Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
10/07/2022 21:07 # 1
vovanhoa1411
Cấp độ: 18 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 84/180 (47%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1614
Được cảm ơn: 1
Giãn tĩnh mạch chi dưới là gì? Dấu hiệu nhận biết, cách phòng tránh và điều trị ra sao?


Giãn tĩnh mạch chi dưới là tình trạng tĩnh mạch chi dưới bị dãn ra, máu bị ứ đọng không trở về tim, gây ra các biến động huyết động, khó chịu cho người bệnh hoặc có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng khác. Bệnh đặc trưng với diễn tiến thầm lặng nên đôi khi các triệu chứng bị bỏ qua, đến khi bệnh trở nặng hoặc phát triển thành các biến chứng khác mới tìm đến hỗ trợ y tế.

Tìm hiểu chung

Giãn tĩnh mạch chi dưới là gì? 

Giãn tĩnh mạch chi dưới, còn gọi là suy (giãn) tĩnh mạch chi dưới hay suy (giãn) tĩnh mạch chân, có thể hình thành ở bất cứ đâu từ mắt cá chân đến bẹn, là tình trạng các tĩnh mạch nông ở chi dưới bị biến dạng, giãn ra, làm suy giảm chức năng đưa máu trở về tim dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng ở chi dưới gây ra các biến động về huyết động và làm biến dạng các tổ chức mô xung quanh.

Tình trạng này rất phổ biến, đặc biệt là ở phụ nữ. Khoảng 25% người lớn bị giãn tĩnh mạch. Trong hầu hết các trường hợp, giãn tĩnh mạch xuất hiện ở cẳng chân.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của giãn tĩnh mạch chi dưới

Không phải tất cả các bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch đều biểu hiện các triệu chứng. Giãn tĩnh mạch ban đầu có thể căng và sờ thấy nhưng không nhất thiết có thể nhìn thấy được. Các triệu chứng phổ biến nhất của giãn tĩnh mạch bao gồm:

  • Đau (cảm giác đau nhức hoặc chuột rút);

  • Nặng nề và khó chịu chân;

  • Cảm giác nóng rát hoặc ngứa ran;

  • Sưng tấy hoặc đau nhói;

  • Chuột rút cơ ở chân, đặc biệt là vào ban đêm;

  • Da khô, ngứa và mỏng trên tĩnh mạch bị ảnh hưởng;

  • Thay đổi màu sắc trên da.

Thường thì các triệu chứng tồi tệ hơn vào cuối ngày sau khi ngồi hoặc đứng lâu và khi thời tiết ấm áp. Các triệu chứng cũng có thể trở nên tồi tệ hơn đối với phụ nữ vào khoảng thời gian hành kinh.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới 

Bệnh tĩnh mạch không tự khỏi và có thể nặng hơn theo thời gian nếu bị không điều trị hoặc điều trị chậm trễ.

Các biến chứng của chứng giãn tĩnh mạch không được điều trị có thể bao gồm:

  • Viêm tắc tĩnh mạch: Lưu lượng máu trong tĩnh mạch bề ngoài thường chậm và có thể tạo ra các cục máu đông gần bề mặt da. Huyết khối tĩnh mạch bề ngoài (cục máu đông) hiếm khi gây ra các vấn đề nghiêm trọng nhưng có thể rất đau, có thể cần đánh giá và điều trị thêm.

  • Chảy máu: Da bị giãn tĩnh mạch có thể mỏng dần theo thời gian và nếu bị thương có thể dẫn đến chảy máu. Nâng cao chân và ấn mạnh có thể tạm thời kiểm soát chảy máu nhưng cần phải đánh giá lại và điều trị thêm.

Bệnh tĩnh mạch tồn tại lâu có thể dẫn đến tình trạng được gọi là suy tĩnh mạch mãn tính (CVI). Điều này có thể gây ra tổn thương da không thể phục hồi như: 

  • Sưng hoặc căng da;

  • Phát ban ở cẳng chân;

  • Da sạm màu/ đổi màu;

  • Loét (vết thương) xung quanh hoặc trên mắt cá chân.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến giãn tĩnh mạch chi dưới

Máu được đưa qua các động mạch từ tim đến phần còn lại của cơ thể để cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho cơ thể. Sau đó, máu được đưa trở lại tim thông qua các tĩnh mạch, còn được gọi là hệ thống tĩnh mạch. Sự co rút của các cơ ở chân, chẳng hạn như khi đi bộ, bơm máu trong hệ thống tĩnh mạch của chân trở về tim.

Máu di chuyển từ các tĩnh mạch bề mặt đến các tĩnh mạch sâu và cuối cùng trở về tim. Tĩnh mạch có các van đóng vai trò như cửa một chiều (van), ngăn máu chảy ngược trở lại.

Giãn tĩnh mạch ngoằn ngoèo phình to được cho là kết quả đầu tiên do những thay đổi trong thành tĩnh mạch của các tĩnh mạch bề ngoài, ban đầu dẫn đến sự giãn ra và mỏng đi của thành tĩnh mạch. Điều này sẽ dẫn đến tổn thương các van tĩnh mạch và làm dòng máu chảy ngược (hoặc tích tụ), được gọi là trào ngược tĩnh mạch hoặc suy tĩnh mạch. Nếu các van suy yếu hoặc bị hư hỏng, máu có thể chảy ngược lại và đọng lại trong tĩnh mạch, cuối cùng khiến nó bị sưng và to ra (giãn tĩnh mạch).

Trào ngược tĩnh mạch xảy ra thường xuyên nhất ở tĩnh mạch bán cầu lớn (GSV), và ít thường xuyên hơn ở các tĩnh mạch nông khác. Áp lực tĩnh mạch tăng cao cũng có thể là kết quả của sự bất thường hoặc tắc nghẽn của hệ thống tĩnh mạch sâu.


