Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
29/12/2013 16:12 # 1
Nguyenthitham
Cấp độ: 12 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 104/120 (87%)
Kĩ năng: 52/70 (74%)
Ngày gia nhập: 17/09/2013
Bài gởi: 764
Được cảm ơn: 262
Nội dung ôn tập môn Kết cấu thép


NỘI DUNG ÔN TẬP
KẾT CẤU THÉP
1.  Chương 1 
-  Cần chú ý nắm bắt được các ký hiệu liên quan đến giá trị về cường độ của 
thép như: f, f
v, …
-  Cách thức xác định các đặc trưng hình học của tiết diện, như: diện tích tiết 
diện thực (An), diện tích tiết diện nguyên (A), diện tích tiết diện giảm yếu 
(Agy); momen quán tính (Ix), bán kính quán tính (ix), momen kháng uốn 
(Wx), độ mảnh …
2.  Chương 2
-  Chú ý bài toán kiểm tra các hình thức liên kết:
+ Liên kết đối đầu dùng đường hàn đối đầu thẳng góc; Chú ý các 
trường hợp chịu lực khác nhau và phương pháp kiểm tra chất lượng 
đường hàn. 
+ Liên kết đối đầu dùng đường hàn đối đầu xiên góc;
+ Liên kết có bản ghép (liên kết hàn hoặc bu lông);
-  Chú ý bài toán tính toán một trong số những thông tin liên quan đến bài 
toán thiết kế; ví dụ, cho chiều cao đường hàn yêu cầu tính chiều dài và 
ngược lại
-  Chú ý bài toán tính số lượng bu lông;
-  Cần phân biệt liên kết chịu kéo và bu lông chịu kéo;
-  Khi tính toán liên kết bu lông, cần chú ý tính số lượng mặt cắt tính toán khi 
xác định khả năng chịu cắt của bu lông. Nếu liên kết ghép chồng thì nv = 1; 
nếu liên kết có 2 bản ghép thì nv = 2.
-  Cần phân biệt bài toán tính toán, kiểm tra liên kết và các bài toán tính toán, 
kiểm tra bu lông hay đường hàn.
3.  Chương 3
-  Bài toán tính phản lực, nội lực trong dầm đơn giản;
-  Bài toán kiểm tra bền, độ võng của dầm khi biết tiết diện. Cần chú ý, đọc 
thật kỹ đầu đề để nắm bắt rõ bài toán thuộc dạng nào, sử dụng công thức 
nào, cách tính các đại lượng trong công thức đó như thế nào.
-  Bài toán kiểm tra ổn định cục bộ dầm;
-  Bài toán thiết kế dầm (phân biệt bài toán thiết kế và kiểm tra, dầm định 
hình và dầm tổ hợp) 
-  Kiểm tra chi tiết sườn đầu dầm (chú ý các điều kiện cụ thể và các thông số 
đã cho để tính các thông số còn thiếu nếu cần thiết)
4.  Chương 4
-  Bài toán kiểm tra cột đặc, cột rỗng;
-  Bài toán thiết kế tiết diện cột đặc, cột rỗng;
-  Bài toán kiểm tra các chi tiết thanh giằng, bản giằng trong cột rỗng;
-  Bài toán tính toán liên kết thanh, bản giằng vào các nhánh cột;
-  Bài toán tính toán, kiểm tra một số bộ phận trong chi tiết chân cột.
5.  Chương 5
-  Kiểm tra tiết diện thanh dàn (chú ý, thanh chịu kéo hoặc nén cũng như các 
điều kiện kiểm tra khác nhau tùy từng trường hợp để dùng công thức cho 
đúng)
-  Bài toán thiết kế, lựa chọn tiết diện thanh dàn;
-  Bài toán tính toán liên kết (hàn hoặc bu lông) giữa thanh dàn vào bản mã, 
chú ý nếu dùng đường hàn góc thì xem xét hệ số phân phối nội lực vào các 
đường hàn tùy thuộc vào loại thanh thép cũng như số lượng thanh thép góc;



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024