Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
14/01/2015 09:01 # 1
oanhoanh2122
Cấp độ: 15 - Kỹ năng: 11

Kinh nghiệm: 55/150 (37%)
Kĩ năng: 12/110 (11%)
Ngày gia nhập: 20/03/2014
Bài gởi: 1105
Được cảm ơn: 562
Văn Hóa Đi Khám Bệnh


Văn hóa đi khám bệnh

Câu chuyện đáng suy nghĩ về một bộ phận bệnh nhân có “VĂN HÓA ĐI KHÁM BỆNH”.

https://lh4.googleusercontent.com/-RsydwuS-f58/U8VePJpqZBI/AAAAAAAAF5A/3gK6MUiYwEg/s800/kham%2520benh.gif


Bạn cứ tưởng tượng ở cảnh bạn là một bác sĩ, vào mỗi buổi sáng tới chiều, ngồi phòng khám, khám lần lượt từng bệnh, từng bệnh. Nhưng danh sách bệnh nhân chờ khám vẫn cứ dài ra không dứt. Hết đợt bệnh này đến đợt bệnh khác. Và bạn liên tục, liên tục thăm khám, không có thời gian để đi vệ sinh, không có thời gian để ăn sáng, nghỉ ngơi, dù đúng luật thì các y bác sĩ có quyền nghỉ 15-30 phút trong 4-5h làm việc liên tục.

Mỗi người bệnh một tâm trạng khác nhau. Nhưng đa phần đều có thói quen như một văn hóa không thể thay đổi được: “Không biết chờ đợi, không biết xếp hàng, không biết nhường cho người già, người tàn tật, người bệnh nặng.”

Họ đi khám và đều tự cho rằng mình phải là người được ưu tiên, sẵn sàng chen lấn, dẫm đạp lên nhau khi đăng ký số thứ tự. Sẵn sàng tuôn ra những từ ngữ rất chi gọi là “vô văn hóa” dành cho những người xung quanh, kể cả các y bác sĩ đang thăm khám cho họ. 

Nếu bạn khám quá lâu, quá kỹ, người bệnh sau sẽ than phiền rằng tại sao phải chờ quá lâu như vậy !!!!

Nếu bạn khám quá nhanh, người bệnh sẽ không hài lòng vì cho rằng bạn đang khám ẩu !!!

Nếu BHYT không có những thuốc cần thiết để điều trị cho 1 bệnh lý mà người bệnh đang mang, bạn giải thích và yêu cầu người bệnh mua để điều trị thì họ cho rằng bạn đang thông đồng với công ty dược để ăn hoa hồng chênh lệch. Và có một số người sẽ cho rằng: “Tôi mua BHYT, tại sao lại phải trả thêm tiền cho những loại thuốc này ? tại sao tôi lại phải đồng chi trả với BHYT chứ ?”

Nếu bạn cho những thuốc trong danh mục BHYT, người bệnh nhìn vào tổng số tiền thuốc và tên thuốc sẽ chê rằng thuốc này “dỏm, rẻ tiền, không thể nào hết bệnh được”

Khi bạn tỏ vẻ nhiệt tình, cẩn thận, kỹ lưỡng thăm khám, họ sẽ cho rằng bạn đang tìm cách tỏ vẻ để vòi tiền họ

Khi bạn thờ ơ, lạnh nhạt, họ sẽ cho rằng bạn không nhiệt tình và có thể họ sẽ nhanh chóng phản ánh với BGĐ bệnh viện

Đôi lúc, có những bệnh nhân phải nói rất ư là tiết kiệm thời gian. Họ chưa kịp đăng ký khám, chưa đi đến phòng khám nơi bạn đang ngồi, họ đã điện thoại ngay đến đường dây nóng và phản ánh rằng bạn không có ở đó. Họ sẵn sàng nói sai sự thật chỉ vì quan điểm đơn giản là: “Có gọi trước cho đường dây nóng, thế nào họ cũng sẽ được khám trước người khác”

Văn hóa đi khám bệnh của người Việt Nam mình thật là hay, khiến cả thế giới nể phục.

