Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
08/07/2014 07:07 # 1
Hương-Hà Nội
Cấp độ: 30 - Kỹ năng: 20

Kinh nghiệm: 231/300 (77%)
Kĩ năng: 149/200 (74%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 4581
Được cảm ơn: 2049
Game designer – Người làm nên linh hồn game


Twenty.vn – Trên các trang mạng hiện nay có rất nhiều tin tuyển dụng game designer. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho ngành phát triển game Việt Nam. Tuy nhiên, có nhiều bạn trẻ có đam mê làm game nhưng chưa hiểu rõ công việc cũng như trách nhiệm của một game designer. Hi vọng bài viết này một phần nào đó giúp các bạn hình dung được bản chất của nghề “siêu hot” này và trang bị đầy đủ súng đạn để theo đuổi đam mê.

Game designer là làm gì? *

Hầu hết mọi người ngoài ngành, thậm chí cả bộ phận nhân sự của công ty game đều nghĩ game designer là vẽ đồ họa hoặc coder. Sự thật thì không phải như vậy, các game designer thường không phải là chuyên gia về lập trình hoặc vẽ đồ họa game (tất nhiên, họ cũng cần có những kiến thức nhất định về đồ họa và lập trình).

Nếu ví những dòng code và đồ họa là thân xác của game, thì game design chính là linh hồn của game. Game designer là người đóng vai trò quyết định game đó bao gồm những gì và chơi như thế nào (artist và programmer sẽ là người hiện thực hóa những điều đó)

game-designer

Cụ thể hơn, công việc chính của một Game designer  bao gồm:

  • Thiết kế gameplay (lối chơi) bao gồm game mechanics (môn na là tất cả các rule và thông số của rule có trong game) và game elements (các thành phần trong game mà ảnh hướng đến gameplay như các nhân vật, vũ khí)
  • Quyết định các yếu tố và những tính năng trong game
  • Thiết kế cấu trúc và nội dung của các level (màn chơi), thiết kế tutorial (hướng dẫn chơi), phần thưởng và điểm số.
  • Với mô hình Freemium nở rộ, một trách nhiệm hết sức quan trọng đó là thiết kế nền kinh tế trong game như mô hình thu tiền, giá tiền vật phẩm, vật phẩm nào xuất hiện trong shop, có bao nhiêu vật phẩm…
  • Viết cốt truyện, kịch bản, mô tả nhân vật, hội thoại và cắt cảnh.
  • Viết, chỉnh sửa và cập nhập game design document (tài liệu về thiết kế game dùng để trao đổi trong nhóm làm game và các đối tượng khác như nhà đầu tư, khách hàng…)
  • Sau khi game đã định hình, game designer sẽ tinh chỉnh các thông số game, độ khó, nhịp điệu game cho đúng với mục tiêu đề ra trong game design document.

Tiềm năng của nghề

Trước đây, khi ngành game Việt Nam chủ yếu là gia công và port game (chuyển thể game sang nền tảng khác) thì vai trò của game designer không được coi trọng. Tuy nhiên những năm gần đây, ngành làm game của Việt Nam phát triển, đã xuất hiện nhiều hơn các công ty game có định hướng tự phát triển game riêng và độc lập thì tầm quan trọng của game designer đã dần được đánh giá đúng mức.

Theo anh Thân Song Toàn, game designer của Game North Studio thì tiềm năng của nghề thiết kế game không hề thua kém các nghề “hot” hiện nay như chứng khoán, IT… và có thể làm giàu được nếu bạn tâm huyết và đủ khả năng.

Nếu theo nghề game designer và khẳng định được khả năng bản thân, sau này bạn có thể phát triển theo hướng quản lý, trở thành Project Manager (quản lý dự án), hoặc theo chuyên sâu từng mảng trong game design như chuyên về ý tưởng, chuyên về thiết kế gameplay, chuyên về cốt truyện…

Con đường trở thành game designer và những thử thách

Hiện tại, ở Việt Nam, chưa có trường lớp hay mô hình đào tạo nghề này. Những người làm game designer tại Việt Nam cũng như trên thế giới có thể xuất phát từ bất kì ngành nghề nào khác như sinh viên mới ra trường, kế toán, lập trình viên, nhân viên kinh doanh… Tuy nhiên, lợi thế nhất là khi bạn học ngành liên quan đến lập trình hoặc thiết kế đồ họa.

Có thể nói game designer là một nghề không phụ thuộc bằng cấp, mà phụ thuộc sự sáng tạo và kinh nghiệm. Điều này cũng tạo nên một khó khăn là những game designer rất khó chứng minh được khả năng của bản thân trước nhà tuyển dụng.

