Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
05/08/2010 22:08 # 1
Hyo_Bin
Cấp độ: 14 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 22/140 (16%)
Kĩ năng: 168/210 (80%)
Ngày gia nhập: 08/04/2010
Bài gởi: 932
Được cảm ơn: 2268
Lọ Lem phương Đông



“Cô bé Lọ Lem” vốn là một câu truyện cổ tích quá quen thuộc với bất kì ai từ khi còn đi học mẫu giáo. Nhưng có lẽ đến khi lớn bằng tuổi này mình mới nhận ra rằng những câu truyện như thế chính là sự kết tinh của văn hóa mỗi dân tộc và nó có sức ảnh hưởng thật to lớn đến tinh thần và nhận thức của cả một thế hệ sau này. Chúng ta thử lấy một ví dụ về câu chuyện Cô bé Lọ lem xem sao.



Tại một lớp học ở Mỹ

Thầy giáo bắt đầu giờ học văn bằng chuyện Cô bé Lọ lem. Trước tiên thầy gọi một học sinh lên kể chuyện Cô bé Lọ lem. Em học sinh kể xong, thầy cảm ơn rồi bắt đầu hỏi.


Thầy: Các em thích và không thích nhân vật nào trong câu chuyện vừa rồi?


Học sinh (HS): Thích Cô bé Lọ lem Cinderella ạ, và cả hoàng tử nữa. Không thích bà mẹ kế và chị con riêng bà ấy. Cinderella tốt bụng, đáng yêu, lại xinh đẹp. Bà mẹ kế và cô chị kia đối xử tồi với Cinderella.


Thầy: Nếu vào đúng 12 giờ đêm mà Cinderella chưa kịp nhảy lên cỗ xe quả bí thì sẽ xảy ra chuyện gì?

HS: Thì Cinderella sẽ trở lại có hình dạng lọ lem bẩn thỉu như ban đầu, lại mặc bộ quần áo cũ rách rưới tồi tàn. Eo ôi, trông kinh lắm!
Thầy: Bởi vậy, các em nhất thiết phải là những người đúng giờ, nếu không thì sẽ tự gây rắc rối cho mình. Ngoài ra, các em tự nhìn lại mình mà xem, em nào cũng mặc quần áo đẹp cả. Hãy nhớ rằng chớ bao giờ ăn mặc luộm thuộm mà xuất hiện trước mặt người khác.


Các em gái nghe đây: các em lại càng phải chú ý chuyện này hơn. Sau này khi lớn lên, mỗi lần hẹn gặp bạn trai mà em lại mặc luộm thuộm thì người ta có thể ngất lịm đấy (Thầy làm bộ ngất lịm, cả lớp cười ồ).


Bây giờ thầy hỏi một câu khác. Nếu em là bà mẹ kế kia thì em có tìm cách ngăn cản Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử hay không? Các em phải trả lời hoàn toàn thật lòng đấy!


HS: (im lặng, lát sau có em giơ tay xin nói) Nếu là bà mẹ kế ấy, em cũng sẽ ngăn cản Cinderella đi dự vũ hội.


Thầy: Vì sao thế?


HS: Vì …vì em yêu con gái mình hơn, em muốn con mình trở thành hoàng hậu.


Thầy: Đúng. Vì thế chúng ta thường cho rằng các bà mẹ kế dường như đều chẳng phải là người tốt. Thật ra họ chỉ không tốt với người khác thôi, chứ lại rất tốt với con mình. Các em hiểu chưa? Họ không phải là người xấu đâu, chỉ có điều họ chưa thể yêu con người khác như con mình mà thôi.
Bây giờ thầy hỏi một câu khác: Bà mẹ kế không cho Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử, thậm chí khóa cửa nhốt cô bé trong nhà. Thế tại sao Cinderella vẫn có thể đi được và lại trở thành cô gái xinh đẹp nhất trong vũ hội ?


HS: Vì có cô tiên giúp ạ, cô cho Cinderella mặc quần áo đẹp, lại còn biến quả bí thành cỗ xe ngựa, biến chó và chuột thành người hầu của Cinderella.


