Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
19/04/2015 00:04 # 1
oanhoanh2122
Cấp độ: 15 - Kỹ năng: 11

Kinh nghiệm: 55/150 (37%)
Kĩ năng: 12/110 (11%)
Ngày gia nhập: 20/03/2014
Bài gởi: 1105
Được cảm ơn: 562
NGƯỜI BỆNH ĐÃ GIÚP TÔI GẮN BÓ VỚI NGHỀ ĐIỀU DƯỠNG


Đó là tâm sự từ đáy lòng của thạc sỹ Nguyễn Việt Thắng - Phó trưởng phòng Nghiệp vụ Y (Sở Y tế Hà Tĩnh), người đã có hơn 20 năm gắn bó với nghề điều dưỡng trên nhiều cương vị khác nhau. Chính người bệnh đã giúp anh nhận thấy giá trị của nghề điều dưỡng để từ đó làm việc với niềm khát khao, đam mê…

Nguyễn Việt Thắng sinh năm 1968, quê ở Kỳ Phú (Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Tốt nghiệp Trung cấp Y tế Nghệ Tĩnh năm 1990, anh về tập sự tại Bệnh viện Đa khoa Kỳ Anh, sau đó, chính thức được điều về công tác tại Phòng khám Đa khoa khu vực Bắc Kỳ Anh.

Với nhiệt huyết của tuổi trẻ, anh đem tất cả những gì học được để phục vụ, chăm sóc sức khỏe người dân. Tuy nhiên, từ lý thuyết đến thực tiễn là cả một khoảng cách. Anh Thắng nhớ lại: “Hồi ấy, nhiều đêm tôi không ngủ được và đã nghĩ đến việc bỏ cuộc, nhưng rồi chính bệnh nhân đã giúp tôi vượt qua khó khăn. Tôi vui khi thấy người bệnh vượt qua cơn đau, được trở về với cuộc sống; vui vì bệnh nhân được chăm sóc tốt. Những niềm vui nho nhỏ hàng ngày đã cho tôi hiểu rằng, mỗi nghề đều có giá trị riêng của nó, cái chính là mình sống và làm việc như thế nào!”.

Chỉ sau 2 năm vào nghề, anh đã được Bệnh viện Đa khoa Kỳ Anh đề cử vào BCH Hội Điều dưỡng Hà Tĩnh. Năm 2001, anh được Sở Y tế điều về giảng dạy bộ môn điều dưỡng tại Trường Trung cấp (nay là Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh). Cùng với việc giảng dạy kiến thức chuyên môn cho học sinh, từ trải nghiệm bản thân, anh luôn cố gắng giúp học sinh, sinh viên trau dồi bản lĩnh nghề nghiệp, lòng yêu nghề ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Anh kể cho các em nghe về những cống hiến to lớn của các thế hệ điều dưỡng Việt Nam, những tấm gương vượt khó để thành tài… Đặc biệt, trong giờ thực hành lâm sàng tại bệnh viện, anh luôn “nhập vai” người điều dưỡng viên tiêu biểu để học sinh học tập, từ việc giao tiếp với bệnh nhân cũng như hướng dẫn thao tác kỹ thuật nhẹ nhàng, chính xác.

Với niềm đam mê và tâm huyết, năm 2003, Nguyễn Việt Thắng được tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch Hội Điều dưỡng Hà Tĩnh. Trong điều kiện làm việc “4 không” (không kinh phí, không văn phòng, không biên chế và không phương tiện thiết bị) nhưng Chủ tịch Hội Điều dưỡng vẫn hăng say, miệt mài, nhờ đó, hội vẫn duy trì hoạt động thường xuyên và phát huy được vai trò của mình.

Tháng 8/2012, Nguyễn Việt Thắng giữ chức vụ Phó trưởng phòng Nghiệp vụ Sở Y tế tỉnh Hà Tĩnh. Trên cương vị mới, anh lại có nhiều đóng góp cho công tác điều dưỡng ở một phương diện khác. Anh đã tham mưu Sở Y tế hoàn thiện quy định về điều dưỡng; quy trình kỹ thuật, hướng dẫn theo dõi, chăm sóc người bệnh tại các bệnh viện. Ngoài nhiệm vụ chung, tranh thủ ngày nghỉ, anh còn tập huấn và hỗ trợ các bệnh viện tổ chức hội thi tay nghề, giúp các đơn vị không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

Anh Thắng tâm sự: “Trước đây, nhiều người quan niệm, điều dưỡng viên là người chỉ thực hiện y lệnh, nhưng nay thì hoàn toàn khác. Người điều dưỡng phải chủ động trong chăm sóc bệnh nhân, phải đảm bảo an toàn cho người bệnh khi sử dụng thuốc, phẫu thuật và phòng chống nhiễm trùng bệnh viện. Nếu điều dưỡng không theo dõi sát người bệnh, phát hiện, xử trí và báo cáo kịp thời các tình huống xảy ra thì rất nguy hại cho bệnh nhân. Bởi vậy, người điều dưỡng phải có kiến thức và trách nhiệm mới làm chủ được công việc”.

Trong mỗi câu chuyện, anh đều thể hiện lòng tự hào nghề nghiệp, trách nhiệm chăm lo, bồi dưỡng thế hệ điều dưỡng kế cận. Và tôi hiểu, không phải tự nhiên anh có được “trọn một tấm lòng” như thế, nó được “hun đúc” từ tình yêu thương bệnh nhân. Đó cũng chính là tấm lòng của người thầy thuốc “Lương y như từ mẫu”.

Thục Chi – Báo Hà Tĩnh

 



oanhoanh

 

 


 
Các thành viên đã Thank oanhoanh2122 vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024