Thế mà cũng có những anh chàng, cô nàng nhà báo, cũng đi khám bệnh, đưa người nhà khám bệnh. Trước mặt nhân viên y tế thì tỏ vẻ ta là NHÀ BÁO. khám không đàng hoàng, bắt ta phải chờ lâu thì ta sẽ về viết bài cho mà chết. Hoặc cũng có trường hợp nhờ vả, ỉ ôi, cậy thế cậy quyền cậy quen biết này nọ để được ưu tiên đi trước người khác, bất kể người già, phụ nữ có thai. Thế nhưng lúc nào trên báo họ cũng tỏ vẻ là người đàng hoàng, ngay thẳng, sẵn sàng hy sinh vì người khác.

Ngay cả những người thân của các xếp to, xếp nhỏ. Họ ỉ hơi, dựa thế, cậy mình người nhà, người quen là xếp, sẵn sàng ăn thua đủ với các y bác sĩ.

Với 1 cường độ làm việc thăm khám trên dưới 100 bệnh nhân / 8 tiếng + Trực gác liên tục, lương bổng eo hẹp, đời sống khó khăn, áp lực trách nhiệm, môi trường làm việc độc hại. Thì thử hỏi tại sao các bác sĩ giỏi không lần lượt ra đi khỏi môi trường nhà nước, chảy máu chất xám ra ngoài môi trường tư nhân. Và nếu không có sự yêu nghề, liệu sẽ còn lại bao nhiêu Bs sẽ duy trì cái nghiệp này.

Vừa rồi, gặp lại một anh, nguyên là phó khoa cấp cứu ngoại viện 115, giờ ra ngoài làm cho Bv tư nhân. Nhìn anh ấy khác hẳn cái thời làm xếp, mập mạp, trắng trẻo, và thư thái hơn. Nghe anh ấy nói về 1 thời gian dài trên 15 năm bị ức chế với cái gọi là “PHẢI HI SINH CHO LƯƠNG Y NHƯ TỪ MẪU”, đôi lúc phải nhịn ăn uống, vệ sinh để xử trí những trường hợp cấp cứu. 15 năm làm cấp cứu ngoại viện là 15 năm liên tục bị STRESS. Sự đối xử của nhà nước và người bệnh tại các Bv công lập đã làm những con người nhiệt huyết như anh ấy phải chùn chân, mỏi gối để rồi ra đi không hối tiếc. 

ÔI! HẠNH PHÚC SAO KHI TA VẪN CÒN NHIỆT HUYẾT TUỔI TRẺ ĐỂ PHỤC VỤ. NHƯNG KHI TA KHÔNG CÒN ĐỦ NHIỆT HUYẾT, CÓ LẼ TA CŨNG SẼ DỪNG BƯỚC

Vâng! Đây là những lời chia sẻ của một người anh mà mình rất quý – anh là một Bs CKII của một bệnh viện phía Nam, một người bác sĩ rất nhiệt tình, tận tâm. Rất đáng để suy ngẫm phải không các bạn.

Mình cũng có một vài câu chuyện muốn chia sẻ với mọi người, mong sao mọi người có cái nhìn đúng hơn về cái gọi là “Văn hóa đi khám bệnh”.

