Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
15/08/2022 21:08 # 1
vovanhoa1411
Cấp độ: 18 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 84/180 (47%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1614
Được cảm ơn: 1
Nhiễm khuẩn huyết là gì? Điều trị nhiễm khuẩn huyết như thế nào?


Nhiễm khuẩn huyết là căn bệnh nguy hiểm, đây là tình trạng cơ thể nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn ở trong máu gây ra. Nếu căn bệnh này không được phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng tử vọng với tỷ lệ cao. Tuy nhiên không phải ai cũng biết và hiểu về căn bệnh nhiễm khuẩn huyết này.

Nhiễm khuẩn huyết gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của mỗi chúng ta. Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nhiễm khuẩn huyết là gì và tìm phương hướng điều trị căn bệnh này nhé!

Nhiễm khuẩn huyết là gì?

Nhiễm khuẩn huyết hay còn được gọi là nhiễm trùng máu, đây là tình trạng cơ thể bị nhiễm khuẩn do sự xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể con người. Đầu tiên vi khuẩn xâm nhập vào một cơ quan nào đó sau đó lan ra khắp cơ thể theo đường máu. Một số đối tượng có nguy cơ cao nhiễm khuẩn huyết:

  • Người già, người cao tuổi, trẻ sơ sinh, trẻ đẻ non.
  • Người sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, dùng corticoid kéo dài...
  • Người có bệnh lý mạn tính như tiểu đường, HIV/AIDS, bệnh tim, bệnh phổi mạn tính, suy thận.
  • Người đã cắt lách, bệnh máu ác tính, giảm bạch cầu.
  • Người bệnh có đặt các thiết bị hoặc dụng cụ xâm nhập như catheter, đặt nội khí quản...

Nhiều người thắc mắc rằng liệu nhiễm khuẩn huyết có lây không? Câu trả lời là hoàn toàn không lây lan và đặc biệt không lây khi tiếp xúc. Nhiễm khuẩn huyết chủ yếu là do vi sinh vật tấn công vào cơ thể, những ai có yếu tố nguy cơ cao nên chú ý phòng tránh các tác nhân gây nhiễm.

Nhiễm khuẩn huyết là gì? Điều trị nhiễm khuẩn huyết như thế nào? 1Nhiễm khuẩn huyết là gì?

Nguyên nhân nhiễm khuẩn huyết

Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn huyết là do vi khuẩn gram âm hoặc cầu khuẩn gram dương, ngoài vi khuẩn, nhiễm trùng máu có thể do virus, nhưng trong thực tế nhiễm trùng huyết do virus khó xác định.

Có rất nhiều loại vi khuẩn gây nhiễm trùng huyết như các loại vi khuẩn gram dương (tụ cầu, liên cầu, não mô cầu, phế cầu…), nguy hiểm nhất là tụ cầu vàng. Loại tụ cầu vàng kháng methicillin là loài nguy hiểm nhất, chúng thường vô hại nhưng nếu chúng xâm nhập vào cơ thể sẽ gây bệnh và dễ xâm nhập vào máu gây nhiễm khuẩn huyết.

Ngoài vi khuẩn gram dương còn có nhiều loại vi khuẩn gram âm có khả năng gây nhiễm khuẩn huyết, đáng chú nhất là một số vi khuẩn đường ruột như E.coli, Salmonella hoặc trực khuẩn mủ xanh và một số vi khuẩn kỵ khí gây nhiễm khuẩn huyết là Clostridium và Bacteroides.

Triệu chứng nhiễm khuẩn huyết

Triệu chứng cơ năng

Xuất hiện đột ngột tình trạng sốt cao kèm theo rét run. Sốt cao tăng dần và xuất hiện càng nhiều cơn sốt cao, rét run trong một ngày. Cơn sốt không theo một quy luật nào cả, có thể sốt cao liên tục nhưng có trường hợp sốt thành từng đợt hoặc đôi khi sốt thất thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp do sức đề kháng yếu bệnh nhân có thể không sốt cao.

Bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng của thần kinh như mê sảng hoặc lơ mơ, li bì.

