Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
05/10/2018 21:10 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 186/400 (46%)
Kĩ năng: 2/210 (1%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 7986
Được cảm ơn: 2102
[Fshare]Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại xí nghiệp chế biến lâm sản xuất khẩu PISICO


Hiệu quả SXKD là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân lực vật lực của doanh nghiệp để đạt kết quả cao nhất trong quá trình SXKD với tổng chi phí thấp nhất. Hiệu quả hoạt động SXKD phản ánh trình độ tổ chức, quản lý SXKD và được xác định bởi tỉ số giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hiệu quả SXKD là thước đo của sự tăng trưởng kinh tế và là chổ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu SXKD của doanh nghiệp ở từng thời kỳ. Phân tích hiệu quả hoạt động SXKD là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp, nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sỡ đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD ở doanh nghiệp. Như vậy phân tích hoạt động SXKD là quá trình nhận thức và cải tạo hoạt động kinh doanh, một cách tự giác và có ý thức, phù hợp với điều kiện cụ thể và với yêu cầu của những quy luật khách quan, nhằm đem lại hiệu quả SXKD cao hơn để doanh nghiệp có điều kiện mở rộng và phát triển sản xuất, nâng cao dời sống cho cán bộ công nhân viên, thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với nhà nước.

1.1.2. Bản chất của HĐKD Nhìn một cách toàn diện trên cả hai mặt định tính và định lượng của phạm trùhiệu quả kinh tế ta thấy chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau không thể tách rời riêng lẻ. Về mặt định tính: Mức độ hiệu quả kinh tế cao thu được phản ánh sự cố gắng nổ lực của mỗi khâu, mỗi cấp trong hệ thống kinh tế; phản ánh trình độ năng lực quản lý SXKD và sự gắn bó của việc giải quyết những yêu cầu và mục tiêu kinh tế, mục tiêu chính trị xã hội. Về mặt định lượng: Hiệu quả kinh tế của việc thực hiện mỗi nhiệm vụ kinh tế – xã hội biểu hiện ở mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Xét về tổng lượng, người ta có thể đạt được hiệu quả kinh tế khi nào kết quả đạt được lớn hơn chi phí, chênh lệch này càng lớn chứng tỏ hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại. Bản chất của phạm trù hiệu quả kinh tế cho thấy không có sự đồng nhất hiệu quả kinh tế với kết quả kinh tế. Về hình thức, hiệu quả kinh tế luôn luôn là phạm trù so sánh thể hiện mối tương quan giữa cái phải bỏ ra và cái được thu về, còn kết quả là yếu tố cần thiêt để tính toán và phân tích hiệu quả. Tự bản thân mình, kết quả chưa thể hiện việc nó được tạo ra ở mức nào và với chi phí nào, nghĩa là riêng kết quả không thể hiện được chất lượng tạo ra nó.

 


LINK DOWN: https://www.fshare.vn/file/HQZJE42P5ARO

 

Nguồn: luanvan.net.vn



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024