Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
18/03/2022 19:03 # 1
vovanhoa1411
Cấp độ: 18 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 84/180 (47%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1614
Được cảm ơn: 1
Phình động mạch não là gì


Phình động mạch não là hiện tượng mạch máu trong não bị phình to, trông giống như một quả mọng treo trên cây. Động mạch não bị vỡ do phình to là bệnh lý nguy hiểm cần được cấp cứu kịp thời. Tuy nhiên không phải động mạch não nào bị phình cũng sẽ bị vỡ. Điều đáng tiếc là các túi phình nhỏ khi chưa vỡ thường không có triệu chứng nên rất khó nhận biết bệnh.

Tìm hiểu chung

Phình động mạch não là gì?

Phình động mạch não là hiện tượng mạch máu trong não bị phình to, trông giống như một quả mọng treo trên cây. Thông thường, túi phình động mạch não thường nằm ở vị trí gian giữ hoặc màng não. Phần thành động mạch chỗ túi phình bị mỏng, dễ bị rò rỉ hoặc bị vỡ gây xuất huyết não và đe dọa đến tính mạng.

Động mạch não bị vỡ do phình to là bệnh lý nguy hiểm cần được cấp cứu kịp thời. Tuy nhiên không phải động mạch não nào bị phình cũng sẽ bị vỡ. Điều đáng tiếc là các túi phình nhỏ khi chưa vỡ thường không có triệu chứng nên rất khó nhận biết bệnh.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của phình động mạch não

Tùy thuộc vào từng giai đoạn mà bệnh có dấu hiệu khác nhau.

1. Túi phình vỡ sẽ có các dấu hiệu bao gồm:

  • Đột ngột đau đầu dữ dội, cơn đau thường diễn ra đột ngột;

  • Buồn nôn và nôn;

  • Cổ cứng;

  • Nhìn mờ hoặc nhìn đôi;

  • Nhạy cảm với ánh sáng;

  • Co giật;

  • Sụp mi;

  • Mất ý thức;

  • Lẫn lộn.

2. Túi phình rò rỉ:

  • Đột ngột đau đầu dữ dội;

  • Tình trạng vỡ túi phình luôn nặng hơn sau khi bị rò rỉ.

3. Túi phình chưa vỡ:

Túi phình chưa vỡ có thể không gây ra triệu chứng, đặc biệt nếu nó nhỏ. Tuy nhiên túi phình chưa vỡ lớn có thể gây ra các triệu chứng như:

  • Đau ở trên và phía sau mắt;

  • Giãn đồng tử;

  • Thay đổi thị lực hoặc nhìn đôi;

  • Tê, yếu hoặc liệt một bên mặt;

  • Sụp mi.

Biến chứng có thể gặp do phình động mạch não

Phình động mạch não có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

Chảy máu lại: Phình động mạch đã vỡ hoặc rò rỉ có nguy cơ chảy máu một lần nữa. Chảy máu lại có thể gây thiệt hại thêm cho các tế bào não.

Co thắt mạch: Sau vỡ do phình động mạch não, mạch máu trong não có thể giãn rộng và hẹp thất thường. Tình trạng này có thể giới hạn lưu lượng máu đến các tế bào não (đột quỵ thiếu máu cục bộ) và gây thiệt hại tế bào thêm.

Não úng thủy: Tình trạng này có thể dẫn đến tràn dịch não, dịch não tủy làm tăng áp lực lên não và có thể thiệt hại mô não.

Giảm natri máu: Có thể gây phù các tế bào não và tổn thương vĩnh viễn.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Phình động mạch não là một bệnh lý nguy hiểm, trong trường hợp động mạch bị vỡ do phình thì nguy cơ tử vong sẽ rất cao. Vì vậy, khi bạn thấy các triệu chứng trên xảy ra, hoặc khi cơn nhức đầu của bạn xuất hiện ngày càng nhiều hay xuất hiện bất ngờ nhưng rất dữ dội, hãy nhờ sự trợ giúp của những người xung quanh và đến gặp bác sĩ để kiểm tra, tránh biến chứng nguy hiểm.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến phình động mạch não

Phình động mạch não hình thành do thành động mạch mỏng hoặc do thoái hóa; thường xảy ra ở ngã ba hay chỗ chia của động mạch vì những phần mạch máu này yếu hơn. Mặc dù chứng phình động mạch có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trong não nhưng phổ biến hơn ở khu vực đáy não.


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ bị phình động mạch não?

Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh càng lớn và phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

  • Gia đình từng có người mắc bệnh.

