Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
04/08/2010 09:08 # 1
vuiga9x
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 10

Kinh nghiệm: 46/110 (42%)
Kĩ năng: 15/100 (15%)
Ngày gia nhập: 28/01/2010
Bài gởi: 596
Được cảm ơn: 465
Vì sao nhiều sĩ tử toan tính tự vẫn vì trượt Đại học


Zing) - Vấn đề tự tử của một số bạn trẻ bắt đầu đặt vào tình trạng “cảnh báo” khi các trường ĐH, CĐ lần lượt công bố điểm chuẩn. Vậy, đậu Đại học có phải là lẽ sống của giới trẻ hiện nay?

Zing.vn đã ghi lại một số ý kiến của chuyên gia Trần Năng Thể về vấn đề này, tại buổi hội thảo “Tuổi trẻ - đâu là lẽ sống?”, do Trường Quản trị cuộc đời LiMA phối hợp cùng NVH sinh viên TP HCM tổ chức.

Vì sao nhiều sĩ tử toan tính tự vẫn vì trượt Đại học

- Theo ông, nguyên nhân vì sao hiện nay một số bạn trẻ sau khi trượt Đại học đã tìm đến chuyện tự tử?

- Dường như giới trẻ hiện nay phải chịu đừng rất nhiều áp lực của việc thi cử, các em coi việc thi đậu Đại học như một giá trị tuyệt đối, là lẽ sống của mình. Nếu chẳng may thi rớt thì sẽ không có một giá trị nào thay thế được. Vì vội vã cực tôn thi cử như một đích đến duy nhất nên thi rớt, bạn trẻ thấy mình bị “trắng tay”, vô dụng dẫn đến… tự tử.

Theo thống kê năm 2009 của Tổ chức Y tế Thế giới cứ 100.000 người trẻ thì 17,8 người tự tử ở Pháp, các nước Đông Âu là 24 – 29 người, Nhật Bản cao nhất trong các nước châu Á với 24 người trẻ. Còn ở Việt Nam, con số các bạn trẻ tự tử mấy năm trở lại đây cũng ngày càng cao hơn.

- Các bạn trẻ thường phải trải qua những giai đoạn nào trước khi quyết định tự tử?

- Tiến trình tự tử gồm 4 giai đoạn từ thời điểm khủng hoảng bột phát đến hành động tự tử. Đầu tiên là tìm kiếm giải pháp khi thi rớt, các em động não tìm cách làm giảm áp lực gia đình, xã hội. Khi không tìm được hướng giải toả, ý tưởng tự tử sẽ loé lên trong đầu các em.

Sang bước thứ 3 sẽ là cuộc tranh giành nội tâm, cuộc đọ sức khốc liệt này sẽ làm nảy sinh ý nghĩ bất lực trước thử thách và cảm tưởng mọi cố gắng đã cạn kiệt. Đây là cơ hội cho khổ đau bắt lửa bùng cháy và cuốn các em rơi vào trạng thái: chỉ có tự tử mới là giải pháp hữu hiệu nhất. Tiến trình này thường rất ngắn, có khi chỉ trong vài giờ.

- Vậy dấu hiệu của người toan tính tự tử là thế nào?

- Thông thường các bạn trẻ có ý định tự tử sẽ đưa ra tín hiệu trực tiếp như những câu nói “Tôi chết cho rồi… Không ai sẽ gặp tôi nữa… Tôi muốn chết… Tôi sắp chết” hay những tín hiệu gián tiếp như “Tôi sống vô dụng quá… Tôi sắp được yên thân rồi… Tôi sắp đi thật xa”.

Đồng thời, các em sẽ sắp xếp lại những đồ kỷ niệm, thư cũ, cho người khác dùng đồ hàng ngày, mua những hoá chất lạ như dao, dây, kim chích… Bên cạnh đó, bản thân người toan tính tự tử cũng có những biểu hiện như mất ngủ, ăn không ngon, mệt mỏi, buồn khóc, không muốn gặp mọi người…

Vì sao nhiều sĩ tử toan tính tự vẫn vì trượt Đại học

Không ít bạn trẻ khi biết trượt Đại học đã... tự tử

- Trong trường hợp biết các em có ý định tự tử thì chúng ta phải hành động thế nào?

- Trong trường hợp biết ai đó có ý định tự tử thì chúng ta phải nhanh chóng can thiệp ngay với nguyên tắc “Tam đồng”. Đầu tiên là đồng cảm, các bạn trẻ có toan tính tự tử sau khi thất bại thi cử là người có cảm tưởng bị bỏ rơi, không ai hiểu, không được chia sẻ. Vì vậy hãy kéo họ ra khỏi tình trạng này và chân thành chia sẻ để họ thấy còn nhiều con đường khác thênh thang. Tuyệt đối không được phán xét, lên án hay chế nhạo các em.

Tiếp theo là Đồng hành, người vừa ngã quỵ còn yếu ớt nên cần bạn đồng hành và sự có mặt của mình đảm bảo đem lại an toàn tâm ý cho bạn trẻ toan tính tự tử.

Cuối cùng là Đồng lao cộng tác, động viên các em làm việc hoặc tạo ra những công việc đem lại niềm vui sống, cùng các em tìm một không gian an toàn và nhớ đừng làm hết việc thay mà hãy cùng nhau làm.

- Điều cuối cùng ông muốn gửi tới các bạn trẻ đó là…?

- Các em hãy nhớ, đường đời muôn lối chứ không độc đạo hay một chiều, nên chúng ta hãy chọn cho mình một hướng tới và một đường về. Thế nên, đỗ Đại học cũng không phải là con đường duy nhất, các bạn thi trượt có thể năm sau thi lại hoặc chọn cho mình một nghề khác phù hợp. Hãy định hướng cho mình mục tiêu, đó sẽ là “bánh lái” của con thuyền đời không trôi vô vọng hay quay tít giữa giòng đời sóng gió. Nhất định các bạn sẽ thành công!.

Tào Nga - Hoài Giang

(Tổng hợp)




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024