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc phải (bị) giãn tĩnh mạch chi dưới?

Có một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc giãn tĩnh mạch chi dưới bao gồm:

  • Tiến sử gia đình có người từng mắc giãn tĩnh mạch chi dưới;
  • Lão hóa (cao tuổi);
  • Mang thai và thay đổi nội tiết tố;
  • Béo phì;
  • Đứng hoặc ngồi quá lâu.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc (bị) giãn tĩnh mạch chi dưới

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc A, bao gồm:

  • Những người làm một số việc phải đứng hoặc ngồi quá lâu.

Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán giãn tĩnh mạch chi dưới

Chẩn đoán có thể dựa vào:

  • Đánh giá lâm sàng.

  • Siêu âm Doppler mạch máu.

Khám lâm sàng: Thông qua đánh giá yếu tố nguy cơ và các triệu chứng lâm sàng. Bác sĩ sẽ kiểm tra chân, ở những người bệnh da mỏng, có thể nhìn và thậm chí là sờ thấy các tĩnh mạch giãn ra khi đang ngồi hoặc đứng để chẩn đoán chứng giãn tĩnh mạch.

Phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch chi dưới hiệu quả

Điều trị nhằm mục đích làm giảm các triệu chứng, cải thiện hình dạng của chân và ngăn ngừa khả năng các biến chứng xảy ra, điều trị bao gồm:

  • Thay đổi lối sống;

  • Sử dụng vớ nén;

  • Liệu pháp xâm lấn hoặc phẫu thuật.

Thay đổi lối sống: Bao gồm tránh ngồi hoặc đứng trong thời gian dài; nâng cao chân có thể giúp giảm đau tức thì, bệnh nhân có thể được hướng dẫn nâng chân cao hơn tim ba hoặc bốn lần một ngày, mỗi lần khoảng 15 phút, điều này có thể giúp giảm sưng, nếu cần đứng hoặc ngồi lâu, uốn cong chân nhiều lần sẽ giúp thúc đẩy tuần hoàn máu; tập thể dục thường xuyên để cải thiện tuần hoàn máu, giảm cân hoặc duy trì cân nặng hợp lý,…

Vớ nén: Vớ nén đàn hồi giúp tăng độ ôm sát từ ngón chân đến bắp chân. Chúng ép các tĩnh mạch chân, tạo thêm áp lực giúp ngăn máu chảy ngược trở lại.

Liệu pháp xơ hóa, phương pháp điều trị phổ biến nhất đối với chứng giãn tĩnh mạch và tĩnh mạch mạng, là phương pháp chặn vĩnh viễn các tĩnh mạch bị ảnh hưởng bằng cách sử dụng dung dịch tiêm. Dung dịch này làm cho tĩnh mạch bị sẹo đóng lại để máu không thể chảy qua đó được nữa. Cuối cùng, tĩnh mạch co lại và được cơ thể hấp thụ, máu sẽ chảy qua tĩnh mạch trở về tim thông qua các tĩnh mạch khỏe mạnh bình thường gần đó. Đây là một thủ thuật điều trị ngoại trú với thời gian phục hồi nhanh chóng.

Phương pháp điều trị xâm lấn tối thiểu:

  • Đóng tần số vô tuyến: Một ống thông được đặt vào tĩnh mạch hiển lớn - tĩnh mạch nông lớn nhất dọc theo đùi giữa, và năng lượng tần số vô tuyến sẽ làm nóng mô tĩnh mạch. Các tĩnh mạch bị đóng lại và cuối cùng đóng lại thành sẹo, sự trào ngược bất thường của máu được dừng lại.

  • Liệu pháp laser nội mạc: Một sợi quang học mỏng, bằng laser, được đưa vào qua một ống thông trong tĩnh mạch hiển lớn (GVS), năng lượng laser được truyền qua đầu đốt làm nóng phần tĩnh mạch bị bệnh. Kết quả, tĩnh mạch suy bị đóng và đóng sẹo.

  • Cắt tĩnh mạch ngoại trú: Các tĩnh mạch giãn được loại bỏ thông qua các vết rạch nhỏ ở chân bằng các dụng cụ phẫu thuật tốt. Không cần thiết phải khâu và quá trình phục hồi diễn ra trong thời gian ngắn. Thủ tục này thường được thực hiện cùng với việc đóng tần số vô tuyến, liệu pháp laser nội mạc hoặc phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch hiển lớn.

Điều trị phẫu thuật: Tước tĩnh mạch.

Thủ tục này bao gồm việc loại bỏ tĩnh mạch hiển lớn, được lấy ra thông qua một vết rạch nhỏ ở bẹn, và vết rạch nhỏ thứ hai gần đầu gối.

Lưu ý: Các loại thuốc khi dùng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.


Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của giãn tĩnh mạch chi dưới

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. 

  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.

  • Luyện tập thể dục thường xuyên để cải thiện tuần hoàn máu

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Chế độ dinh dưỡng:

Bổ sung thức ăn giàu chất xơ: Rau, củ, quả, ngũ cốc, trái cây,…

Cấc thực phẩm chứa flavonoid: Trà xanh, trái cây (việt quất, táo, nho, cam, quýt,…), rau (bông cải xanh, ớt chuông,…), cacao,…

Phương pháp phòng ngừa giãn tĩnh mạch chi dưới hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Tránh đứng hoặc ngồi yên trong thời gian dài và cố gắng di chuyển xung quanh 30 phút một lần.
  • Nghỉ ngơi thường xuyên trong ngày, kê cao chân trên gối khi nghỉ ngơi để giảm bớt sự khó chịu.
  • Tập thể dục thường xuyên, giúp cải thiện lưu thông và giúp duy trì cân nặng hợp lý.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024