Thầy: Đúng, các em nói rất đúng! Các em thử nghĩ xem, nếu không có cô tiên đến giúp thì Cinderella không thể đi dự vũ hội được, phải không?


HS: Đúng ạ!


Thầy: Nếu chó và chuột không giúp thì cuối cùng Cinderella có thể về nhà được không?


HS: Không ạ!


Thầy: Chỉ có cô tiên giúp thôi thì chưa đủ. Cho nên các em cần chú ý: dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta đều cần có sự giúp đỡ của bạn bè. Bạn của ta không nhất định là tiên là bụt, nhưng ta vẫn cần đến họ. Thầy mong các em có càng nhiều bạn càng tốt.


Bây giờ, đề nghị các em thử nghĩ xem, nếu vì mẹ kế không muốn cho mình đi dự vũ hội mà Cinderella bỏ qua cơ hội ấy thì cô bé có thể trở thành vợ của hoàng tử được không?


HS: Không ạ! Nếu bỏ qua cơ hội ấy thì Cinderella sẽ không gặp hoàng tử, không được hoàng tử biết và yêu.


Thầy: Đúng quá rồi ! Nếu Cinderella không muốn đi dự vũ hội thì cho dù bà mẹ kế không ngăn cản đi nữa, thậm chí bà ấy còn ủng hộ Cinderella đi nữa, rốt cuộc cô bé cũng chẳng được lợi gì cả. Thế ai đã quyết định Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử ?


HS: Chính là Cinderella ạ.


Thầy: Cho nên các em ạ, dù Cinderella không còn mẹ đẻ để được yêu thương, dù bà mẹ kế không yêu cô bé, những điều ấy cũng chẳng thể làm cản trở Cinderella biết tự thương yêu chính mình. Chính vì biết tự yêu lấy mình nên cô bé mới có thể tự đi tìm cái mình muốn giành được. Giả thử có em nào cảm thấy mình chẳng được ai yêu thương cả, hoặc lại có bà mẹ kế không yêu con chồng như trường hợp của Cinderella, thì các em sẽ làm thế nào?


HS: Phải biết yêu chính mình ạ!


Thầy: Đúng lắm! Chẳng ai có thể ngăn cản các em yêu chính bản thân mình. Nếu cảm thấy người khác không yêu mình thì em càng phải tự yêu mình gấp bội. Nếu người khác không tạo cơ hội cho em thì em cần tự tạo ra thật nhiều cơ hội. Nếu biết thực sự yêu bản thân thì các em sẽ tự tìm được cho mình mọi thứ em muốn có. Ngoài Cinderella ra, chẳng ai có thể ngăn trở cô bé đi dự vũ hội của hoàng tử, chẳng ai có thể ngăn cản cô bé trở thành hoàng hậu, đúng không?


HS: Đúng ạ, đúng ạ!


Thầy: Bây giờ đến vấn đề cuối cùng. Câu chuyện này có chỗ nào chưa hợp lý không?


HS: (im lặng một lát) Sau 12 giờ đêm, mọi thứ đều trở lại nguyên dạng như cũ, thế nhưng đôi giày thủy tinh của Cinderella lại không trở về chỗ cũ.


Thầy: Trời ơi! Các em thật giỏi quá! Các em thấy chưa, ngay cả nhà văn vĩ đại (nhà văn Pháp Charles Perrault, tác giả truyện Cô bé Lọ lem) mà cũng có lúc sai sót đấy chứ. Cho nên sai chẳng có gì đáng sợ cả. Thầy có thể cam đoan là nếu sau này trong số các em có ai muốn trở thành nhà văn thì nhất định em đó sẽ có tác phẩm hay hơn tác giả của câu chuyện Cô bé Lọ lem! Các em có tin như thế không?


Tất cả học sinh vỗ tay reo hò hoan hô.
Theo Huy Đường Tia Sáng/Lược dịch theo báo Trung Quốc



Cũng cùng câu truyện Cô Bé Lọ Lem nhưng trong bối cảnh một lớp học ở Trung Quốc:
Chuông reo vào lớp, học sinh lao nhao vào lớp và giáo viên bước vào sau cùng.


