Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
23/03/2016 18:03 # 1
Hương-Hà Nội
Cấp độ: 30 - Kỹ năng: 20

Kinh nghiệm: 231/300 (77%)
Kĩ năng: 149/200 (74%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 4581
Được cảm ơn: 2049
Báo cáo thực tập: Thăm dò mỏ đá xây dựng thôn Hy Thế, xã Hoài Châu Bắc, huyện Hoài Nhơn


Báo cáo thực tập: Thăm dò mỏ đá xây dựng thôn Hy Thế, xã Hoài Châu Bắc, huyện Hoài Nhơn

Với đề tài nghiên cứu: Thăm dò mỏ đá xây dựng thôn Hy Thế, xã Hoài Châu Bắc, huyện Hoài Nhơn, bài báo cáo thực tập ngành Xây dựng này có thể giúp các bạn sinh viên năm cuối tham khảo để chuẩn bị cho kỳ đồ án tốt nghiệp sắp tới đây của mình. VnDoc chúc các bạn có một kỳ báo cáo thực tập thành công!

LỜI NÓI ĐẦU

Thực hiện phương châm của Trường Đại học khoa học Huế, để giúp sinh viên nắm chắc về lý thuyết và cũng như vững vàng về tay nghề ở thực tế là một điều kiện hết sức cần thiết và là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi sinh viên. Sau khi học xong các môn học tương đối cơ bản như: môn thạch học, khoáng vật, khoáng sàn, cấu tạo, địa chất thủy văn, địa chất công trình....

Được sự đồng ý của phòng Đào tạo, giáo viên bộ môn đã thực hiện tổ chức cho sinh viên lớp tại chức Địa chất K2008 đang học tại Trường Cao Đẳng công nghiệp Tuy Hòa trở về đơn vị thực tập sản xuất với những vấn đề có liên quan về địa chất.
Đợt thực tập này nhằm mục đích cũng cố lại các kiến thức đã được học trên, từ những kiến thúc đó vận dụng vào thực địa làm các công tác địa chất và mục tiêu lớn hơn là giúp cho sinh viên làm quen với cách thu thập mọi công việc tại cơ quan trước khi ra trường trở về lại đơn vị.

Để đạt được mục đích của đợt thực tập của trường đã đề ra và có kết quả cao là mỗi sinh viên phải đảm bảo thực tập theo đúng nội dung, quy chế của đợt thực tập. Sau khi hoàn thành các công việc thực tập sản xuất tại cơ quan mỗi sinh viên phải viết báo cáo kết quả của đợt thực tập.

Đợt thực tập diễn ra trong 4 tuần từ ngày 4 tháng 4 đến 4 tháng 5 năm 2011 và sau đây là nội dung cơ bản của đợt thực tập.
Thăm dò mỏ đá xây dựng thôn Hy Thế, xã Hoài Châu Bắc, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Được chia làm hai đợt.

Đợt 1: Giai đoạn khảo sát địa chất như: lộ trình khoanh vẽ bản đồ địa chất, thu thập tài liệu ở các bãi đo đếm đá tảng lăn.
Thu thập tài liệu các công trình như: công trình khoan, công trình hào, tiến hành dọt vét các vết lộ.

Đợt 2: Xử lí tài liệu, lập báo cáo tổng kết.

Kết quả đợt thực tập, tôi cùng tập thể cán bộ kỹ thuật của Đoàn Thi công công trình Địa chất, đã viết Báo cáo thăm dò mỏ đá xây dựng thôn Hy Thế, xã Hoài Châu Bắc, huyện Hoài Nhơn, tình Bình Định. Sau đây là toàn bộ nội dung báo cáo.