Nhiễm khuẩn huyết là gì? Điều trị nhiễm khuẩn huyết như thế nào? 2Sốt cao là một trong những triệu chứng của nhiễm khuẩn huyết

Triệu chứng thực thể

Song song với các triệu chứng cơ năng trên, những triệu chứng thực thể xuất hiện như:

  • Mạch nhanh yếu, không đều, huyết áp tụt, thở nhanh, nông.
  • Hiện tượng xuất huyết xảy ra, tình trạng xuất huyết dưới da, xuất huyết nội tạng như chảy máu đường tiêu hóa...
  • Trong trường hợp nhiễm khuẩn huyết nặng bệnh nhân có thể bị choáng nhiễm khuẩn rất nguy hiểm.

Hậu quả của nhiễm trùng máu là hết sức nặng nề như gây viêm hoặc ổ áp xe ở các tạng gan, lách, phổi... Ngoài ra, nhiễm khuẩn huyết có thể gây viêm màng não, suy thận cấp hoặc các bệnh về xương khớp như viêm tràn dịch khớp, viêm tủy xương…

Điều trị nhiễm khuẩn huyết như thế nào?

Nếu bạn xuất hiện những triệu chứng của căn bệnh này hãy đi đến những cơ sở uy tín để điều trị, bác sĩ sẽ thăm khám và sử dụng một số cận lâm sàng để xác định tình trạng của bệnh nhân và đưa ra những phương án điều trị thích hợp nhất. Nguyên tắc điều trị nhiễm khuẩn huyết đó là:

  • Diệt mầm bệnh: Tiêu diệt nguyên nhân gây bệnh để điều trị tặn gốc của nhiễm trùng máu.
  • Điều chỉnh các rối loạn do nhiễm trùng máu gây ra.
  • Nâng cao sức đề kháng của cơ thể bệnh nhân.

Điều trị nguyên nhân nên dùng kháng sinh theo nguyên tắc:

  • Dùng kháng sinh theo mầm bệnh và tuân thủ kháng sinh đồ.
  • Liều kháng sinh phải phù hợp với tình trạng của bệnh nhân.
  • Sử dụng kháng sinh đường tiêm, tốt nhất là trong những ngày đầu sử dụng đường tĩnh mạch.
  • Cần phối hợp kháng sinh, đặc biệt với các loài vi khuẩn kháng kháng sinh và chưa rõ mầm bệnh.
  • Thời gian dùng kháng sinh không dưới 2 tuần, tuỳ tình trạng của người bệnh mà thời gian sử dụng kháng sinh sẽ khác nhau.

Cần kết hợp kháng sinh khi:

  • Để điều trị khi chưa tìm được loài vi khuẩn gây bệnh.
  • Mầm bệnh kháng kháng sinh hoặc tình trạng bệnh nhân bị nhiễm trùng do nhiều loài gây ra.
  • Để dự phòng và làm chậm lại sự xuất hiện chủng kháng kháng sinh.
  • Tăng khả năng ức chế và diệt vi khuẩn của kháng sinh.

Một số phác đồ điều trị nhiễm khuẩn huyết theo nguyên nhân gây bệnh có hiệu quả hiện nay mà bạn có thể tham khảo đó là:

  • Nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn gram dương: Thường kết hợp kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ I với nhóm Quinolon hoặc nhóm aminoglycozid.
  • Nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn gram âm: Kết hợp kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ III với nhóm Quinolon hoặc nhóm aminoglycozid.
Nhiễm khuẩn huyết là gì? Điều trị nhiễm khuẩn huyết như thế nào? 3Dùng kết hợp các loại kháng sinh theo phác đồ sẽ giúp tiêu diệt nguyên nhân gây bệnh

Các biện pháp phòng bệnh nhiễm khuẩn huyết

Bên cạnh những phương pháp điều trị bệnh nhiễm trùng máu thì bạn cần biết thêm những biện pháp để phòng tránh căn bệnh này.

  • Tích cực điều trị dứt điểm các ổ nhiễm khuẩn ban đầu như ổ áp-xe hay các mụn, nhọt trên cơ thể, vết thương nhiễm trùng, những chấn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau…
  • Khi dùng các thuốc ức chế miễn dịch cần tuân thủ chặt chẽ theo đơn thuốc mà bác sĩ đã kê đơn.
  • Vô trùng tuyệt đối các dụng cụ y tế trước và sau khi sử dụng. Cán bộ y tế bao gồm bác sĩ, phẫu thuật viên, điều dưỡng… trước khi thực hiện các thủ thuật, phẫu thuật phải tuân thủ vô trùng tuyệt đối.
  • Trong bệnh viện phải nghiêm túc thực hiện vô khuẩn tuyệt đối để không xảy ra tình trạng nhiễm trùng bệnh viện.



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024