Cô: Chào cả lớp.


Học sinh (HS): Chào cô ạ aaaaaaaa ( Chào đồng thanh).


Cô: Hôm nay lớp chúng ta sẽ cùng tìm hiểu câu truyện Cô Bé Lọ Lem. Có em nào đã xem trước bài này ở nhà chưa ?


HS: Xem trước cái gì cơ, ai mà chả biết truyện này chứ ( Học sinh nghĩ thầm)


Cô: Có ai biết truyện cô bé Lọ Lem thuộc tuyển tập truyện cổ Grimm hay Hans Andersen ? Tác giả là ai ? Ngày sinh của tác giả ? và những nét chính trong cuộc đời của ông là gì ?


HS: ….( thì thầm) Có hết trong sách rồi, chẳng lẽ cô không thấy sao ?


Cô: Em nào tóm tắt câu truyện cho cô được không ?


HS: Sao nghe giống như đang làm bài kiểm tra vậy nhỉ ? (nghĩ thầm)


Cô: Thôi được rồi, chúng ta bắt đầu tìm hiểu tác phẩm nhé. Ai có thể chia nội dung câu truyện thành từng phần và giải thích vì sao các em lại chia ra như vậy ?


HS: Mở đầu….. thân truyện ….và kết truyện …
………..
Cô: Đoạn này có ý nghĩa rất sâu sắc. Các em hãy đọc 5 lần và sau đó tóm tắt lại nó cho cô. Tiết sau cô sẽ kiểm tra.


HS: Lại tóm tắt nữa sao !?


Cô: Không cần phải dài dòng đâu các em.


HS: Lúc nào cũng tóm tắt.


Cô: Chúng ta bắt đầu phân tích câu truyện nhé, mọi người chú ý nào. Ai đọc cho cô đoạn đầu tiên nào ? Trong khi đó các em khác chú ý tìm ra ý nghĩa của đoạn này là gì nhé.


HS: ( đứng lên đọc )


: Các em chú ý câu này. Đó là một phép ẩn dụ. Đây là ẩn dụ trực tiếp hay gián tiếp các em ? Tác giả có ngụ ý gì ở đây ?


HS: ( Một số học sinh bắt đầu ngủ gục)


: Các em chú ý từ này, tại sao ý nghĩa của câu sẽ không hay nếu chúng ta đổi thành từ khác ?
HS: ( Thêm nhiều học sinh bắt đầu thiếp đi)


: Mọi người có để ý nếu chúng ta đổi vị trí của cụm từ này với cụm từ sau nó thì có hay hơn không ? Và tại sao nhỉ ?


HS: Em đâu có phải là cô, làm sao em biết được ? (thầm nghĩ) ( Thêm nhiều học sinh khác nữa gục xuống bàn).


: Sao các em lại ngủ gục thế này ? Các em phải biết rằng, nếu các em không tập trung nghe giảng, các em sẽ không thể có được điểm cao trong bài kiểm tra, và nếu như thế thì các em sẽ không thể vượt qua kì thi đại học, và nếu không vào được đại học thì các em không thể …..Các em cần phải hiểu quy luật của cuộc sống chứ !!! ( Gắt gỏng).


Mr Thắng lược dịch theo Chinasmack



Cùng một câu truyện cổ tích nhưng với hai nền giáp dục phương Đông và phương Tây khác nhau thì cách mà học sinh nhận thức và rút ra những bài học từ nó cũng không hề giống nhau.
Với phương Tây, họ chú trọng nhiều hơn đến ý nghĩa của câu truyện thông qua việc có thể áp dụng nó ra sao trong cuộc sống hằng ngày còn với phương Đông chúng ta thì thiên về phân tích câu từ , sự thống thiết và đôi khi hơi mang tính “cải lương”. Trong khi mục đích của giáo dục là giúp con người không những cảm nhận được cái đẹp của cuộc sống mà còn làm sao để có thể sử dụng những kiến thức, bài học đó làm cho cuộc sống hạnh phúc hơn. Xem hai ví dụ trên, bạn thấy lớp học sinh nào sẽ hạnh phúc hơn ? lớp học có những “tiếng vỗ tay reo hò”, hay lớp học sinh hạnh phúc vì…được ngủ và phải nghe những lời thuyết giảng giáo điều của cô về tương lai mịt mờ của chúng ?


