời gian, khoa học cận đại càng cần thiết ghi chép thời gian rõ ràng, đài thiên văn chịu trách nhiệm xác nhận giờ chuẩn và cung cấp công tác dịch vụ.

Các loại thiên thể là một loại phòng nghiên cứu lí tưởng, ở đó có những điều kiện vật lý mà trên mặt đất ngày nay không có được. Như về chất lượng Mặt trời to gấp mấy mươi lần so với các ngôi sao, nhiệt độ mấy trăm triệu, áp suất cao hơn gấp mấy trăm lần, và một centimet khối thì vượt qua mấy trăm tấn vật chất. Con người thường nhận được rất nhiều sự gợi mở từ thiên văn, sau đó tận dụng hơn nữa. Lật lại những ghi chép trong lịch sử có thể thấy rằng: từ trong quy luật quay lại của hành tinh mà rút ra được quy luật vạn vật hấp dẫn; quan sát được vạch quang phổ của Hêli trên Mặt trời, mới tìm ra được nguyên tố Hêli trên Trái đất; từ tính toán năng lượng vụ nổ của ngôi sao mới, phát hiện nguồn năng lượng mà con người vẫn chưa hiểu rõ…

Mối quan hệ giữa sự phát triển của ngành thiên văn học và các ngành khoa học khác cũng là rất mật thiết. Trước thế kỷ XIX, sự phát triển của các ngành thiên văn học, số học và cơ học có mối quan hệ mật thiết với nhau; cho đến ngày nay, sau khi khoa học phát triển cao độ, thiên văn học càng thâm nhập sâu sắc vào các khoa học khác. Chúng ta đều biết, sau khi Anhxtanh tuyên bố thuyết tương đối, chính là tận dụng kết quả quan sát thiên văn dành cho lí luận này sự ủng hộ mạnh mẽ; sự phát hiện quan trọng của thiên văn học đã nêu ra một vấn đề mới cho các ngành khoa học như: vật lý cao năng, cơ học lượng tử, vũ trụ học, hoá học, khởi nguồn của sự sống…

Thiên văn học đã cho chúng ta biết được những bí mật của giới tự nhiên. Mấy nghìn năm trở lại đây, con người đã có một số nhận thức sai lầm về một số mặt như tính chất của Trái đất, vị trí của Trái đất trong vũ trụ và kết cấu của vũ trụ. Giả sử không có thiên văn học, những nhận thức sai lầm này nhất định sẽ vẫn còn tiếp diễn. Nhà thiên văn học người Ba Lan là Copecnic đã từng phá vỡ sự trói buộc của tôn giáo hàng mấy nghìn năm, đã nêu ra thuyết Trái đất quay quanh Mặt trời, đã làm cho nhận thức của con người về vũ trụ có bước tiến lớn. Ngày nay học sinh tiểu học cũng đều biết “Trái đất hình cầu là một chân lí”.

Trong thời đại con người dùng máy bay để bay lên bầu trời, thiên văn học tập trung tất cả những tinh hoa nhận thức của con người đối với tự nhiên. Nếu như một người thành công vĩ đại mà lại không biết một chút gì về thiên văn học ngày nay, thì người đó không thể còn là người đã được dạy dỗ. Chính vì lý do như vậy, nhiều quốc gia trên thế giới đã liệt thiên văn học thành một môn học bắt buộc đối với học sinh trong các trường phổ thông tại nước mình.

Trên đây chúng tôi chỉ giới thiệu sơ lược về sự phát triển và ứng dụng của thiên văn học trên vài phương diện. Do đó có thể thấy, sự phát triển của thiên văn học có tác dụng thúc đẩy nền khoa học ngày nay, là một môn khoa học quan trọng để con người có thể nhận thức tự nhiên, cải tạo tự nhiên.


Nếu được mọi người ủng hộ mình sẽ có 1 bản điều lệ và giới thiệu chi tiết về tôn chỉ cũng như phương hướng hoạt động của Câu lạc bộ sau. Xin Cảm ơn !






