Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
29/04/2016 14:04 # 1
nguyenthang_ktr
Cấp độ: 30 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 180/300 (60%)
Kĩ năng: 148/210 (70%)
Ngày gia nhập: 06/10/2011
Bài gởi: 4530
Được cảm ơn: 2248
TRE, NỨA – “THÉP XANH” LÀM MÁT CHO CÔNG TRÌNH


 White sunglasses
Vật liệu tre, nứa vốn dĩ đã rất quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Ngoài các công dụng trong kết cấu, nội, ngoại thất, tre, nứa còn là một giải pháp vật liệu hữu hiệu trong việc chống nóng cho công trình. 

Với tính chất dẻo dai, màu sắc tươi sáng, tre và nứa vừa có thể được sử dụng trong kết cấu, vừa mang tính trang trí cho công trình. 

Theo Bambou Habitat, nhà bằng tre có độ bền vững không thua kém gì các nhà gỗ. Ở Nhật, có những căn nhà tre tuổi thọ hơn 200 năm. Không chỉ dễ uốn, tre thực ra còn rất cứng (hơn gỗ sồi 27%), và được mệnh danh là “thép xanh”, với những đặc tính cơ học phù hợp cho xây dựng hơn nhiều so với các loại gỗ. 

Thêm vào đó, vật liệu tre nứa không tỏa nhiệt như bê tông, làm giảm nhiệt độ đáng kể cho công trình, đặc biệt phù hợp với khí hậu nóng ẩm của Việt Nam.

ảnh 1

 Công trình sử dụng kết cấu tre


Theo ThS.KTS.Trần Quốc Việt, phó trưởng khoa Kiến trúc và Quy hoạch trường đại học Xây dựng Hà Nội, “Tre là vật liệu có cấu trúc dạng sợi, nhiều lớp đặc rỗng, nên có khả năng giảm nhiệt rất tốt cho công trình, là vật liệu truyền thống, sử dụng trong nhiều vùng khí hậu, nhưng do đặc thù liên kết sẽ tối ưu hơn khi được xử lý và kết hợp với các loại vật liệu khác (rơm, bùn, đất,…)”.

ảnh 2

 Kết hợp kết cấu tre với mái lá để tạo hiệu quả giảm nhiệt tối ưu hơn.


Với tính chất nhỏ gọn, hình ống, vật liệu tre được sử dụng rất linh hoạt. Các thân tre sẽ được kết hợp với nhau một cách khéo léo bằng các mối nối để tạo thành các cột chịu lực hoặc trang trí cho công trình. 

Mỗi địa phương, mỗi công trình đều khác nhau, nên những mối nối tre cũng cần thay đổi cho thích hợp. Từ giản dị đến phức tạp, từ dây xiết cho tới khung sắt, bu lông, từ ít cho tới nhiều tiền … tùy vào tính chất và mức đầu tư của công trình mà sử dụng. Mỗi công trình khi hoàn tất xong, sẽ cho ra nhiều kinh nghiệm để thay đổi kỹ thuật của mối nối trên công trình tre mới.

ảnh 3

Một số cách cắt tre để làm mối nối

ảnh 4

 Một số cách nối tre

ảnh 5

(Khung nhà dựng từ tre


Kết hợp với tính dẻo dai vốn có, các công trình làm bằng tre có thể tạo ra các không gian thoáng mát, cởi mở.

ảnh 6ảnh 7

Không gian linh hoạt tạo từ kết cấu tre


Các kết cấu mái làm từ tre thường gọn và thông thoáng. Nhờ đặc tính dẻo dai, kết cấu mái tre có thể đua ra khá xa, tạo ra các không gian mở, thông thoáng.

ảnh 8

Mái làm từ tre

ảnh 9

Kết cấu mái tre lợp tôn


Ngoài công dụng trong kết cấu chịu lực, tre, nứa còn được sử dụng làm các vách ngăn trong và ngoài nhà. Các vách này thường rất nhẹ, lưu thông không khí tốt, không tỏa nhiệt, làm giảm nhiệt độ phòng. Tuy nhiên, tường, vách ngăn làm từ tre lại không có tác dụng cách âm tốt.

ảnh 10

ảnh 11

Vách làm từ tre


Tre, nứa cũng có thể được sử dụng để làm cửa đi, cửa sổ cho công trình.

ảnh 12ảnh 13

Cửa làm từ tre không kém phần sang trọng


Một số đồ nội thất làm từ tre cũng có giá trị thẩm mỹ cao và mang lại cảm giác thoáng mát cho căn nhà.

ảnh 14

Nội thất từ tre không kém phần sang trọng mà lại mang cảm giác ấm áp, nhẹ nhàng


Một số lưu ý khi sử dụng vật liệu tre, nứa 

Trong ruột tre có tinh bột thu hút các loại côn trùng. Do vậy, tre cần được xử lý kĩ trước khi đưa vào sử dụng để hạn chế sự phá hoại của côn trùng, tăng tuổi thọ cho tre. 

Biện pháp BQTN phổ biến trong nhân dân từ xưa là ngâm vào bùn ao 3 - 6 tháng.

ảnh 15


Ngoài ra, tre có lớp chống thấm nước nên việc sơn gặp nhiều trở ngại nhưng việc này đã được khắc phục nhờ một vài loại sơn đặc biệt. 

Nhờ vào các đặc tính ưu việt của mình, tre, nứa chính là một giải pháp hữu hiệu trong việc chống nóng cho công trình, đồng thời đảm bảo tính thẩm mỹ và làm tăng giá trị công trình nhờ tính địa phương của vật liệu. 



Nguyễn Anh Minh Thắng- K17 KTR3
Gmail: nguyenthang1593@gmail.com

...

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm 1 ngày sống để yêu thương!!!

 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024