Mình không có ý chê bai phương pháp giáo dục của phương Đông chúng ta, bởi lẽ mỗi dân tộc đều có những cái gọi là “phong cách” của họ. Nhưng vấn đề là phương pháp nào đem lại hiệu quả và khả năng ứng dụng cao hơn ? cũng như đem lại niềm vui và kích thích tư duy tìm tòi sáng tạo của học sinh. Ngày xưa, đứa nào mà dám đứng lên mở miệng nói tác phẩm hay tác giả nào có khuyết điểm hay có ý kiến trái ngược là y như rằng bị cho ngồi xuống và bài làm có nguy cơ cao bị dưới trung bình hehe. Cô giáo giảng thế nào là em cứ thế ca ngợi các tác giả tác phẩm là sẽ yên thân. Miễn phản biện nhé. Nhìn lại 15 năm đi học, thực sự số tiết học như phong cách của “ người Mỹ” ở trên mà mình được tham gia tính ra chưa đếm hết một bàn tay hix…Giờ thì thực sự đã có những tiến bộ hơn nhiều rồi, thế hệ sau đúng là sướng thiệt là sướng.




Lại nói tới tư duy tìm tòi và sáng tạo, cái mà hầu hết các nhà tuyển dụng hay các bạn trẻ mới ra trường đều quan tâm và lấy đó làm điểm mạnh để cạnh tranh với nhau. Để tư duy sáng tạo chúng ta phải thảo luận, phải chủ động nắm lấy kiến thức, thậm chí là không cần phải đợi những câu hỏi chán ngắt như trong tiết học của cô giáo trung hoa kia.


Nhưng làm sao để có nhiều thật nhiều những tiết học đầy “tiếng vỗ tay reo hò” ? Đó là vấn đề của cả một nền giáo dục ? câu này nghe quen ghê ;-) Không, mình nghĩ đó là vấn đề nhận thức của mỗi học sinh, mỗi giáo viên. Sẽ đến một lúc học sinh sẽ tự đứng lớp hoặc đề nghị giáo viên thay đổi cách giảng dạy vì lợi ích của chính mình, vì giáo dục là một dịch vụ hẳn hoi, chúng ta bỏ $ ra để mua kiến thức thì phải mua những kiến thức chất lượng cao ! ( Còn vấn đề của “các bác ở trên” thì xa quá chả nói đến làm gì ).



Một đoạn video về lớp học thuyết trình Tiếng Anh ở FTU của mình cách đây hơn 4 năm. Nhìn lại mà nhớ ghê. Hồi đó học vậy mà vui, thầy chỉ biết ngồi dưới thưởng thức mà cười hehe.
Ngoài ra cũng từ hai câu chuyện trên, mình cũng từng được nghe một sự so sánh rất thú vị giữa ảnh hưởng của giáo dục và văn hóa đến tư duy của người phương Tây và phương Đông. Ở đây ta thử so sánh hai câu chuyện về Cô Bé Lọ Lem và câu chuyện cây Tre trăm đốt.

Truyện Cô bé lọ lem:

Thầy: Nếu Cinderella không muốn đi dự vũ hội thì cho dù bà mẹ kế không ngăn cản đi nữa, thậm chí bà ấy còn ủng hộ Cinderella đi nữa, rốt cuộc cô bé cũng chẳng được lợi gì cả. Thế ai đã quyết định Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử ?
HS:Chính là Cinderella ạ.
Thầy:
Cho nên các em ạ, dù Cinderella không còn mẹ đẻ để được yêu thương, dù bà mẹ kế không yêu cô bé, những điều ấy cũng chẳng thể làm cản trở Cinderella biết tự thương yêu chính mình. Chính vì biết tự yêu lấy mình nên cô bé mới có thể tự đi tìm cái mình muốn giành được.

