Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
06/06/2016 08:06 # 1
buribaby
Cấp độ: 7 - Kỹ năng: 3

Kinh nghiệm: 51/70 (73%)
Kĩ năng: 10/30 (33%)
Ngày gia nhập: 20/04/2016
Bài gởi: 261
Được cảm ơn: 40
10 HÀNH VI KINH DOANH HỢP PHÁP NHƯNG VI PHẠM ĐẠO ĐỨC


Bryan P. Marsal, cựu giám đốc điều hành của Alvarez & Marsal, giám đốc điều hành của Lehman Brothers, đã giám sát các thủ tục tố tụng của vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử - vụ Lehman Brothers. Trong một bài thuyết trình trước một nhóm doanh nhân, ông được yêu cầu nhận xét về tình trạng đạo đức trong kinh doanh. Câu trả lời của ông là: làm gì có đạo đức. Câu trả lời của Marsal đã khiến chúng ta phải suy ngẫm về những hành vi hợp pháp nhưng phi đạo đức, thứ đã trở nên phổ biến ở Phố Wall và thường thấy ở các nhân sự quản lý cấp cao.

CHE ĐẬY SỰ THẬT HAY TƯ VẤN CHÂN THÀNH

Có lẽ không gì lột tả thực trạng ở phố Wall tốt hơn là hành vi đáng chê cười của Henry Blodgett, người từng làm chuyên gia phân tích ở Merrill Lynch. Blodgett là nhà phân tích hàng đầu về Internet và thương mại điện tử ở phố Wall trong thời kỳ đỉnh điểm của cuộc bùng nổ internet. Ông từng mang tiếng xấu khi công khai khuyến nghị các cổ phiếu công nghệ mà ông gọi bằng các thuật ngữ như "rác" và “thảm họa” trong thư điện tử cá nhân.

Dựa trên các khuyến nghị của Blodgett, những người môi giới của Merrill Lynch tích cực bán những cổ phiếu “rác” này cho các nhà đầu tư. Danh mục đầu tư của khách hàng đã phải chịu những khoản lỗ nặng khi các cổ phiếu công nghệ rớt giá. Những hành động của Blodgett, dù vi phạm đạo đức trầm trọng, vẫn hợp pháp. Kết quả là ông đã bị cấm hoạt động trong ngành này, không phải vì ông đã quảng cáo cho những cổ phiếu mà ông không thích, mà vì những công ty ông quảng cáo là những khách hàng ngân hàng đầu tư của Merrill Lynch, tạo nên xung đột lợi ích. Ngày nay, các nhà đầu tư không còn đặt nhiều niềm tin vào các nhà phân tích phố Wall như trước sau thất bại của Blodgett.

Năm 2002, Blodgett bị đả kích trong một quảng cáo truyền hình nổi tiếng cho công ty môi giới Charles Schwab, trong đó một “cựu binh” của phố Wall nói với một vài nhân viên môi giới rằng hãy “che đậy vấn đề này lại"!

NHỮNG CHỨNG KHOÁN PHỨC TẠP HAY CẢNH BÁO NGƯỜI MUA

Sự sụp đổ dường như không có điểm dừng của một loạt các công cụ đầu tư phức tạp, bao gồm các hợp đồng bảo hiểm nợ xấu, các công cụ đầu tư đặc biệt, chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp và các quỹ phòng hộ, đã để lại hàng dài nhữngdanh mục đầu tư lộn xộn và gây hoang mang cho nhà đầu tư. Các công cụ đầu tư, và những thứ tương tự, có cấu trúc phức tạp ngay cả với những nhà đầu tư thông minh. Điều này được thể hiện rõ nét khi các khoản đầu tư sụp đổ và kéo theo danh mục đầu tư của những tổ chức được cho rằng am hiểu lĩnh vực này như các quỹ, kế hoạch lương hưu doanh nghiệp, chính quyền địa phương và các tổ chức khác.

Những nỗ lực marketing và bán hàng nhằm làm lu mờ rủi ro của những khoản đầu tư này, khiến nhà đầu tư không hiểu về thứ họ đang mua, các nhà đầu tư một lần nữa lại không có hy vọng chống lại đối thủ của họ.

“LÀM ĐẸP” BÁO CÁO TÀI CHÍNH

“Làm đẹp” báo cáo tài chính là một chiến lược được sử dụng bởi các quỹ tương hỗ và các nhà quản lý danh mục đầu tư vào thời điểm cuối năm hoặc cuối quý để cải thiện “vẻ ngoài” của danh mục đầu tư/quỹ trước khi công bố cho khách hàng hoặc các cổ đông. Để “làm đẹp” báo cáo tài chính, nhà quản lý quỹ sẽ bán cổ phiếu đang chịu lỗ lớn và mua cổ phiếu đang có giá trị cao vào thời điểm gần kết thúc quý. Các chứng khoán này sau đó được báo cáo như là một phần trong tổng số nắm giữ của quỹ.

