Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
30/08/2019 16:08 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 220/400 (55%)
Kĩ năng: 14/210 (7%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 8020
Được cảm ơn: 2114
Điều kiện kiểm tra, đánh giá chiến lược kinh doanh có hiệu quả


Điều kiện kiểm tra, đánh giá chiến lược kinh doanh có hiệu quả:

 

1. Đảm bảo cơ sở thông tin

Thông tin là cơ sở của quản trị. Việc nhận ra tầm quan trọng của việc thiết lập một hệ thống thông tin hiệu quả không còn là sự lựa chọn trong tương lai mà là một đòi hỏi hiện tại đối với mọi doanh nghiệp .

Đối với quản trị chiến lược kinh doanh nói chung, quản trị chiến lược kinh doanh nói riêng, thông tin đóng vai trò hết sức quan trọng. Quá trình quản trị chiến lược kinh doanh sẽ được tạo điều kiện dễ dàng hơn nhiều ở những doanh nghiệp thiết lập được hệ thống thông tin hiệu quả. Thông tin làm cơ sở để kiểm tra, đánh giá chiến lược kinh doanh là một hệ thống thông tin có nội dung rất phong phú và ở phạm vi rất rộng lớn. Hoạch định, kiểm tra, đánh giá chiến lược kinh doanh không thể dựa trên cơ sở thiếu thông tin về môi trường kinh tế quốc dân, thông tin về môi trường ngành, các thông tin kinh tế nội bộ doanh nghiệp và trong thời đại phát triển kinh tế ngày càng mang tính chất toàn cầu cũng không thể thiếu các thông tin về môi trường quốc tế. Thiếu thông tin sẽ dẫn đến đưa ra các chiến lược kinh doanh hoặc giải pháp bị sai lệch và đương nhiên sẽ dẫn đến sự thất bại của quản trị chiến lược kinh doanh .

Để có những thông tin cần thiết, quản trị doanh nghiệp phải biết sử dụng các nguồn thông tin có sẵn như thông tin có được nhờ các nguồn thông tin công khai (số liệu thống kê hàng năm, số liệu công bố của các cơ quan nghiên cứu, tài liệu xuất bản khác), khai thác các nguồn thông tin ngoài nước và tổ chức nghiên cứu, thu lượm những thông tin cần thiết khác. Bên trong doanh nghiệp phải thiết kế hệ thống thu thập, chế biến, xử lí và bảo quản thông tin khoa học và hiện đại. Chỉ có trên cơ sở này thông tin mới được khai thác và sử dụng có hiệu quả cho toàn bộ hoạt động quản trị doanh nghiệp nói chung và cho quản trị hoặc hoạch định chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, quản trị doanh nghiệp phải xác định những thông tin nào thực sự cần thiết để định lượng và đánh giá kết quả. Muốn vậy, cần chú ý:

- Các hệ thống báo cáo phải được thiết kế sao cho cung cấp thông tin vừa đủ phục vụ cho công tác kiểm tra, đánh giá chiến lược kinh doanh và các kế hoạch triển khai chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp . Việc cung cấp quá nhiều thông tin không cần thiết vừa gây tốn kém, vừa làm mất thời gian xử lí chúng;

- Thông tin cần thiết là thông tin có ý nghĩa chiến lược (đối với đánh giá chiến lược), chiến thuật (đối với các đánh giá kế hoạch triển khai chiến lược) và các dấu hiệu của các xu hướng tiềm tàng đáng chú ý;

- Các báo cáo phải có bố cục mạch lạc, logic, phản ánh được kết quả và các dấu hiệu làm cơ sở cho việc thông qua biện pháp hành động;

- Nội dung thông tin ở các báo cáo phải đảm bảo giảm bớt ngoại lệ;

- Báo cáo phải đúng hạn theo định kì thời gian quy định phù hợp với định kì đánh giá chiến lược kinh doanh và các kế hoạch triển khai chiến lược kinh doanh. Các báo cáo bất thường phải đảm bảo thời hạn cần thiết;

- Phải thiết lập luồng thông tin đảm bảo tính đơn giản và phù hợp với từng yêu cầu cụ thể.

2. Sử dụng kết quả đánh giá của hoạt động kiểm toán

Cần sử dụng các số liệu do kế toán tài chính cung cấp để kiểm tra, đánh giá chiến lược kinh doanh cũng như tình hình quản trị chiến lược kinh doanh có xem xét cụ thể trong mối quan hệ về thời gian.

Tuy nhiên, để đảm bảo tính xác thực của hệ thống thông tin do kế toán tài chính cung cấp, các doanh nghiệp ở các nước có nền kinh tế phát triển thường sử dụng kiểm toán như một công cụ kiểm tra và cung cấp thông tin đánh giá chiến lược. kinh doanh. Kiểm toán là "một quá trình có hệ thống trong việc thu nhận và đánh giá những bằng chứng, sự kiện một cách có mục đích. Những bằng chứng này có liên quan đến việc khẳng định về hoạt động kinh tế và các sự kiện để xác định mức độ quan hệ giữa những sự khẳng định đó với những tiêu chuẩn đã được đề ra, và những bằng chứng này thông báo các kết quả đến những người có nhu cầu sử dụng".

