Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
04/06/2014 16:06 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 195/400 (49%)
Kĩ năng: 14/210 (7%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 7995
Được cảm ơn: 2114
Đạo đức trong nghề nghiệp và kinh doanh


 Nếu chúng ta nghĩ rằng kinh doanh phải lươn lẹo, dối trá, nhũng lạm thì mới thành công được, thì đó cũng giống như các bạn nói đi học thì phải quay cóp gian lận mới giỏi và thành công. Đó là tư duy của những người chưa hề có kinh nghiệm với thế giới lớn bên ngoài, chỉ biết phường chụp giật lắt nhắt. Hãy tự hỏi: Coca Cola phát triển từ Mỹ sang Việt Nam vì họ gian lận hay vì họ làm kinh doanh rất tử tế và rất giỏi? 

Và nếu bạn lạ lùng với khái niệm đạo đức trong nghề nghiệp và kinh doanh, thì bạn rất lạc hậu đối với thế giới.

Và các bộ luật đạo đức này không phải để đó nằm chơi. Tại các công ty lớn, các luật sư của công ty có nhiệm vụ viết bộ luật đạo đức, giải thích luật và giảng dạy cho mọi người trong công ty để noi theo, và vi phạm bộ luật đạo đức của công ty là một lý do chính đáng để bị sa thải. Trong các vụ án liên hệ đến tác phong của công ty hay của nhân viên, thì bộ luật đạo đức và cách hành xử theo bộ luật đó thường là một phần bằng chứng quan trọng trước tòa.

Các ngành nghề cũng có các bộ luật đạo đức để quản lý các chuyên gia trong nghề. Vi phạm luật đạo đức nghề nghiệp là lý do để bị khiển trách, hoặc mất bằng hành nghề.

Muốn biết đạo đức quan trọng thế nào cho nền kinh tế thế giới, các bạn có thể lên Internet rồi Google như sau:

“Code of Professional Ethics for Engineer”

Rồi thay thế từ Engineer bằng các ngành nghề khác như lawyer, physician, dentist, insurance agent, stock broker, teacher, advertising agency, marketing professional… để thấy được các bộ luật đạo đức cho các ngành nghề.

Và Google:

“Coca Cola Code of Ethics”

Rồi thay thế Coca Cola bằng tên các hãng khác như Pepsi Cola, Microsoft, Google, Calvin Klein, Levi, Nike… để xem Code of Conduct cho mỗi công ty.

Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp mấy ngàn năm nay. Trong nước xưa kia có 4 giai cấp cho 4 loại nghề: sĩ, nông, công, thương. Và thương là giai cấp thấp nhất và bị coi thường nhất.

Từ “con nhà buôn” xưa nay thường hàm nghĩa gian dối, và gia đình thuộc giai cấp “sĩ” dù chỉ là thầy đồ nghèo rớt mùng tơi cũng không muốn gả con mình cho “con nhà buôn” bao giờ.

Có lẽ chính vì tư tưởng chống thương mãi như thế mà chúng ta tự động xem kinh doanh là gian dối, và do đó chúng ta gian dối trong kinh doanh. Kinh doanh ở nước ta hiện nay gian dối đến kinh hoàng.

Đương nhiên là ở nơi nào trên thế giới cũng có người kinh doanh gian dối. Nhưng một nền kinh tế thành thật là chính và gian dối là ngoại lệ thì khác với một nền kinh tế gian dối là chính và thành thật là ngoại lệ. Và kết quả thì rất rõ, một đằng đứng trên đỉnh thế giới, một đằng đứng tận đáy thế giới.

Luật đạo đức thì có nhiều điều, nhưng tóm lại thì chỉ có hai điều: (1) thành thật và (2) không bóc lột, tức là phải công bình với, người khác.

Hai điều này cũng đã có trong hình luật và luật lao động—như là không quảng cáo lừa bịp, hay không bóc lộc sức lao động của trẻ em… Nhưng các bộ luật đạo đức của các công ty hay của các ngành nghề vẫn có 2 điều lợi: (1) mỗi công ty dùng luật đạo đức của mình để quản lý nhân viên hàng ngày và (2) luật đạo đức của công ty hay ngành nghề thường đi xa hơn hình luật, ví dụ, một quảng cáo không được chính xác, có thể chưa phạm hình luật, nhưng có thể bị các lãnh đạo công ty xem là không thành thật đối với các khách hàng của mình.

Nhưng tại sao các công ty và các ngành nghề quan tâm về thành thật và công bình thế?

Câu trả lời rất dễ hiểu.

1. Các bạn muốn mua sản phẩm của một công ty nổi tiếng không nói dối bao giờ, nói gì là có đó, hay bạn muốn mua sản phẩm của công ty chỉ quảng cáo xôm tụ, cái gì cũng nhất, và có tiếng là nói xanh thành đỏ?

2. Các bạn muốn mua sản phẩm của công ty nổi tiếng là lo lắng cho người lao động rất tốt, hay là một công ty có tiếng là bóc lột người lao động?

Các bạn, kinh nghiệm thương mãi mấy trăm năm của các quốc gia trọng thương như Mỹ và Âu Châu cho thấy muốn phát triển kinh doanh mạnh mẽ lâu dài thì căn bản thành thật và chăm lo cho mọi người phải là nền móng của sản phẩm, dịch vụ, và toàn bộ sinh hoạt của các doanh nghiệp và các ngành nghề.

Nếu để mọi người gian dối và bóc lột trong các doanh nghiệp và các ngành nghề thì các doanh nghiệp và các ngành nghề không phát triển được, và cả nước chỉ có đi ăn mày. Các băng đảng mafia, đặt nền tảng trên dối trá, vô đạo đức và áp bức, đã luôn luôn xuất hiện đây đó trong xã hội loài người từ nghìn xưa, nhưng không một băng đảng nào sống lâu dài bao giờ, vì bản chất của gian dối và bóc lột là vậy: chết yểu.

Những nền kinh tế không đặt trọng tâm vào thành thật và chăm lo nhau—qua hệ thống luật pháp, tòa án, hệ thống các bộ luật đạo đức, lãnh đạo các ngành nghề, lãnh đạo các hội đoàn doanh nghiệp—thì nền kinh tế đó luôn luôn lạc hậu, không đáng tin, và không thể phát triển.

Đạo đức không phải là cái gì mà các doanh nghiệp lớn và các ngành nghề lớn của thế giới tự tạo ra cho đẹp lòng các nhà thờ và nhà chùa. Các doanh nghiệp, và các hội doanh nghiệp hay ngành nghề, được lập ra là để kiếm tiền, không phải là để đi nhà thờ nhà chùa. Và kinh nghiệm mấy trăm năm của họ là: Nếu kinh doanh thành thật và quan tâm đến mọi người thì đó là con đường tốt nhất để kiếm tiền.

Cho nên các bạn, chúng ta cần hiểu các bí quyết thành công của thế giới. Gạt bỏ các tư duy chụp giật mánh mung của phường trộm vặt. Tạo cho doanh nghiệp của bạn một danh tiếng “Rất Đáng Tin” và nó sẽ là cây đại thụ cho 100 năm nữa.
                                                                                                                                                             Nguồn: http://dotchuoinon.com/



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024