Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
14/05/2019 15:05 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 207/400 (52%)
Kĩ năng: 14/210 (7%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 8007
Được cảm ơn: 2114
Cấu trúc ma trận (dự án)


Cấu trúc ma trận (dự án):

 

Các dạng cấu trúc tổ chức được trình bày ở trên thường thấy trong tất cả các tổ chức. Tuy nhiên, hiện nay nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với những tình huống trong đó các đơn vị thành viên cần cả những tài năng chuyên môn của từng chức năng lẫn sự hợp tác giữa các chức năng khác nhau. Hoạt động của tổ chức kiểu ma trận là phương thức làm việc trực tiếp giữa các phân xưởng và phòng chức năng đối với các quyết định về các vấn đề có liên quan. Chẳng hạn, ở một doanh nghiệp công nghiệp kết quả của doanh nghiệp được tạo ra ở các phân xưởng thiết kế, sản xuất và phát triển được tổ chức theo phương thức phối hợp giữa các phân xưởng đó với các phòng chức năng mua hàng, vật tư và nhân sự thì sự phối hợp này không cần sự can thiệp của cơ quan đầu não. Theo cách thức này thì mỗi phân xưởng hoặc phòng ban đều có quyền ra quyết định trong phạm vi của mình.

Cấu trúc ma trận phù hợp với hình thức này bởi vì nó cho phép kết hợp những ưu điểm của cả hai dạng cấu trúc theo chức năng và theo các sản phẩm (đơn vị kinh doanh chiến lược) hoặc theo các dự án. Cấu trúc ma trận được xây dựng trên nguyên tắc song trùng chỉ huy, kết hợp hai tuyến quyền lực trong doanh nghiệp theo chiều dọc từ các nhà quản trị theo chức năng và theo chiều ngang từ các nhà quản trị của các dự án hoặc các đơn vị kinh doanh chiến lược.

-Ưu điểm:

+Loại cấu trúc dự án cho phép phản ứng nhanh về thời gian với những thay đổi của thị trường, năng động hơn và tạo ra quan hệ hợp tác giữa các phòng chức năng tốt hơn.

+Cấu trúc dự án cho phép sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực của tổ chức do tất cả các chuyên gia và các máy móc thiết bị được dùng chung cho tất cả các dự án và sản phẩm.

Tuy nhiên, hiện nay nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với những tình huống trong đó các đơn vị thành viên cần tất cả những tài năng chuyên môn của từng chức năng lẫn sự hợp tác giữa các chức năng khác nhau.

Cấu trúc ma trận phù hợp với tình huống này bởi vì nó cho phép kết hợp những ưu điểm của cả hai dạng cấu trúc theo chức năng và theo các sản phẩm (đơn vị kinh doanh chiến lược) hoặc theo các dự án. Cấu trúc ma trận được xây dựng trên nguyên tắc song trùng chỉ huy, kết hợp hai tuyến quyền lực trong doanh nghiệp theo chiều dọc từ các nhà quản trị theo chức năng và theo chiều ngang từ các nhà quản trị của các dự án hoặc các đơn vị kinh doanh chiến lược.

+Cấu trúc này tăng cường động viên người lao động trong doanh nghiệp do nó tổ chức các dự án, các sản phẩm tức là khuyến khích sự tham gia của người lao động nhiều hơn.

Với cách làm việc này giúp tạo ra sự phát triển nghề nghiệp cho người lao động tốt hơn, giúp người lao động có nhiu kinh nghiệm hơn, hiểu biết rộng hơn và học được nhiều kiến thức từ các chuyên gia của nhiều lĩnh vực khác nhau.

+Với cấu trúc dự án cho phép nhiều người tham gia khi ra quyết định do đó hạn chế được nguy cơ phạm sai lầm.

Nhược điểm:

+Trong cơ cấu tổ chức ma trận, nếu hai tuyến quyền lực không được xác định một cách rõ ràng và cụ thể thì trong tổ chức những quan hệ phi chính thức sẽ phát triển và từ đó các nhiệm vụ quan trọng sẽ được thực hiện thông qua các quan hệ này. Điều này làm cho người lao động mơ hồ về nghĩa vụ của họ đối với các nhà quản trị.

+Sự bất đồng giữa các nhà quản trị theo hàng ngang (dự án, sản phẩm) và các nhà quản trị theo chức năng về sử dụng chung những nguồn lực có thể dẫn tới những cuộc tranh giành quyền lực trong tổ chức và đùn đẩy giải quyết các vấn đề lên cấp cao chứ không phải cùng nhau hợp tác giải quyết vấn đề.

+Hai tuyến quyền lực trong doanh nghiệp có thể làm cho hiệu suất bị giảm do có quá nhiều các nhà quản trị.

 

Nguồn: Quantri.vn (Biên tập và hệ thống hóa)

 



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024