Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
20/01/2020 18:01 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 204/400 (51%)
Kĩ năng: 14/210 (7%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 8004
Được cảm ơn: 2114
Các nguyên nhân gây lầm lẫn trong việc nghiên cứu tại hiện trường


Các nguyên nhân gây lầm lẫn trong việc nghiên cứu tại hiện trường:

 

Nghiên cứu các nguyên nhân lầm lẫn có thể xảy ra trong quá trình nghiện cứu nhằm giúp người nghiên cứu, người phỏng vấn ngăn ngừa, giảm bớt sai lầm.

Các nhầm lẫn chủ yếu bao gồm:

1. Nhầm lẫn do lựa chọn đối tượng

Loại nhầm lẫn này thể hiện trên các mặt:

-Thu thập thông tin ở nơi không thích hợp

-Thu thập thông tin ở những người không phải đối tượng nghiên cứu

-Bỏ qua thông tin của các đối tượng cần chọn trong mẫu nghiên cứu

Các khả năng sai lầm trên đều có thể xảy ra đối với hình thức phỏng vấn: trực tiếp, điện thoại và thư tín.

2. Sai lầm do không thực hiện đầy đủ chương trình nghiên cứu gửi đến tất cả phần tử của mẫu

Cả 3 hình thức phỏng vấn đều có loại sai lầm này:

-Thư bị trả về do không có người nhận. Để hạn chế, người nghiên cứu phải thường xuyên cập nhất địa chỉ các đối tượng nghiên cứu.

-Trong phỏng vấn trực tiếp, người phỏng vấn có thể bỏ sót các khu vực dân cư hoặc ngại khó nên không đến.

-Phỏng vấn qua điện thoại: 1 số người vãng lai, 1 số hộ gia đình không có điện thoại.

3. Sai lệch thông tin do không trả lời

Không có sự trả lời do các lý do:

-Người cần được phỏng vấn không có nhà

-Người trả lời không cung cấp đủ thông tin mong muốn

Trong thực tế việc không trả lời xuất phát từ:

Phỏng vấn trực tiếp: nhiều người ngại tiếp xúc với người lạ nên khó tiếp xúc

Phỏng vấn qua điện thoại: không có nhà lần này thì có thể gọi lại nhiều lần khác.

Tỉ lệ thu hồi thư trả lời rất ít. Theo kinh nghiệm tỉ lệ này chỉ khoảng từ 15% đến 35%

Việc không có thông tin trả lời cần được người phỏng vấn thống kê tỉ lệ theo công thức:

                                     Số người đã được phỏng vấn (trả lời)

Tỉ lệ không trả lời = 1 - ----------------------------------------------------------- × 100%

                                       Số người được xác định trong mẫu

Các phương pháp nâng cao tỉ lệ trả lời và giảm sai sót:

Báo trước bằng điện thoại cho người cần được phỏng vấn để tìm 1 cuộc hẹn.

Viết thư báo trước và giải trình lý do cần có cuộc phỏng vấn

Kích thích bằng quà tặng

Chọn thời điểm để gọi điện thoại hay đến tiếp xúc với đối tượng

Đối tượng phỏng vấn nhóm: có cuộc hẹn hoặc phỏng vấn bất chợt tại nơi mua bán hàng vào dịp mua sắm của các đối tượng.

4. Sai lầm do giao tiếp khi phỏng vấn

Trong quá trình phỏng vấn, sai lầm trong giao tiếp với người phỏng vấn với người trả lời có thể ảnh hưởng đến tính chính xác của thông tin thu thập:

-Người phỏng vấn chưa xây dựng mối quan hệ xã hội tốt cho nên người trả lời e dè, không tập trung suy nghĩ đến trả lời.

-Nếu hai bên quen biết nhau nhiều: người được phỏng vấn có thể bị người phỏng vấn ảnh hưởng hoặc ngược lại nên thông tin có thể thiếu khách quan.

-Người phỏng vấn hoặc không bám sát yêu cầu của câu hỏi, bảng hướng dẫn hoặc không giải thích đầy đủ tính chất của cuộc nghiên cứu hay giải thích không chính xác.

Do đó, người phỏng vấn phải hiểu rõ câu hỏi để giải thích, không thèm bớt tùy tiện làm thay đổi ý nghĩa của câu hỏi. Đối với câu hỏi mở, người phỏng vấn cần đưa ra các câu hỏi gợi ý bên ngoài để người trả lời bám sát chủ đề.

-Câu hỏi có thể bị bỏ bớt hoặc trả lời cẩu thả. Trường hợp này thường xảy ra, khi người phỏng vấn không nhấn mạnh vấn đề, không tạo mối quan hệ tốt, không để người trả lời có đủ thời gian suy nghĩ,… nên họ trả lời “không biết” hoặc câu trả lời thiếu chiều sâu, trả lời lấy lệ.

-Người phỏng vấn có thể đưa ra các câu hỏi gợi ý không cần thiết…

Phỏng vấn qua điện thoại thường mắc sai lầm trong giao tiếp nhiều nhất vì thiếu sự tiếp xúc trực tiếp nên người phỏng vấn không có cơ hội tạo niềm tin ở người trả lời.

Khi sử dụng điện thoại để phỏng vấn, người phỏng vấn phải diễn đạt câu hỏi rõ ràng và tập trung lắng nghe sự trả lời của người được phỏng vấn.

5. Sai lầm trong lúc ghi nhận thông tin

-Người phỏng vấn có thể sai sót trong ghi chép do quá ít thời gian, không đủ chỗ ghi, viết tắt… điều này có thể ảnh hưởng đến nội dung câu trả lời.

-Phỏng vấn đàm thoại và ý kiến có chiều sâu, người phỏng vấn đợi đến kết thúc mới ghi chép nên có thể không nhớ hết đầy đủ thông tin.

6. Sai lầm do người phỏng vấn giả danh người trả lời

Trường hợp này thường xảy ra khi người phỏng vấn ít bị giám sát, họ có thể mạo danh để trả lời các câu hỏi để kết thúc công việc nhanh chóng. Cho nên, người nghiên cứu khi chọn người đi phỏng vấn cần chọn người đáng tin cậy để tránh loại sai sót này.

Nguồn: PGS. TS.Nguyễn Thị Liên Diệp (Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa)

 


 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Các thành viên đã Thank nguyenquynhtran vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024