Trước tiên mình muốn mọi người hiểu một chút về cái gọi là ” Văn hóa đi khám bệnh” – Nó không phải là chuyện xếp hàng, xếp số đến lượt thì vào khám… Văn hóa đi khám bệnh nó không phải như vậy các bạn ạ. Văn hóa đi khám bệnh nó thể hiện ngay từ những thứ nhỏ nhặt nhất như cử chỉ, lời nói, thái độ của các bạn. Văn hóa đi khám bệnh còn là sự nhường nhìn, đâu phải là cứ xếp số trước là phải được khám trước đâu. Những trường hợp nặng, trường hợp cấp cứu, người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai… các bạn cũng nên nhường cho họ một chút chứ. Nhưng có mấy ai vui vẻ khi làm những việc đó đâu? Khi thấy bác sĩ cho người khác vào khám trước là bắt đầu thái độ, là bực bội… Có lần mình đi khám bệnh từ thiện, hoàn toàn là miễn phí các bạn ạ. Mình có cho một trường hợp là người nhà của một anh bên ban tổ chức vào khám trước. Bên ngoài có một cô vùng vằng, tỏ thái độ khó chịu. Mình có giải thích là đây là một trường hợp người quen, cháu cho bệnh nhân đó khám trước rồi sẽ khám cho các bác, mong các bác thông cảm. Cô bệnh nhân nói với hàm ý kiểu như mình nhận tiền của bệnh nhân kia nên khám trước cho họ. Thật sự nó làm mình suy nghĩ rất nhiều.

– Mình và một người thầy của mình ngồi ở phòng khám của một bệnh viện tuyến đầu cả nước. Buổi sáng ngồi phòng khám từ 8h-11h30 là hết giờ nhưng hôm nào mình và thầy cũng ngồi tới 12h rồi mới đi ăn cơm. Một buổi sáng khám, giải quyết cho 40 bệnh nhân là chuyện bình thường. Khối lượng công việc thì các bạn không tưởng tượng được đâu. Mình và thầy ngồi phòng khám ngoại, khi bệnh nhân vào khám phải khám lâm sàng, chỉ định xét nghiệm, chờ xét nghiệm về rồi làm tiếp: Người thì cho đơn về, tư vấn điều trị, hẹn khám lại. Người thì chuyển cấp cứu, người thì cho làm hồ sơ nhập viện… Trong khi đó vẫn tranh thủ những lúc bệnh nhân vắng để làm tiểu phẫu cho những bệnh nhân có chỉ định làm tiểu phẫu. Các bạn không biết được là công việc của thầy trò mình bận rộn, liên chân liên tay như thế nào đâu. Buổi chiều thì bệnh nhân it hơn nhưng cũng không phải là nhàn nhã. Khám chưa bệnh cho nhiều bệnh nhân, phần lớn họ đều cảm ơn, đều thể hiện sự tôn trọng, yêu quý. Nhưng cũng có một vài trường hợp khiến mình nghĩ mà buồn. Hôm vừa rồi mình có gặp một trường hợp, gia đình đưa cháu bé đi khám vì hẹp bao quy đầu. 16h ông bố mới đưa cháu vào khám, khám lâm sàng xong, đánh giá mức độ hẹp của cháu này thì cần phải nong tách bao quy đầu, cần có dụng cụ chứ ko nong được bằng tay. Lúc này phòng tiểu phẫu họ cũng chuẩn bị đóng cửa. 16h30 cũng hết giờ khám và hôm đó thầy mình còn bận đi họp. Vậy nên hẹn bệnh nhân này sáng hôm sau quay lại khám, rồi thầy mình sẽ nong tách cho cháu bé. Ông bố tỏ ra vùng vằng rồi điện cho người nọ người kia nhờ làm ngay cho. Sau đó còn có những lời lẽ thiếu văn hóa, không nói trước mặt bác sĩ  nhưng mình có nghe thấy anh ta nói ” thôi đéo thèm khám nữa, về quê làm… ”