 
Các thành viên đã Thank vantan169 vì Bài viết có ích:
06/09/2010 00:09 # 2
kid2981
Cấp độ: 4 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 1/40 (2%)
Kĩ năng: 3/20 (15%)
Ngày gia nhập: 23/03/2010
Bài gởi: 61
Được cảm ơn: 13
Phản hồi: Về việc thành lập Câu lạc bộ Thiên Văn Duy Tân


Lập câu lạc bộ thiên văn được á, mỗi khi có dịp như sao băng, nhật thực, nguyệt thực...chúng ta có thể đi xem theo nhóm 1 cách trực tiếp, nhớ lựa chọn chỗ nào ít mây nhá:D


---------------------------------------> K15QTH2<-----------------------------------------------

 
Các thành viên đã Thank kid2981 vì Bài viết có ích:
06/09/2010 00:09 # 3
rtho_thienvan
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 3/10 (30%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 30/01/2010
Bài gởi: 1
Được cảm ơn: 0
Phản hồi: Về việc thành lập Câu lạc bộ Thiên Văn Duy Tân


ah` , mây là ở trên trời, bao la bát ngát, sao chọn đc chỗ nào ít mây hè....
chọn chỗ nào ít người thì đc :D
nếu thấy làm việc ở forum lâu quá thì Thảo với Tân lên trực tiếp văn phòng Đoàn trường cũng đc! :D



 
06/09/2010 07:09 # 4
anh2bmw
Cấp độ: 48 - Kỹ năng: 44

Kinh nghiệm: 255/480 (53%)
Kĩ năng: 408/440 (93%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 11535
Được cảm ơn: 9868
Phản hồi: Về việc thành lập Câu lạc bộ Thiên Văn Duy Tân


 Rất cảm ơn bạn đã mạnh dạn đứng ra thành lập CLB. Dưới đây là một số vấn đề để CLB có thể đi vào hoạt động:
+ Ban chủ nhiệm CLB.
+ Đội ngũ thành viên tham gia CLB phải đảm bảo.
+ Lịch sinh hoạt CLB định kỳ.
Đó là các yếu tố cơ bản, còn về giấy tờ:
+ Nội quy CLB.
+ Mục đích, tiêu chí, phương hướng, kế hoạch hoạt động của CLB.
+ Đơn xin thành lập CLB.

Các giấy tờ trên bạn có thể trực tiếp gửi mail cho mình, mình sẽ đứng ra hỗ trợ cho các bạn.
Mail: mr.anhtien@gmail.com.

Chúc thành công.


Thông tin liên hệ anh2bmw khi có bất kỳ thắc mắc:
skype: trantien281
mail: 
anh2bmw@gmail.com


 

 
Các thành viên đã Thank anh2bmw vì Bài viết có ích:
06/09/2010 09:09 # 5
vantan169
Cấp độ: 4 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 29/40 (72%)
Kĩ năng: 15/40 (38%)
Ngày gia nhập: 16/02/2010
Bài gởi: 89
Được cảm ơn: 75
Phản hồi: Về việc thành lập Câu lạc bộ Thiên Văn Duy Tân


Em sẽ cố gắng hoàn thành trong ngày hôm nay. Thành viên ban đầu không nhiểu. Chỉ 10 người. Em nghĩ thế là đủ cho việc bắt đầu thành lập câu lạc bộ. Em sẽ gửi bản kế hoạch chi tiết cho anh. Tối nay phải làm việc rồi


 
Các thành viên đã Thank vantan169 vì Bài viết có ích:
06/09/2010 11:09 # 6
vantan169
Cấp độ: 4 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 29/40 (72%)
Kĩ năng: 15/40 (38%)
Ngày gia nhập: 16/02/2010
Bài gởi: 89
Được cảm ơn: 75
Phản hồi: Về việc thành lập Câu lạc bộ Thiên Văn Duy Tân


Em đã hoàn thành xong một số phần anh yêu cầu. Em sẽ gửi mail cho anh. Anh xem có gì chỉnh sửa lại hộ em. Anh có thể add nick Yh của em để tiện liên lạc được không ạ. !

Nguyễn Văn Tân - K15QTH2
Số điện thoại: 097.894.9779
Yahoo: nguyenvantan_169
Mail: nguyenvantan169@gmail.com

Cảm ơn anh!