Nguồn: Lamgame.vn

Nguồn: Lamgame.vn

Đối với những bạn chưa có kinh nghiệm trong ngành game thì con đường phổ biến nhất là vào vị trí tester trong công ty game, sau một thời gian, nếu qua được bài kiểm tra thì có thể vào vị trí game designer. Lời khuyên là những bạn này nên chọn những công ty game lớn có quy trình đào tạo nhân sự mới rõ ràng(các công ty vừa và nhỏ có xu hướng tuyển nhân sự đã có kinh nghiệm) và chỉ công ty lớn mới có đủ công việc cho các tester và game designer chưa có kinh nghiệm, chỉ làm được những nhiệm vụ cơ bản.

Tuy nhiên, nếu đi theo con đường này, bạn sẽ gặp một trở ngại là công việc của một tester khá nhàm chán. Bạn thích chơi game là một chuyện. Còn phải chơi game liên tục trong nhiều giờ liền, 10 giờ tối mắt mờ tay yếu vẫn phải tiếp tục chơi là chuyện khác. Đó là lí do nhiều bạn rời bỏ công việc tester sau vài tháng làm việc. Tuy nhiên vị trí tester, ngoài việc giúp bạn hiểu sâu về các game, hệ thống làm việc của công ty game thì còn rèn luyên cho bạn sự kiên nhẫn, bền bỉ – một đức tính quan trọng của một game designer.

Khi đã làm một game designer, thử thách tiếp theo là bạn không chỉ hiểu biết về game, bạn còn phải có lượng kiến thức khổng lồ về phân tích số liệu thị trường, dữ liệu người chơi, phân tính tâm lý, hành vi, xu hướng người chơi, quy tắc thiết kế, UX (User Experience – trải nghiệm người dùng), … Vì vậy, để làm một game designer, đòi hỏi bạn phải chủ động, có khả năng tự học, tự trau dồi thêm các kiến thức cần thiết cho mình.

Là một game designer cũng có nghĩa bạn là một cầu nối giữa artist và programmer, giữa những bộ phận khác trong nhóm phát triển game. bạn phải thu nhận, dung hòa rất nhiều ý kiến khác nhau trong team. Vì vậy một yếu tố rất quan trọng là game designer phải có khả năng giao tiếp và tạo được uy tín để thuyết phục các bạn trong nhóm.

Do đặc thù chung của ngành làm game, công việc game designer đối mặt vởi rất nhiều áp lực không chỉ từ công việc, mà còn từ phía gia đình và các mối quan hệ xã hội khác. Vì vậy thử thách lớn nhất là bạn phải có đủ tình yêu với game, với công việc để vượt qua những áp lực này.

“Thử thách không chỉ đối với các bạn game designer mà còn với tất cả các bạn trong team phát triển game là áp lực công việc. Cuối mỗi dự án, tất cả các bạn đều phải làm thêm rất nhiều giờ và hay nói vui là những ngày không thấy mặt trời mặt, vì mỗi ngày đều phải có mặt ở công ty từ 8 giờ sáng đến 10 giờ tối để hoàn thành công việc. Khoảng thời gian này kéo dài từ khoảng 2, 3 tháng, và thậm chí có dự án, khoảng thời gian này thể kéo dài cả năm”, tâm sự từ anh Trần Quang Huy, game designer tại JOY Entertainment.

Kết

Mặc nhiều công việc nhiều thử thách và áp lực, nhưng với nhiều bạn đam mê game thì sống chung với game, sống chung với công việc không phải vấn đề quá lớn. Quan trọng là mỗi sản phẩm, đứa con tinh thần của họ được khách hàng yêu quý và đón nhận. Bên cạnh đó, bản thân công việc game designer đã là một công việc đáng mơ ước của những người đam mê game vì đây là người làm nên linh hồn của game, quyết định rất lớn đến sự thành bại của game.

“Mặc dù công việc áp lực, nhưng không nhàm chán. Cuối mỗi dự án vật vã mệt mỏi, nhưng khi bắt đầu dự án mới lại thấy tinh thần hưng phấn trở lại, được đối mặt với những thử thách mới, làm việc những đồng đội mới, thu nhặt được những kiến thức mới.” anh Trần Quang Huy, game designer tại JOY Entertainment.

Minh Minh

Hỗ trợ thông tin từ Lamgame.vn

* Ghi chú: phạm vi bài viết chỉ viết về creation game designer (trong những công ty tự sản xuất game mới) chứ không phải porting game designer (những công ty gia công hay chuyển thể game).

* Những trang web dành cho những muốn tìm hiểu thêm về ngành phát triển game và nghề game designer:http://gamasutra.com/ http://lamgame.vn/



Nguyễn Thu Hương
Smod Nhịp sống sinh viên
YH: nguyenthithuhuong_21071991                    Mail: thuhuong217@gmail.com

       

 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024