Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
16/01/2022 16:01 # 1
vovanhoa1411
Cấp độ: 18 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 84/180 (47%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1614
Được cảm ơn: 1
Thực phẩm tốt cho người bệnh tăng nhãn áp


Tăng nhãn áp là một bệnh về mắt gây mất thị lực tiến triển do tổn thương dây thần kinh thị giác. Đây là nguyên nhân thứ hai gây mù lòa. Cũng như các vấn đề sức khỏe khác, dinh dưỡng tốt có thể giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh...

1. Tăng nhãn áp là gì?

Tăng nhãn áp là tình trạng áp lực ở bên trong của mắt tăng cao hơn sinh lý bình thường. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến tổn thương thần kinh thị giác và suy giảm thị lực không hồi phục

Bệnh tăng nhãn áp (hay còn gọi là Glaucom, thiên đầu thống…) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa không thể hồi phục.

Được gọi là ‘kẻ trộm tầm nhìn’, bệnh tăng nhãn áp phát triển chậm và thường không có triệu chứng. Việc phát hiện sớm và tuân thủ điều trị là rất quan trọng để làm chậm sự tiến triển của bệnh tăng nhãn áp.

photo-1641906168160

Tăng nhãn áp là nguyên nhân gây mù lòa.

2. Ai có nguy cơ mắc bệnh?

Mặc dù bất kỳ ai cũng có thể phát triển bệnh tăng nhãn áp, nhưng một số người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Các yếu tố rủi ro bao gồm:

  • Tiền sử gia đình mắc bệnh tăng nhãn áp (người thân cấp một)
  • Nhãn áp cao
  • Tuổi trên 50
  • Bệnh tiểu đường
  • Tiền sử chấn thương mắt trước đây
  • Sử dụng thuốc cortisone (steroid) kéo dài trong quá khứ hoặc hiện tại
  • Đau nửa đầu - migraine
  • Huyết áp cao hoặc thấp
  • Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn

3. Thực phẩm tốt cho người bệnh tăng nhãn áp

3.1 Trái cây

Trái cây và rau là nguồn cung cấp vitamin A, C dồi dào và chất chống oxy hóa lutein và zeaxanthin, những hợp chất được biết đến để bảo vệ chống lại stress oxy hóa có liên quan đến tổn thương dây thần kinh thị giác và các mô khác của mắt trong bệnh tăng nhãn áp.

Một nghiên cứu được thực hiện với 584 phụ nữ da đen cho thấy những người tiêu thụ từ ba khẩu phần trái cây hoặc nước ép trái cây trở lên mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp thấp hơn 79% so với những người tiêu thụ ít hơn một khẩu phần.

photo-1641906171365

Thực phẩm giàu lutein và zeaxanthin.

3.2 Rau lá xanh

Khuyến nghị ăn rau xanh là chìa khóa cho sức khỏe tối ưu, nhưng một chế độ ăn uống bao gồm rau xanh cũng có thể mang lại lợi ích bổ sung cho bệnh nhân tăng nhãn áp.

Nghiên cứu cho thấy những người ăn nhiều rau lá xanh như cải xoăn và rau bina có thể giảm 20-30% nguy cơ phát triển bệnh.

Ăn rau lá xanh cũng có liên quan đến việc giảm tỷ lệ viêm nhiễm, ung thư, bệnh tim và thậm chí là thoái hóa điểm vàng.

3.3 Quả hạch và hạt

Quả hạch và hạt là nguồn cung cấp vitamin E rất tốt và rất quan trọng vì vitamin này giúp giữ cho các tế bào khỏe mạnh và bảo vệ chúng khỏi tác hại của các gốc tự do, tác nhân phá vỡ các mô võng mạc bảo vệ trong mắt.

Hạt hướng dương (cũng giúp giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể do tuổi tác), hạnh nhân, quả phỉ và quả hồ trăn (những loại hạt này đều có hàm lượng lutein và zeaxanthin cao) đều là những nguồn dinh dưỡng tuyệt vời tốt cho mắt.

3.4 Cá béo

Các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá mòi và cá bơn chứa nhiều axit béo omega-3. Các nghiên cứu cho thấy có thể loại axit béo này giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh mắt sau này trong cuộc sống.

Ngoài ra, ăn nhiều omega-3 đã được chứng minh là làm giảm áp lực liên quan đến bệnh tăng nhãn áp.

3.5 Thực phẩm giàu magiê

photo-1641906174089

Thực phẩm giàu magiê.

Chuối, bơ, hạt bí ngô và đậu đen… là những nguồn tuyệt vời để cung cấp magiê cho cơ thể.

Các nghiên cứu sơ bộ cho thấy magiê trong chế độ ăn uống có thể có lợi cho những người bị bệnh tăng nhãn áp bằng cách cải thiện lưu lượng máu đến mắt. Nó cũng giúp bảo vệ các tế bào hạch võng mạc, giúp xử lý thông tin thị giác trong mắt và truyền đến não qua dây thần kinh thị giác.

4. Thực phẩm nên tránh

Người bệnh tăng nhãn áp nên tránh các thực phẩm góp phần gây ra hội chứng chuyển hóa, béo phì, huyết áp thất thường và đái tháo đường… Vì đây là những yếu tố nguy cơ của bệnh tăng nhãn áp góc mở nguyên phát (POAG). Do đó, một chế độ ăn uống giúp duy trì huyết áp bình thường và nồng độ glucose trong máu sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp.

Các nghiên cứu cũng lưu ý rằng, có mối liên quan giữa béo phì và tăng áp lực nội nhãn (IOP) và tăng nhãn áp. Mặc dù chưa có bằng chứng nào chỉ ra rằng giảm cân làm giảm nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp, nhưng giảm đáng kể IOP đã được báo cáo ở người, thông qua giảm cân.

Chế độ ăn giàu carbohydrate cũng có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp cao hơn, trong khi lượng carbohydrate thấp hơn tương quan với nguy cơ ít hơn.

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024