 
Các thành viên đã Thank vantan169 vì Bài viết có ích:
06/09/2010 22:09 # 7
vantan169
Cấp độ: 4 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 29/40 (72%)
Kĩ năng: 15/40 (38%)
Ngày gia nhập: 16/02/2010
Bài gởi: 89
Được cảm ơn: 75
Phản hồi: Về việc thành lập Câu lạc bộ Thiên Văn Duy Tân


Vì sao phải nghiên cứu thiên văn học?


Ngày đêm lần lượt trôi đi, bốn mùa thay nhau không nghĩ, con người sinh sống trong thế giới tự nhiên luôn tiếp xúc với các hiện tượng thiên văn. Mặt trời rực rỡ, Mặt trăng sáng ngời, các vì sao nhấp nháy, hiện tượng nhật thực tuyệt đẹp, v.v... hàng ngày đặt ra cho con người muôn vàn câu hỏi: Trái đất chúng ta đang sống là gì? Trái đất có vị trí như thế nào trong vũ trụ? Mặt trời chiếu sáng vạn vật có cấu tạo như thế nào? Có bao giờ tắt không? Bầu trời trong xanh phía trên đầu chúng ta gồm những gì? Phía ngoài bầu trời còn có những gì nữa? Các vì sao nhấp nháy trên màn trời đêm là những vật thể gì? Ngoài trái đất mà chúng ta đang sống, trên các hành tinh khác có tồn tại sự sống không? Liệu chúng ta có dịp gặp gỡ trò chuyện với người ngoài trái đất không? Những câu hỏi đó đòi hỏi con người phải bỏ ra nhiều công sức tìm tòi nghiên cứu và giải đáp. Quá trình hình thành và phát triển của ngành Thiên văn học chính là quá trình con người từng bước tìm hiểu thế giới tự nhiên thông qua các hoạt động lao động sản xuất.


Thiên văn học là một môn khoa học tự nhiên lâu đời nhất. Trong cuốn sách "Phép biện chứng tự nhiên", Engels viết: "Trước tiên là thiên văn học ... những người dân du mục và nông dân làm nông nghiệp rất cần thiên văn học để xác định thời vụ. "Loài người thời xa xưa qua thực tiễn sản xuất dần hình thành môn thiên văn học để xác định quy luật thay đổi giữa ngày và đêm giữa các mùa trong một năm và xác định phương hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. ở châu á Trung quốc là một trong những nước có ngành Thiên văn học phát triển sớm nhất.

Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, nhân dân lao động thời đại cổ đã biết lợi dụng các hiện tượng thiên văn để xác định thời vụ và không để lỡ thời vụ gieo trồng. Trong sách cổ của Trung Quốc có ghi: "Chuôi chòm sao Bắc Đẩu chỉ về phía đông tức là mùa xuân, chuôi chòm sao Bắc Đẩu chỉ về phía nam tức mùa hạ, chuôi chòm sao Bắc Đẩu chỉ về phía tây tức là mùa thu, chuôi chòm sao Bắc Đẩu chỉ về phía bắc tức là mùa đông". Ngư dân và các nhà hàng hải xưa kia đã biết quan sát các chòm sao trên trời để xác định phương hướng, quan sát Mặt trăng để nắm bắt thuỷ triều lên xuống, ...

Ngày nay ngành Thiên văn học đã có những bước phát triển mới. Ngành Thiên văn học ngày nay gồm nhiều bộ môn và lập ra nhiều loại lịch khác nhau. Những loại lịch này không nhũng phục vụ đời sống hàng ngày của con người mà cũng rất cần thiết cho các công việc trắc địa, hàng hải, hàng không, nghiên cứu khoa học v.v...

Thời gian là vấn đề thường gặp trong đời sống thường ngày của con người. Khoa học cận đại càng đòi hỏi ghi chép thời gian chuẩn xác. Các đài thiên văn đã gánh vác trách nhiệm này.