Vì những cổ phiếu nắm giữ được thể hiện tại một điểm, chứ không phải trên cơ sở mua và bán, chúng trông rất long lanh trên giấy tờ và được công bố dưới dạng kết quả chính thức từ các quỹ tương hỗ. Trong khi đó những nhà đầu tư có thể làm được gì ngoài việc đọc và tin vào những báo cáo đó?

LÃI SUẤT THANH TOÁN CHO NHÀ ĐẦU TƯ HAY LÃI SUẤT TÍNH CHO KHÁCH HÀNG VAY

Nếu bạn đến ngân hàng và đặt 100 USD vào tài khoản tiết kiệm, ngân hàng trả cho bạn lãi suất 1%/năm là còn may. Nếu bạn dùng tiền từ thẻ tín dụng được ngân hàng tài trợ, ngân hàng sẽ thu của bạn lãi suất từ 25% trở lên. Chuyện này có gì không ổn? Theo các ngân hàng thì không có vấn đề gì cả. Và tất cả đều hoàn toàn hợp pháp.

Không chỉ có thế, từ quan điểm của họ, họ có thể thu phí nói chuyện với giao dịch viên, phí duy trì số dư tài khoản thấp, phí sử dụng máy ATM, phí yêu cầu séc, phí phạt séc không hợp lệ và một vài loại phí nữa cho các dịch vụ gia tăng. Sau đó, nếu người gửi tiền quyết định vay, họ có thể thu phí mở tài khoản vay, phí dịch vụ cho vay, phí thẻ tín dụng hàng năm, và thu lãi suất đối với thẻ tín dụng và các khoản vay. Tất cả hoàn toàn hợp pháp và được công bố đầy đủ, theo một cách khó hiểu đối với những khách hàng bình thường của họ.

LÃI SUẤT CAO ĐỐI VỚI TÍN DỤNG "XẤU" VÀ LÃI SUẤT THẤP ĐỐI VỚI TÍN DỤNG "TỐT"

Nếu bạn đang gặp khó khăn (có thể là mất việc hoặc chậm trả một số hóa đơn) và đang cố gắng để vực dậy sau khi bị hạ điểm xếp hạng tín dụng, bạn sẽ bị tính lãi suất cao hơn trong lần vay tiền tiếp theo. Bạn sẽ phải trả nhiều lãi hơn cho một khoản thế chấp, một khoản vay mua xe, một khoản vay ngân hàng và mọi loại hình vay khác mà bạn có thể tưởng tượng ra.

Mặt khác, những người giàu có thể được vay vốn với lãi suất rất thấp. Tính lãi suất cao đối với các khách hàng có rủi ro cao là một hành vi bình thường của ngân hàng. Tuy nhiên, chính sách này chỉ có ý nghĩa trên giấy tờ, và nó không hỗ trợ cho những người dù làm việc chăm chỉ đến đâu cũng chỉ đủ sống.

NỢ DƯỚI CHUẨN

Nợ dưới chuẩn là một biến thể đặc biệt của vấn đề "lãi suất cao hơn đối với tín dụng xấu". Người vay với xếp hạng tín dụng dưới 600 thường sẽ phải chấp nhận nợ dưới chuẩn có tính phí lãi suất cao hơn. Vì xếp hạng tín dụng của người vay thấp hơn, họ sẽ không nhận được khoản vay thế chấp thông thường, vì người cho vay cho rằng nguy cơ không trả được nợ cao hơn mức trung bình. Thanh toán hóa đơn trễ hoặc tuyên bố phá sản cá nhân rất dễ khiến người đi vay không đạt tiêu chuẩn và chỉ có thể vay nợ dưới chuẩn.

CÁC CÔNG TY ĐẦU TƯ GIỚI THIỆU CỔ PHIẾU CHO KHÁCH HÀNG HAY BÁN CỔ PHIẾU TRONG NHỮNG TÀI KHOẢN KHÁC

Một mặt, doanh nghiệp tích cực bán chứng khoán X cho khách hàng của mình. Mặt khác, thay mặt quản lý tiền cho các tài khoản riêng của công ty, doanh nghiệp lại muốn bán chứng khoán X càng nhanh càng tốt, để thoát ra trước khi cổ phiếu đó rớt giá. Đây thường được gọi là kế hoạch “bơm thổi - đổ vỏ” (pump and dump scheme), với nhiều biến thể khác nhau. Trong một số trường hợp, trong khi các nhân viên môi giới của công ty đang "tư vấn” cho nhà đầu tư nhỏ lẻ nên mua, các đối tác quỹ phòng hộ của công ty lại được khuyên bán. Trong các trường hợp khác, hai "đối tác" nhận được những lời khuyên trái ngược nhau, khi một bên mua từ bên còn lại, mặc dù người "tư vấn" biết người mua sẽ chịu thiệt. Cũng giống như ở sòng bạc, lợi thế cuối cùng vẫn luôn thuộc về nhà cái.

