Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
08/07/2014 07:07 # 1
Hương-Hà Nội
Cấp độ: 30 - Kỹ năng: 20

Kinh nghiệm: 231/300 (77%)
Kĩ năng: 149/200 (74%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 4581
Được cảm ơn: 2049
Yêu thích nghề làm game – vị trí nào dành cho bạn?


Twenty.vn – Năm 2013, mức lương trung bình trong ngành game là 81.192 USD/năm (theo bản báo cáo khảo sát của Game Career Guide Magazine). Trong năm nay, ngành công nghiệp game cũng được dự tính sẽ tăng trưởng khoảng 8% và đạt 81,5 tỷ USD. Với tỷ lệ tăng trưởng nhanh hơn, khu vực khu vực châu Á – Thái Bình Dương chiếm 45% thị trường toàn cầu, đóng góp 36,8 tỷ USD. 

Với mức lương hấp dẫn, ngành công nghiệp game đã mở ra rất nhiều cơ hội cho những bạn đang học khối ngành công nghệ và thiết kế đồ họa. Tuy nhiên, nghề phát triển game liệu có phù hợp với bạn?

Làm game là một quá trình rất phức tạp. Để cho ra đời một tựa game đòi hỏi sự kết hợp của một tập thể rất nhiều con người. Vì vậy, Twenty thực hiện chuỗi bài viết về các nghề nghiệp trong phát triển game để dành cho những bạn yêu thích và muốn tìm hiểu về ngành này. Những bài viết ngoài việc giúp bạn có cái nhìn tổng quan về nghề, còn giúp bạn định hướng và chọn cho mình vị trí phù hợp trong phát triển game.

Video-Game-graphic

Bài viết đầu tiên sẽ giới thiệu đến các bạn 6 bộ phận chính trong một quá trình làm game và các vị trí phổ biến trong từng bộ phận:

1. Game Design

Đây là vai trò mà mọi người, thậm chí là người trong ngành vẫn hay nhầm lẫn với artist (họa sỹ).

Game designer sẽ đóng vai trò quyết định game đó bao gồm những gì, và chơi như thế nào. Bạn sẽ phải viết các câu thoại, thiết kế các chức năng, các level (vòng chơi), các chướng ngại trong game. Bên cạnh đó, bạn sẽ phải thiết kế hệ thống mua bán, tiền tệ (monetization) của game.

Một người game designer cần phải hiểu tất cả các yếu tố, khía cạnh của game mình. Game designer là cầu nối giữa artist và programmer. Vì vậy một game designer cần có background về code hoặc art, cũng như khả năng viết, giao tiếp, quản lý và điều phối tốt.

Ở các dự án lớn, game designer được chuyên môn hóa và chia nhỏ cho các vị trí như sau:

  • Lead designer
  • Level designer
  • GUI designer
  • Script writer
  • Combat designer
  • Game economic designer

2. Art và Animation

Bạn là người làm cho game trở nên lung linh.

Nếu game designer là người đặt ra các object (vật thể) trong game thì artist sẽ vẽ các hình ảnh nhân vật, vật thể, nhà cửa, môi trường game…và làm cho nó đẹp rạng ngời mà không chói lóa. Còn các animator là người làm cho các vật thể đó chuyển động một cách linh hoạt và mềm mại.

Các công cụ mà artist thường xử dụng là Photoshop cho 2D và 3DStudioMax hoặc Maya cho 3D. Ngoài ra, tùy theo vai trò mà các artist có thể xử dụng các công cụ khác như ZBrush, effect tool…

Game artist được chia ra làm rất nhiều vị trí nhỏ ở các level khác nhau. Một số vai trò tiêu biểu là:

  • Creative manager
  • Art director
  • Lead artist
  • Concept artist
  • Environment artist
  • Technical artist
  • 3D modeller
  • Animator

3.Programming

Bạn làm cho game chạy.

Còn nhớ các object mà game designer đặt và level mà game designer tạo? Bạn chính là người viết code làm cho nó có sự sống trên các thiết bị mà game bạn sẽ chạy. Không chỉ chạy được, nhiệm vụ của bạn còn đảm bảo cho game đáp ứng các yêu cầu về Framerate (FPS), memory (bộ nhớ). Ngoài ra, bạn còn có thể phải viết ra các công cụ cho các game designer để họ thỏa sức sáng tạo.

Mỗi programmer lại có các vị trí riêng trong một team làm game:

  • Lead programmer
  • Software engineering
  • A.I. programmer
  • Middleware/ Tools Programmer
  • Graphics Programmer
  • Gameplay Programmer
  • Action Scripter
  • Database Designer
  • Engine Programmer
  • Server Architect

4.Audio

Sound designer và audio engineering ngày càng quan trọng đối với các dự án game. Tùy thuộc vào quy mô của dự án, Audio team có thể bao gồm 1-2 người chịu trách nhiệm về các bản nhạc (music), hiệu ứng âm thanh (sound effect), các cuộc hội thoại, và thậm chí cả lồng tiếng.

Tuy nhiên đối với các dự án nhỏ, game desinger có thể đảm nhiệm công việc này. Ngoài ra, các công ty thường được outsource cho các team chuyên nghiệp bên ngoài làm.

Các vị trí thường thấy:

  • Musician
  • Sound Effects Designer
  • Audio Engineer
  • Composer

5.Quality Assurance

Đây là một vai trò rất quan trọng trong quá trình làm game. Vị trí thường thấy là tester, người chịu trách nhiệm kiểm tra bản build của game, phát hiện các lỗi trong game và report lỗi cùng với các bước làm ra lỗi cho các bộ phận bên trên để sửa lỗi. Sau đó bản build mới sẽ được gửi đến cho tester để kiểm lỗi. Cứ như vậy cho đến khi game đủ chất lượng để phát hành. Tất nhiên, không có game nào có thể đảm bảo là hết lỗi cả.

Là một tester đòi hỏi bạn phải rất yêu thích chơi game vì bạn phải chơi một game trong một thời gian rất dài, đào xới mọi vật thể, mọi ngóc ngách trong game nhằm tìm ra lỗi. Các vị trí thường thấy của Quality Assurance là:

  • QA Manager
  • Gameplay tester
  • Lead tester (QA lead)
  • Localisation tester
  • Interruption tester
  • Sound tester

6. Production Management

Bao gồm tất cả các vị trí quản lý trong quy trình phát triển game. Bạn sẽ chịu trách nhiệm về lập kế hoạch, quản lý các thành viên, giữ cho dự án đúng kế hoạch, game đạt đúng tiêu chuẩn chất lượng đề ra và hoàn thành đúng deadline. Ngoài ra bạn còn phải report cho phía publisher và các stakeholder khác (CEO, khách hàng…)

Các vị trí thông thường bao gồm:

  • Executive Producer
  • Project Manager / Producer
  • Product / Brand Manager
  • Production Manager
  • Art Director
  • Programming manager
  • Creative Director

* Bài viết có nhiều thuật ngữ chuyên ngành bằng tiếng Anh được giữ nguyên

LamGame.vn



Nguyễn Thu Hương
Smod Nhịp sống sinh viên
YH: nguyenthithuhuong_21071991                    Mail: thuhuong217@gmail.com

       

 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024