Các loại thiên thể đều là những phòng thí nghiệm lí tưởng, ở đó có những điều kiện vật lý quý báu mà trên Trái đất hiện nay không có. Ví dụ như có thể to gấp mấy chục lần Mặt trời, nhiệt độ cao tới mấy tỉ độ, áp suất cao tới mấy tỉ atmotphe và mỗi centimet khối vật chất của thiên thể đó nặng tới mấy tỉ tấn. Qua nghiên cứu thiên văn, con người thường được thiên nhiên gợi ý để áp dụng vào thực tế sản xuất trên Trái đất. Giở lại những ghi chép trong lịch sử khoa học, chúng ta dễ dàng nhận thấy: qua tổng kết quy luật chuyển động của các hành tinh, con người đã đúc rút được định luật vạn vật hấp dẫn; qua việc nghiên cứu Mặt trăng quay quanh Trái đất, con người đã chế tạo ra vệ tinh nhân tạo; Sau khi quan trắc tia quang phổ của lớp khí heli (He) trên Mặt trời, con người đã tìm thấy khí heli trên trái đất; qua quan trắc năng lượng các vụ nổ trên các vì sao, con người đã phát hiện ra những nguồn năng lượng mới và đang nghiên cứu tìm cách tận dụng nguồn năng lượng khổng lồ đó cho nhân loại...

Thiên văn học có quan hệ rất mật thiết với các ngành khoa học khác. Trước thế kỷ 19, thiên văn học không tách rời toán học và cơ học. Ngày nay khi khoa học kỹ thuật đã phát triển tới trình độ cao, thiên văn học càng liên quan chặt chẽ với các ngành khoa học khác. Chúng ta đều biết sau khi Einstein nêu ra thuyết tương đối. Chính những kết quan trắc thiên văn đã chứng minh hùng hồn nguyên lý đó của Enstein. Phát hiện quan trọng của ngành thiên văn học trong những năm 60 về quần thể các vì sao, bức xạ sóng vi ba và các phần tử hữu cơ trong vũ trụ, ... đã đặt ra những vấn đề mới cần nghiên cứu và giải đáp cho các ngành khoa học như vật lý cao phân tử, cơ học lượng tử, vũ trụ học, hoá học và nguồn gốc sự sống.

Thiên văn học giúp con người khám phá ra bộ mặt thật của thiên nhiên. Mấy nghìn năm qua, loài người đã có lúc nhận thức sai lầm về tính chất của Trái đất, vị trí của Trái đất trong vũ trụ và cấu tạo của vũ trụ. Nếu như không có ngành Thiên văn học thì chắc chắn những nhận thức sai lầm đó vẫn còn xảy ra. Nhà thiên văn học Ba Lan Copernic đã vứt bỏ những trói buộc hàng nghìn năm của thế lực tôn giáo phản động, đưa ra thuyết Nhật tâm (Mặt trời là trung tâm), giúp nhân loại tiến một bước khá dài nhận thức về vũ trụ. Ngày nay cả các chú bé học sinh cấp I cũng biết rõ chân lý "Trái đất hình tròn".


Thế nhưng ngày nay vẫn còn một số người lợi dụng việc loài người tạm thời chưa giải thích được một số hiện tượng thiên nhiên để bán rao thuyết vũ trụ duy tâm đủ màu sắc. Họ tuyên truyền nào là thế giới phi vạn chất, vũ trụ có giới hạn về không gian và thời gian, con người không thể nhận thức được vũ trụ. Vì vậy có thể thấy, ngày nay ngành Thiên văn học vẫn đang có cuộc đấu tranh giữa hai loại quan niệm vũ trụ và nhận thức luận.

Trong thời đại con người đã bước lên tàu vũ trụ, ngành Thiên văn học đang tập trung tinh hoa trí tuệ của loài người để nghiên cứu nhận thức thiên nhiên. Nếu như có ai đó không hiểu biết gì những thành quả vĩ đại của ngành Thiên văn học hiện đại thì chứng tỏ người đó chưa được đào tạo trong nhà trường. Bởi vậy nhiều nước trên thế giới đã đưa ra môn thiên văn học vào chương trình giáo dục trung học.

Trên đây chúng ta mới chỉ giới thiệu qua về sự phát triển và ứng dụng của thiên văn học. Qua đó có thể thấy thiên văn học có tác dụng thúc đẩy khoa học hiện đại, thiên văn học là một trong những ngành khoa học quan trọng để nhận thức và cải tạo thế giới tự nhiên.


 
Các thành viên đã Thank vantan169 vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024