– Một câu chuyện khác mình cũng mới phải trải qua cách đây không lâu. Mình trực cấp cứu, bệnh nhân vào thì đông, nhiều bệnh nhân nặng. Lúc kịp trực vừa cấp cứu xong cho 2 ca bệnh nặng liên tiếp – Một ca Suy hô hấp cấp / đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ( COPD ) và một bệnh nhân nôn máu ( Bệnh nhân có nôn máu ở nhà, vừa vào tới cửa khoa cấp cứu bệnh nhân nôn thêm gần 1 lít máu cục, máu đen ) tình trạng rất nặng. Vì vậy mà kíp trực phải khẩn trương để cấp cứu, xử trí cho 2 bệnh nhân này. Khi cấp cứu xong thì một anh người nhà bệnh nhân vào phản ánh với bác sĩ tua trực với một thái độ khó chấp nhận được. Anh ta nói là không chăm lo cho vợ anh ta, anh ta nói chuyện phải nói là khó chấp nhận được. Đành là vợ anh ta sốt 38,5 độ, nhưng cũng đã được sinh viên kiểm tra nhiệt độ, huyết áp rồi cho nằm theo dõi, chờ làm xét nghiệm. Đã giải thích rõ với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Nhưng anh ta tỏ thái độ, anh ta nói ” Bệnh nhân nào cũng là bệnh nhân ” – các anh không thể chăm lo cho những bệnh nhân nặng mà không chăm lo cho vợ tôi như thế được. Ít ra cũng phải có một điều dưỡng bên cạnh chăm sóc cho vợ tôi mới đúng chứ… Rồi anh ta thái độ, bà mẹ chồng tự nhiên chạy vào ” Cho vợ mày về, sang viện khác con ơi. Ở đây nghe “chúng nó” nói làm gì… ” . Nhìn mấy người đấy “cũng giống” những người có văn hóa mà ăn nói làm mình thấy buồn, thất vọng ghê gớm. Rồi họ còn đứng gọi điện cho người nọ người kia, đòi gặp trưởng khoa, BGD bệnh viện…v.v Thật là khó chấp nhận.  Xin được nói thêm về cái bệnh viện mà mình nói tới – Nó là một trong số ít những bệnh viện có sự phản hồi tích cực nhất từ phía bệnh nhân về các dịch vụ chăm sóc, chữa trị, về thái độ phục vụ…

Đến mức mà sau khi nhà đó tự đi sang viện khác thì một vài bệnh nhân khác còn nói với bác sĩ rằng: “Các bác cứ làm công việc của mình đi, những người như thế không đáng để suy nghĩ đâu”.

Bác sĩ cũng là con người mà. Ai cũng có suy nghĩ, cảm xúc chứ. Làm việc vất vả, vì bệnh nhân như vậy nhưng vẫn bị xúc phạm. Ai là người bảo vệ cho bác sĩ đây.

Xã hội, báo chí cũng nói nhiều đến việc Bác sĩ phải như thế này, phải như thế kia. Nhưng có ai tìm hiểu xem người bệnh khi tham gia các dịch vụ chăm sóc sức khỏe phải như thế nào không?

Mình xin phép trích lại một phần nhỏ trong Luật khám chữa bệnh của Bộ Y tế.

NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BỆNH

Điều 14. Nghĩa vụ tôn trọng người hành nghề

Tôn trọng và không được có hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng của người hành nghề và nhân viên y tế khác.

Điều 15. Nghĩa vụ chấp hành các quy định trong khám bệnh, chữa bệnh

1. Cung cấp trung thực thông tin liên quan đến tình trạng sức khỏe của mình, hợp tác đầy đủ với người hành nghề và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

2. Chấp hành chỉ định chẩn đoán, điều trị của người hành nghề, trừ trường hợp quy định tại Điều 12 của Luật này.

3. Chấp hành và yêu cầu người nhà của mình chấp hành nội quy của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

Điều 16. Nghĩa vụ chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh

Người bệnh có trách nhiệm chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp được miễn, giảm theo quy định của pháp luật. Trường hợp người bệnh tham gia bảo hiểm y tế thì việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

nguồn : chiaseykhoa.com

 



oanhoanh

 

 


 
Các thành viên đã Thank oanhoanh2122 vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024