Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
16/06/2022 19:06 # 1
vovanhoa1411
Cấp độ: 18 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 84/180 (47%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1614
Được cảm ơn: 1
Lupus ban đỏ tái phát có thể điều trị khỏi không? Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh lupus ban đỏ


Lupus ban đỏ tái phát hay còn gọi lupus ban đỏ hệ thống thuộc nhóm bệnh tự miễn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời.

Trên thế giới có tỷ lệ người mắc bệnh lupus ban đỏ rất cao. Nhưng tại Việt Nam mọi người vẫn chưa biết đến nhiều và xem nhẹ các triệu chứng về sự tồn tại của căn bệnh này. Thông tin được cung cấp trong bài viết sau đây sẽ giúp bạn phát hiện, biết cách phòng tránh nguy cơ mắc bệnh lupus ban đỏ tái phát.

Lupus ban đỏ tái phát có thể điều trị khỏi không? Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh lupus ban đỏLupus ban đỏ tái phát thường xảy ra ở nữ giới.

Lupus ban đỏ tái phát là bệnh như thế nào?

Khi mắc lupus ban đỏ tái phát, có thể người bệnh sẽ bị gây hại bởi các tự kháng thể và phức hợp miễn dịch. Tự kháng thể được sản sinh do một lý do bất kỳ nào đó, cơ thể của bệnh nhân tự sản sinh ra một loại kháng thể chống lại các thành phần trong chính cơ thể mình.

Còn phức hợp miễn dịch được tạo ra bởi kháng nguyên có trong thành phần cơ thể và kết hợp với tự kháng thể. Phức hợp miễn dịch có thể đọng lại trong bất cứ cơ quan nào để gây tổn thương cho vị trí đó.

Dẫn đến hiện tượng đau và viêm khớp ở nhiều hệ cơ quan khác nhau. Mắc hội chứng phát ban, viêm màng phổi, viêm màng ngoài tim, hội chứng Raynaud, liên quan đến cơ quan bài tiết thận, tăng tế bào máu và ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương.

Đối tượng nào có nguy cơ cao mắc bệnh lupus ban đỏ nhất

Theo nghiên cứu về tỷ lệ người nhiễm bệnh lupus ban đỏ tái phát. Tỷ lệ phụ nữ mắc lupus ban đỏ có đến 70 – 90% so với các bệnh nhân nam. Trung bình cứ 100 người mắc bệnh thì sẽ có 90 người mắc là nữ, thường xảy ra đối với những phụ nữ đang có thai, vừa mới sinh hoặc cho con bú. Và lupus ban đỏ tái phát thường phổ biến nhiều nhất ở khu vực Châu Á và Châu Phi so với Châu Âu. Lứa tuổi mắc bệnh không chỉ có ở những phụ nữ đang trong thời kỳ thai sản. Mà còn xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh.

Làm sao để phát hiện sớm căn bệnh lupus ban đỏ tái phát?

Để phát hiện sớm căn bệnh lupus ban đỏ tái phát và điều trị kịp thời trước khi bệnh có nhiều chuyển biến nghiêm trọng. Đặc biệt là các bạn nữ trẻ tuổi, khi có bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến đau nhức khớp.

Hoặc nhận thấy các triệu chứng liên quan thì nên thăm khám sớm tại các cơ sở y tế lớn để thực hiện các chẩn đoán như:

  • Tiêu chuẩn lâm sàng.
  • Giảm tế bào máu.
  • Tự kháng thể.

Tuy nhiên biểu hiện khi mắc lupus ban đỏ tái phát thường sẽ giống với các bệnh khác như: Viêm khớp dạng thấp, viêm đa cơ, viêm đa khớpviêm nội tâm mạc đặc trị vi khuẩnnhiễm nấm,… Đặc biệt bệnh lupus ban đỏ còn có thể xuất hiện khi bạn có sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch quá nhiều.

Lupus ban đỏ tái phát có thể điều trị khỏi không? Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh lupus ban đỏ 2Xét nghiệm máu cũng là cách để phát hiện ra lupus ban đỏ tái phát.

Do đó để biết được cơ thể có mắc phải lupus ban đỏ hay chưa, phải thực hiện tiếp các xét nghiệm theo quy trình bao gồm:

  • Xét nghiệm nước tiểu.
  • Công thức máu toàn phần.
  • Các kháng thể kháng nhân (ANA) và kháng thể kháng chuỗi kép (anti dsDNA).
  • Xét nghiệm hóa sinh bao gồm Enzyme thận và gan.

Có thể điều trị khỏi lupus ban đỏ tái phát không?

Hiện tại căn bệnh lupus ban đỏ tái phát rất khó để điều trị dứt điểm, khỏi hoàn toàn. Nhưng có thể kiểm soát được bệnh ngay từ những giai đoạn đầu nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Ngược lại nếu bệnh đang trong giai đoạn nghiêm trọng, lúc này cần phải sử dụng các thuốc ức chế hệ miễn dịch.

Các loại thuốc chuyên sử dụng trong điều trị căn bệnh lupus ban đỏ tái phát như là:

  • Thuốc chống sốt rét có tác dụng với các tổn thương ở da và khớp như Chloroquine, Hydroxychloroquine.
  • Thuốc chống viêm và giảm đau như: AspirinNaproxen,… Có tác dụng tốt khi điều trị các vấn đề về cơ và khớp. Đối với loại thuốc này lưu ý phải ăn no trước khi uống để không gây viêm loét dạ dày.
  • Thuốc chống viêm mạnh như Corticosteroid trong nhiều trường hợp nặng. Nhược điểm sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn hơn các loại thuốc trên. Các triệu chứng thường gặp là: Rạn da, tăng lượng đường trong máu, tăng nguy cơ nhiễm trùng,… Do đó thuốc phải được kê dưới chỉ định của bác sĩ và chỉ được uống một lần sau bữa sáng.
Lupus ban đỏ tái phát có thể điều trị khỏi không? Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh lupus ban đỏ 3Thuốc chống rét được sử dụng trong điều trị lupus ban đỏ tái phát.

Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị người bệnh cũng cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đúng cách và vận động hợp lý.

  • Vận động nhẹ nhàng, ăn uống lành mạnh hạn chế tình trạng teo cơ và khớp.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời, sẽ làm bệnh chuyển biến nặng thêm.
  • Không được tự ý ngưng sử dụng thuốc, đặc biệt các loại thuốc hạn chế miễn dịch. Bệnh sẽ có chuyển biến ngày càng nghiêm trọng hơn.

Lupus ban đỏ tái phát là căn bệnh không phổ biến tại Việt Nam. Người dân thường có tâm lý chủ quan, không phòng tránh, đến khi phát hiện ra có thể bệnh đã chuyển biến giai đoạn nặng, gây khó khăn trong quá trình điều trị và tốn thời gian nhiều hơn.




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024