Về nguyên tắc thông qua hoạt động kiểm toán để kiểm tra, đánh giá tình trạng tài chính của doanh nghiệp theo các tiêu chuẩn kế toán được chấp nhận chung. Với ý nghĩa đó, công tác kiểm toán có thể bổ sung cho doanh nghiệp một luồng thông tin đánh giá về tình hình tài chính làm cơ sở để đánh giá môi trường kinh doanh khi xây dựng, tổ chức thực hiện cũng như kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh chiến lược kinh doanh. Với đặc tính của hoạt động kiểm toán, các kết quả phân tích, đánh giá của kiểm toán Nhà nước và kiểm toán độc lập sẽ mang tính chất khách quan cao hơn vì một mặt, sự đánh giá hoàn toàn do những người đứng bên ngoài doanh nghiệp tiến hành và mặt khác, do đặc điểm nghề nghiệp những người đó có nhiều kinh nghiệm trong phân tích, đánh giá hoạt động của doanh nghiệp thông qua các số liệu đã được tập hợp theo các quy định thống nhất. Trong mỗi doanh nghiệp, kiểm toán viên nội bộ lại có trách nhiệm bảo vệ sự an toàn lượng tài sản của doanh nghiệp, định lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng như đảm bảo thực hiện các thủ tục kinh doanh được chấp nhận chung.

Gắn bó chặt chẽ hơn với công tác kiểm tra, đánh giá chiến lược và các kế hoạch triển khai chiến lược kinh doanh, Kelly đã phát triển việc kiểm toán quá trình hoạch định, kiểm tra và điều chỉnh chiến lược kinh doanh thông qua việc đặt ra và trả lời các câu hỏi như:

Phạm vi nào việc quản trị gắn với mục đích chiến lược kinh doanh đã đặt ra?

Phạm vi nào bạn cảm thấy hội nhập vào mục tiêu chiến lược kinh doanh đã đề ra?

Các nguồn lực hợp lí để thực hiện chiến lược kinh doanh đã có?

Đánh giá như thế nào về phạm vi và chất lượng điều phối chiến lược giữa các phòng ban chức năng?

Đánh giá thế nào về phạm vi và chất lượng thông tin của chiến lược đối với các bộ phận bên trong doanh nghiệp ? 

Các văn bản chiến lược có chứa đựng đầy đủ những mục tiêu thật sự đang thực hiện không?

Quá trình hoạch định hiện tại phức tạp như thế nào?

Những thông tin bên trong có đủ để đáp ứng các yêu cầu xây dựng chiến lược kinh doanh? nếu thiếu là những thông tin nào?

Những vấn đề quan trọng trong hệ thống hoạch định hiện tại là gì?

Quá trình hoạch định có thể được cải tiến như thế nào?

3. Sử dụng thông tin do tính chi phí kinh doanh cung cấp

Cần chú ý rằng thông tin do kiểm toán cung cấp vẫn chỉ là thông tin của hệ thống kế toán tài chính. Do mục tiêu bảo toàn tài sản về mặt giá trị và mục đích kiểm tra, kiểm soát trong phạm vi nền kinh tế quốc dân nên các số liệu này được chế biến theo nguyên tắc thống nhất, bắt buộc. Điều này dẫn đến không phải lúc nào số liệu do kiểm toán cung cấp cũng phù hợp với cái khách quan đang diễn ra ở doanh nghiệp . Vì vậy, mặc dù thông tin do kế toán tài chính cung cấp rất cần thiết để có thể so sánh giữa hoạt động của doanh nghiệp với các đối thủ, song nếu chỉ sử dụng thông tin này sẽ là chưa đủ. Bên cạnh thông tin loại này, các nhà quản trị còn rất cần thông tin do tính chi phí kinh doanh cung cấp. Các thông tin này được tạo lập với mục đích bảo toàn tài sản của doanh nghiệp về mặt hiện vật, được tính toán theo nguyên tắc tự chủ nên đảm bảo tính khách quan, hoàn toàn phù hợp với thực tế xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược kinh doanh.

Có thể khẳng định tính chi phí kinh doanh có các nhiệm vụ chủ yếu là:

Thứ nhất, tạo ra cơ sở cần thiết để ra quyết định kinh doanh . Để ban hành các quyết định rất đa dạng từ chiến lược kinh doanh đến các quyết định điều hành hoạt động hàng ngày, tính chi phí kinh doanh cung cấp các tài liệu phù hợp với yêu cầu cho việc ra từng loại quyết định khác nhau.

Thứ hai, cung cấp thông tin cần thiết để xây dựng và đánh giá chính sách giá cả. Đó là các thông tin làm cơ sở hoạch định và đánh giá chính sách giá bán; xác định giới hạn trên của giá mua vào.

Thứ ba, cung cấp thông tin kiểm tra tính hiệu quả. Có thể kiểm tra tính hiệu quả thông qua số liệu do tính chi phí kinh doanh cung cấp ở hai mức là: kiểm tra các loại và cấu trúc chi phí kinh doanh, kiểm tra tính hiệu quả của hoạt động của từng bộ phận và cá nhân.

Hoàn thành các nhiệm vụ đó, tính chi phí kinh doanh cung cấp các số liệu cần thiết phù hợp với môi trường bên trong (có tính đến tác động của các nhân tố bên ngoài) làm cơ sở cho hoạt động kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh chiến lược kinh doanh 

Nguồn: Ths. Lê Thị Bích Ngọc (Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa)



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024