Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
25/11/2014 23:11 # 1
jullyna2713
Cấp độ: 8 - Kỹ năng: 6

Kinh nghiệm: 5/80 (6%)
Kĩ năng: 29/60 (48%)
Ngày gia nhập: 04/11/2014
Bài gởi: 285
Được cảm ơn: 179
Phân loại kháng sinh


I. Nhóm Beta lactam
1. Penicilin
Là nhóm kháng sinh đầu tiên được phát hiện ra. Ban đầu penicillin được chiết xuất từ nấmPenicilin. Bây giờ penicillin được tổng hợp nhiều từ một số loại hóa chất khác. Các dòngPenicilin gồm có:
-Penicillin cổ điển: hiện chỉ sử dụngPenicilin G và PenicilinV và các dẫn chất tác dụng kéo dài như Procaine Penicillin G, Probenecid Penicillin, Benzanthine Pennicillin.
-Penicillin A hay AminoPenicillin: là penicillin bán tổng hợp gồm có Ampicilin, amoxillin...
-Penicillin M hay Penicillin kháng enzyme penicillinase nhưoxacillin, methicillin, chloxacillin...
-Penicillin phổ mở rộng hay Penicilin chuyên trị vi khuẩn nhómPseudomonas: gồm 2 nhóm nhỏ làcarboxypenicillin (ticarcillin) vàureidopenicillin (piperacillin)
2. Cephalosporin 
Gồm 4 thế hệ I, II, III, IV. Thế hệ I, II chủ yếu để điều trị cácvi khuẩn Gram(+); thế hệ III, IV chủ yếu để điều trịvi khuẩn Gram(-).
Lưu ý: Rất nhiều bạn nhầm lẫn giữa thế hệ cao là thế hệ sau mạnh hơn thế hệ trước, thực tế nhóm Cephalosporin chia thế hệ theo phổ tác dụng
- Cephalosporin thế hệ I: Gồm các hợp chất bị thủy phân bởi các Cephalosporinase như Cephalothin, Cephaloridin, Cephalexin... Các Cephalosporin thế hệ I có tác dụng với các cầu khuẩn gram(+), gram(-), một số trực khuẩn gram(-), với các Eschericha coli, Klebsiella, Salmonella, Pneumoniae (tương tự như Ampicilin)
-Cephalosporin thế hệ II: Gồm các dẫn chất kháng các BetaLartamase như Cephamandol, Cefuroxim, Cefoxitin... Cephalosporin thế hệ II bền vững với Beta-lartamase, tác dụng với cầu khuẩn gram(+) như thế hệ I (trừ Cephalothin, Cefazolin, Cefoxitin yếu hơn), tác dụng mạnh hơn với các cầu khuẩn gram(-) như Enterbacter (CefamandoL), Citrobacter (Cefuroxim), vi khuẩn yếm khí (Cefoxitin).
-Cephalosporin thế hệ III: Gồm các thuốc có tác dụng mạnh hơn với các chủng Gram(-), khả năng khuếch tán tới các bộ phận tốt hơn, thời gian bán hủy lâu hơn như Cefixim Cefoperazon, Ceftriaxone... • Cephalosporin thế hệ III có tác dụng mạnh với các vi khuẩn gram(-), trực khuẩn mủ xanh (như Cefoperazon, Ceftazidim), còn với vi khuẩn gram (+) yếu hơn thế hệ 1.
-Cephalosporin thế hệ IV: Gồm các thuốc có phổ tác dụng rộng hơn thế hệ III, nhất là tác dụng mạnh với các chủng gram(-) và bền vững hơn với các Beta- lartamase nên hiệu quả điều trị cao hơn so với các thế hệ trước nó (như Cefepim). • Các Cephalosporin thế hệ IV có tác dụng tương tự như thế hệ III, nhưng bền vững hơn với một số Beta- lactamase, tác dụng mạnh với vi khuẩn gram(-) đã kháng với thế hệ III Công dụng- Liều dùng các nhóm cephalosporin:
3. Carbapenem 
là dẫn chất bán tổng hợp của Streptomyces cattleya, có phổ tác dụng rộng và bền vững với phần lớn các penicilinase. Các kháng sinh này phải được dùng hạn chế cho các nhiễm khuẩn nặng kháng với các loại kháng sinh khác.
II. Nhóm Aminosid
Có từ nguồn gốc vi sinh, có phổ tác dụng rộng, chủ yếu trênvi khuẩn Gram(-), theo nguồn gốc vi sinh có thể chia ra:
1.Thuốc chiết xuất từ nấm Streptomyces: Streptomicin, Dihydrostreptomycin, Kanamycin, Neomycin, Paromomycin,...
2.Thuốc chiết xuất từ Microspora: Gentamicin, Sisimicin,...
3.Sau này, khi thay đổi cấu trúc của các hợp chất tự nhiên nói trên, người ta thu được các thuốc bán tổng hợp như: Amikacin, Netilmicin, Dibekacin,...
III. Nhóm Chloramphenicol (hay Phenicol) 
Nhóm này bao gồm 02 kháng sinh:
1.Chloramphenicol: thường được gọi là Chlorocid, được phân lập từ nấm Streptomyces Venezaclae, nay sản xuất bằng phương pháp tổng hợp toàn phần. Có tác dụng điều trị bệnh thương hàn và sốt phát ban do Rickettsia (là tác nhân truyền bệnh rận, chấy)
2.Thiamphenicol: là dẫn chất của Chloramphenicol, khi thay thế gốc Nitro bằng gốc Metylsulfon, dung nạp tốt hơn Chloramphenicol.
IV.Nhóm Tetracyclin
Các Tetracyclin có hoạt phổ rộng (các vi khuẩn Gram(+) và Gram(-), Rickettsia, Xoắn khuẩn,..). Chỉ định điều trị bằng cách kết hợp với các kháng sinh khác để điều trị các bệnh: Brucella, tả, sốt định kỳ, lậu cầu, giang mai, viêm đường tiêu hoá, sốt rét,...
V. Nhóm Amynoglycosis 
Là kháng sinh có hoạt phổ kháng khuẩn rộng, tác dụng mạnh hơn trên gram âm, nhóm này hầu hết được thải trừ qua thận.Độc tính trên thận(gây hoại tửống thận cấp) và thính giác(gây ù tai, điếc) nếu dùng kéo dài Các thuốc của nhóm như: gentamycin,novomycin......các thuốc này hầu hết không hấp thu qua đường tiêu hóa, nếu dùng điều trị nhiễm khuẩn toàn thân thì phải dùng dạng tiêm
VI. Nhóm Lincosamid
1. Clindamycin
2. Lincomycin
VII. Nhóm Quinolon: ciprofloxacin, ciprofloxacin-d8, oxolinic acid, danofloxacin, enrofloxacin, difloxacin, sarafloxacin, ofloxacin, norfloxacin...
VIII. Nhóm kháng sinh tổng hợp khác
1. Fosfomycina

--câu hỏi dược học--



Jullyna2713

[[= TA CHẲNG CÓ GÌ ĐỂ MẤT. HÃY TIN VÀO BẢN THÂN VÀ CỨ CỐ GẮNG HẾT MÌNH =]]


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024