Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
05/12/2016 20:12 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 204/400 (51%)
Kĩ năng: 14/210 (7%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 8004
Được cảm ơn: 2114
[Fshare]Tiểu luận Nợ nước ngoài và xử lý nợ nước ngoài ở Việt Nam


Quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế đang diễn ra nhanh chóng với quy mô ngày càng lớn trong tất cả mọi lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội. Hay nói cách khác xu thế hội nhập đang trở thành xu thế chung và tất yếu đối với tất cả các quốc gia. Trong xu thế ấy, không một quốc gia nào muốn phát triển lại có thể đứng ngoài cuộc không tham gia vào quá trình vận chuyển các luồng vốn quốc tế, bởi vì hội nhập sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho các nước, đặc biệt là các nước kém phát triển có thể đi tắt đón đầu trong việc tiếp cận với công nghệ mới, tận dụng các nguồn vốn từ bên ngoài, nhưng đồng thời cũng đặt ra cho các nước này những thách thức, khó khăn. Sử dụng vốn vay nước ngoài hợp lý sẽ đem lại những hiệu quả hết sức to lớn, tạo được những lợi thế của những người đi sau, là sự chọn lựa thông minh để rút ngắn thời gian tích luỹ vốn, nhanh chóng phát triển kinh tế đất nước. Nội dung của tiểu luận gồm 4 chương : Chương I : Tổng quan về nợ nước ngoài Chương II : Thực trạng ở các nước đang phát triển nói chung và ở Việt Nam nói riêng Chương III : Một số bài học kinh nghiệm Chương IV: Một số giải pháp khắc phục khủng hoảng nợ nước ngoài ở các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng Tính cấp thiết của tiểu luận nghiên cứu: Để đạt tốc độ tăng trưởng cao trong điều kiện trong nước còn hạn chế, các nước đang phát triển thường thu hút nguồn vốn nước ngoài bằng nhiều cách khác nhau, trong đó, vay nợ là một phương thức phổ biến. Vay nợ nước ngoài bao gồm vay nợ dưới hình thức vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) có tính chất ưu đãi và vay thương mại theo các điều kiện thị trường. Tuy nhiên, cũng phải lưu ý rằng sử dụng vốn vay cũng chính là tạo cho mình một khoản nợ đáng kể. Chính vì vậy chúng ta cần phải hiểu rõ việc sử dụng nợ nước ngoài rất cần có một chiến lược cụ thể, hợp lý; nếu không chính các khoản nợ đó lại là những rào cản đối với sự phát triển kinh tế của đất nước, cản trở quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới . Nguyên nhân của những thất bại trong việc vay nợ nước ngoài có rất nhiều, trong đó phải kể đến việc buông lỏng quản lý nợ nước ngoài. Chính vì vậy chính sách quản lý nợ nước ngoài là một bộ phận thiết yếu trong hệ thống tài chính quốc gia. Vấn đề vay và trả nợ ở Việt Nam thực ra mới chỉ bắt đầu nổi lên như một vấn đề quan trọng kể từ khi có sự nối lại các hoạt động cho vay của hai tổ chức tài chính đa phương lớn là Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu á vào năm 1993. Song, cũng kể từ đó, cùng với những cam kết hỗ trợ ODA ngày càng lớn của cộng đồng các nhà tài trợ từ các nước công nghiệp phát triển và các tổ chức tài chính đa phương, vay nước ngoài của Việt Nam ngày càng tăng dần về số lượng vay, số khoản vay, tính đa dạng của các hình thức vay và trả nợ, và sự cần thiết phải theo dõi và kiểm soát nợ nước ngoài cũng trở nên ngày càng cấp thiết. Tính cấp thiết của việc đổi mới quản lý nợ nước ngoài cũng xuất phát từ việc tăng cường hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vào quá trình toàn cầu hoá. Mặc dù chính sách của Chính phủ trong trung hạn là hạn chế vay thương cũng tất yếu dẫn đến sự gia tăng vốn vay nước ngoài của khối doanh nghiệp – cả vay lại ODA của Chính phủ lẫn vay thương mại. . Ý nghĩa của việc nghiên cứu Một là hệ thống hoá những vấn đề lý thuyết về quản lý nợ nước ngoài, khảo cứu các lý thuyết và mô hình quản lý nợ phù hợp và một số bài học kinh nghiệm về quản lý nợ nước ngoài trên thế giới. Hai là phân tích thực trạng hệ thống quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam trong thời gian qua, tập trung phân tích thực trạng đánh giá mức độ nợ nần đang áp dụng hiện nay ở Việt Nam. Qua đó đưa ra một số đề xuất tăng cường quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam trong thời gian tới.

 
 
 
 
 
 
NGUỒN: luanvan.net.vn

 



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024