1.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN - KINH TẾ NHÂN VĂN

1.1.1. Vị trí địa lý

Mỏ đá xây dựng thuộc thôn Hy Thế, xã Hoài Châu Bắc, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Vị trí trung tâm mỏ cách Quốc lộ 1A nơi Đèo Bình Đê khoảng 3 km về phía tây, cách trung tâm huyện Hoài Nhơn 6km về phía bắc và cách trung tâm thành phố Quy Nhơn 100 km về phía bắc. Diện tích của mỏ là 0,078km2 (7,8ha) và được giới hạn bởi các điểm góc từ 1 - 4 thuộc tờ bản đồ địa chất và khoáng sản tỉnh Bình Định tỷ lệ 1:50.000, hệ tọa độ VN2000 kinh tuyến trục 1110 (bảng 1.1).
 

1.1.2. Đặc điểm tự nhiên

Diện tích thăm dò nằm ở sườn núi phía đông bắc của thôn Hy Thế, sườn núi dốc kéo dài theo phương tây bắc - đông nam, độ cao chênh lệch tương đối lớn từ 50 đến 120m (đỉnh cao 185m cách trung tâm mỏ 550m về phía đông), phần thấp ở phía tây và cao dần về phía đông.

Do đặc điểm phần lớn diện tích thăm dò tồn tại dưới dạng lớp vỏ phong hóa trên mặt chủ yếu đá tảng lăn tại chỗ và đá lộ gốc. Thảm thực vật nhìn chung kém phát triển, chủ yếu là rừng cây thấp xen lẫn dây leo, gai bụi rậm rạp. Một số diện tích rừng đã bị người dân địa phương phát đốt làm nương rẫy, trồng bạch đàn, keo... (Ảnh 1.1)

Hệ thống sông, suối trong vùng có: sông Ngã Ba, sông Nôm, sông Đập Ông Khéo, suối Đồng Trạch, suối Lỗ Soi và hồ Túy An nằm ở phía tây bắc khu mỏ. Nhìn chung do đặc điểm của địa hình trong vùng các hệ thống sông đều nhỏ, ngắn và dốc. Hướng chảy chính của các hệ thống sông, suối chảy từ tây - bắc sang đông - nam, do đặc điểm của địa hình nên dòng chảy thường uốn lượn trước khi đổ ra biển Đông.

1.1.3. Đặc điểm khí hậu

Nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới điển hình và chịu sự chi phối của khí hậu miền Trung: nóng, ẩm, mưa nhiều, một năm có hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa.

Mùa khô bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 8 hàng năm. Mùa này thường nóng khô, nhiệt độ trung bình từ 25oC đến 30oC. Nóng nhất là vào tháng 6 và tháng 7, nhiệt độ có ngày lên tới 39oC đến 40oC. Độ ẩm không khí trung bình mùa này là 79,5%.

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến 12 hàng năm. Lượng mưa tập trung chủ yếu vào hai tháng (tháng 10 và tháng 11). Nhiệt độ không khí trong mùa này thay đổi từ 23oC đến 27oC. Lượng mưa từ 142,8 mm/tháng đến 518,3 mm/tháng. Độ ẩm không khí trung bình trong mùa mưa là 83,5%.

1.1.4. Đặc điểm kinh tế nhân văn

Dân cư trong vùng chủ yếu là người kinh, sống tập trung dọc theo 2 bên đường Quốc lộ 1A và các dải đồng bằng ven biển. Họ sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, trồng rừng. Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là lúa và hoa màu, một số ít sống bằng nghề nuôi trồng thủy sản và đánh bắt cá xa bờ

Mời bạn click vào link tải phù hợp dưới đây để tải về

Link Download Báo cáo thực tập: Thăm dò mỏ đá xây dựng thôn Hy Thế, xã Hoài Châu Bắc, huyện Hoài Nhơn chính:

Bạn có thể tải về tập tin thích hợp khác cho bạn tại các liên kết dưới dây.

 



Nguyễn Thu Hương
Smod Nhịp sống sinh viên
YH: nguyenthithuhuong_21071991                    Mail: thuhuong217@gmail.com

       

 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024