Còn trong truyện Cây tre trăm đốt:
Vì muốn có cơ hội cưới con gái của chủ, anh trai làng bèn lên rừng quyết tâm tìm cây tre trăm đốt. Tìm mãi không thấy, anh thất vọng ngồi khóc. Bụt hiện lên giúp anh bằng hai câu thần chú: "khắc nhập, khắc nhập!" để gắn kết 100 đốt tre rời thành một cây tre trăm đốt và "khắc xuất, khắc xuất!" để tách các đốt tre ra.

Hãy suy nghĩ về giải pháp của 2 nhân vật.
Với cô bé Lọ lem: giải pháp xuất phát từ chính ý chí của cô bé Lọ Lem, sự giúp đỡ chỉ đến khi có cố gắng, thể hiện lối tư duy chủ động, xuất phát từ ý chí bên trong. Còn với anh nông dân trong Cây tre trăm đốt: giải pháp là ngồi khóc, sẽ có bụt hiện lên giúp đỡ, thể hiện lối tư duy bị động, ỉ lại.
Cả 2 câu truyện đều khẳng định một điều:” Ở hiền thì gặp lành”


Sẽ có người nói kiểu phân tích này là thiển cận, phiến diện nhưng nếu nghĩ lại cũng đúng chứ nhỉ. Khi là con nít được dạy những câu chuyện như “Cây tre trăm đốt” hay “ Tấm Cám” vô hình chúng ta đã định hình một mô thức và cách tư duy khá bị động. Sau này lớn lên, khi nhận ra được điều đó thì phải mất rất nhiều công sức để khắc phục. Đó chỉ là một số ví dụ so sánh để thấy được sự khác biệt giữa hai nền văn hóa Đông Tây. Dù sao sống ở đâu thì phải yêu nơi đó, và cũng không ngừng học hỏi những quan điểm tiến bộ của bạn bè bốn phương.


Suy cho cùng, vấn đề không nằm ở kiến thức chúng ta được nhận được mà là cách chúng ta được truyền đạt những kiến thức đó ra sao.


“At the end of the day, innovation must be encouraged” !


 


Nguyễn Hoàng Bình - K14 -QTM

Mail: hyobin2146@gmail.com
Yahoo: bin_cmo









 

 
Các thành viên đã Thank Hyo_Bin vì Bài viết có ích:
06/11/2011 12:11 # 2
quynhdtu
Cấp độ: 17 - Kỹ năng: 12

Kinh nghiệm: 120/170 (71%)
Kĩ năng: 34/120 (28%)
Ngày gia nhập: 01/04/2011
Bài gởi: 1480
Được cảm ơn: 694
Phản hồi: Lọ Lem phương Đông


 rất ý nghĩa đó anh


You can if you think you can

Smod "Góc Học Tập"

Skype: mocmummim

Email: phanthiquynh.qnh3@gmail.com

FB: facebook.com/phan.quynh.96


 
13/11/2011 10:11 # 3
noithatit
Cấp độ: 3 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 17/30 (57%)
Kĩ năng: 3/20 (15%)
Ngày gia nhập: 13/11/2011
Bài gởi: 47
Được cảm ơn: 13
Phản hồi: Lọ Lem phương Đông


Trước kia mình đọc truyện hay xem phim hoạt hình về cô bé lọ lem, chỉ nghỉ đơn thuần là nội dung muốn nói rằng người tốt sẽ có kết cục tốt với hạnh phúc trong mơ sống tốt đẹp mãi mãi về sau, chưa từng để ý mấy bài học mà bài viết trên nói tới như là "đi đúng giờ" hay "tự chăm sóc yêu thương bản thân" hoặc "mẹ kế không ẳn là kẻ xấu mà chỉ là yêu thương con của chính mình",...
Công nhận một câu truyện cổ tích mà chứa đựng lắm thông tin truyền đạt bên trong gớm 
Thanks bác chủ thớt nhé, hì hì.


thiet ke noi that

Blog nội thất hay: nội thất - đang build, đăng tải kiến thức thiết kế nội thất, hướng dẫn thiết kế nội thất đẹp để có nội thất đẹp cho nội thất nhà bạn.

 
Các thành viên đã Thank noithatit vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024