NHỮNG KHUYẾN NGHỊ VỀ CHỨNG KHOÁN

Các nhà đầu tư tìm đến các chuyên gia phân tích chứng khoán để có cái nhìn sâu sắc về việc có nên mua một cổ phiếu hay không. Xét cho cùng thì các nhà phân tích dành cả ngày để tiến hành nghiên cứu, trong khi hầu hết các nhà đầu tư không có thời gian cũng nhưu chuyên môn. Thông qua các phân tích đó, xác suất các khuyến nghị, gồm "mua", "giữ" và "bán", có phân phối khá rộng là điều bình thường. Kỳ vọng ngây thơ đó bị thực tế giáng một đòn đau. Trong một bài báo đăng ngày 14 tháng 1, 2012 trên tờ Wall Street Journal, 500 chứng khoán trong Chỉ số Standard and Poor’s 500 đã bị ảnh hưởng bởi hơn 10.000 khuyến nghị của các nhà phân tích. Kết quả là: 5.802 khuyến nghị "mua", 4.484 khuyến nghị "giữ lại" và chỉ 530 khuyến nghị "bán".

Tương tự, Barry Ritholz, CEO của Fusion IQ, tác giả của trang blog The Big Picture cho rằng, trong tháng 5 năm 2008, chỉ có 5% khuyến nghị Phố Wall là "Bán". Từ quan điểm của những khách hàng nhỏ, nếu 95% cổ phiếu là những giao dịch tốt như vậy, tại sao các nhà đầu tư lại không phất lên được? Câu trả lời là xung đột lợi ích trên Phố Wall khiến các công ty đầu tư nhận được rất nhiều lợi nhuận khi đối xử tốt với những công ty cung cấp các thương vụ cho họ, vì những mối quan hệ đó đem lại lợi nhuận lớn hơn rất nhiều số tiền thu được từ việc phục vụ “khách hàng nhỏ". Hơn nữa, “khách hàng nhỏ” vẫn trả tiền cho họ.

ĐÓNG BĂNG VÀ HỦY KẾ HOẠCH LƯƠNG HƯU HAY TRẢ LƯƠNG HƯU CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

Hãy tưởng tượng rằng bạn đã làm việc cả cuộc đời và cống hiến những năm tháng dồi dào sức khỏe nhất của mình cho một doanh nghiệp. Tuy nhiên, một vài năm trước khi bạn nghỉ hưu, công ty đóng băng kế hoạch lương hưu. Rồi đến năm bạn sẵn sàng để ra khỏi công ty, họ chấm dứt kế hoạch và đưa cho bạn một cục tiền thay vì một tấm séc lương hưu suốt đời. Điều tồi tệ nhất là gì? Điều này xảy ra thường xuyên và hoàn toàn hợp pháp.

CÁC VỤ KIỆN TẬP THỂ HAY CÔNG LÝ CHO NHỮNG NGƯỜI BỊ ĐỐI XỬ BẤT CÔNG

Vậy chuyện gì sẽ xảy ra khi "khách hàng nhỏ" nhận ra rằng anh ta đã bị một công ty lớn đối xử bất công? Thường thì anh ta sẽ kiện công ty đó. Tuy nhiên, vì khách hàng nhỏ không có khả năng đại diện pháp lý cần thiết để đấu với một công ty khổng lồ như vậy, anh ta tìm kiếm một luật sư đại diện cho một nhóm lớn những người có cùng khó khăn.

Ví dụ, giả sử cuộc sống của 1.000 người đã trở nên khốn đốn bởi một đầu tư thiếu khôn ngoan. Nếu các nạn nhân nhận được một khoản đền bù, các luật sư có thể yêu cầu một phần đáng kể của số tiền đó, thậm chí lên đến hơn một nửa. Ví dụ, một khoản đền bù 10 triệu USD có thể được chia thành 5 triệu USD cho nguyên đơn và 5 triệu USD cho luật sư, và tất cả đều hợp pháp. "Khách hàng nhỏ" có thể thắng kiện, nhưng không có gì đảm bảo rằng anh ta sẽ được đền bù xứng đáng, nhất là khi luật sư của anh ta muốn được trả một khoản lớn trong số tiền bồi thường dưới dạng phí dịch vụ.

LỜI KẾT

Có thể khó mà tin rằng các hoạt động kinh doanh vi phạm đạo đức này là hợp pháp trong con mắt của các nhà lập pháp. Tuy nhiên, nhận thức được những hành vi phi đạo đức này có thể giúp bạn tránh được chúng. Các ví dụ trên chỉ là một vài trường hợp mà pháp luật không thể bảo vệ con người, dù các nhà quản lý có ý tốt đến đâu.

Nguồn: saga.vn

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024