  • Bệnh túi phình.

  • Xơ cứng động mạch.

  • Lạm dụng thuốc, nhất là cocain.

  • Chủng tộc: người Mỹ gốc Phi có nhiều khả năng bị xuất huyết dưới màng nhện hơn người da trắng.

  • Huyết áp cao.

  • Hút thuốc lá, uống nhiều rượu.

  • Chấn thương đầu.

  • Mắc một số rối loạn lúc mới sinh như:

    • Rối loạn di truyền mô liên kết: làm suy yếu mạch máu.

    • Bệnh thận đa nang: thường làm tăng huyết áp.

    • Hẹp bất thường động mạch chủ: hạn chế dòng máu giàu oxy cung cấp từ tim đến các cơ quan trong cơ thể.

    • Dị tật động tĩnh mạch não: kết nối bất thường giữa các động mạch và tĩnh mạch trong não làm gián đoạn dòng chảy bình thường của máu

Nguy hiểm nhất là khi chỗ động mạch phình bị vỡ, có khoảng 50% trường hợp vỡ động mạch dẫn đến tử vong. Một số yếu tố gây vỡ túi phình bao gồm:

  • Tập thể dục quá sức.

  • Dùng cà phê hoặc soda.

  • Co thắt ruột.

  • Giận dữ.

  • Sốc nặng.

  • Quan hệ tình dục.


Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán phình động mạch não

Bác sĩ chẩn đoán chứng phình động mạch não bằng cách xem xét các triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải, khám lâm sàng. Nếu có các dấu hiệu của phình động mạch não, bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân và những tổn thương não bộ.

Bác sĩ chẩn đoán dựa vào một số xét nghiệm sau:

Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): Việc này thường làm đầu tiên để xem có máu chảy trong não hay không. Nếu có bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm khác để xác định nguyên nhân có phải do phình động mạch não gây ra hay không.

Kiểm tra dịch não tủy: Xét nghiệm này không kém phần quan trọng so với chụp CT vì có thể một số vị trí CT không thể chụp lại được. Thông thường, nếu phình động mạch não sẽ có xuất huyết dưới mạng nhện (chảy máu vào khu vực khoang trống, ở giữa não và lớp màng bao phủ não). Khi chọc dịch bao quanh não và tủy sống (dịch não tủy) sẽ phát hiện thấy hồng cầu.

Chụp cộng hưởng từ mạch máu (MRI): MRI sẽ cung cấp hình ảnh rõ ràng hơn CT, có thể làm rõ nét hình ảnh của mạch máu và các tổn thương của chứng phình động mạch vỡ.

Chụp mạch não: Nếu các xét nghiệm khác không cung cấp đủ thông tin, chụp mạch não có thể được thực hiện. Phương pháp này tiết lộ chi tiết về các vấn đề của các động mạch và tổn thương của chứng phình động mạch vỡ. Đây cũng là cách tốt nhất để xác định vị trí các phình mạch nhỏ hơn 5mm.

Phương pháp điều trị phình động mạch não hiệu quả

Tùy vào tình trạng sức khỏe của người bệnh, kích thước, vị trí và mức độ nghiêm trọng của túi phình đã vỡ hay rò rỉ chưa, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp.

Do có rất nhiều rủi ro khi tác động đến các động mạch bị phình nên trong trường hợp phình động mạch não ổn định, bác sĩ sẽ đề nghị tiếp tục theo dõi tình trạng và diễn tiến của bệnh chứ không yêu cầu phẫu thuật ngay. Trường hợp động mạch não có kích thước lớn, đã bị vỡ, gây đau đớn dữ dội hoặc gây những triệu chứng khác, có thể bạn sẽ được chỉ định phẫu thuật.


Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của phình động mạch não

Nếu bạn có động mạch não bị phình nhưng chưa vỡ, bạn có thể giảm nguy cơ vỡ của nó bằng các phương pháp sau:

  • Bỏ hút thuốc hoặc các chất kích thích như rượu, ma túy. Nếu bạn không thể tự bỏ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về những chương trình cai nghiện.

  • Ăn một chế độ ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc và các sản phẩm từ sữa ít chất béo. Đồng thời hạn chế dùng caffeine.

  • Tập thể dục thường xuyên nhưng không quá sức.

  • Theo dõi huyết áp cao hoặc cholesterol cao.

  • Hãy thận trọng khi sử dụng aspirin. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng aspirin hay các thuốc gây ức chế đông máu bởi vì có thể làm tăng mất máu khi phình động mạch bị vỡ.


  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024