Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
14/01/2015 09:01 # 1
oanhoanh2122
Cấp độ: 15 - Kỹ năng: 11

Kinh nghiệm: 55/150 (37%)
Kĩ năng: 12/110 (11%)
Ngày gia nhập: 20/03/2014
Bài gởi: 1105
Được cảm ơn: 562
[ Học Lâm Sàng ] – Một Vài Lời Nhắn Nhủ, Chia Sẻ Của Một Người Thầy


[ Học lâm sàng ] – Một vài lời nhắn nhủ, chia sẻ của một người thầy

Một năm học mới đã chính thức bắt đầu. Mình cũng chẳng phải hạng cao siêu gì, nhưng với tư cách là một người đi trước, một cựu Sinh viên, xin được có vài nhời nhắn nhủ với các bạn Sinh viên đang đi và sẽ đi lâm sàng, một số điều các bạn nên chú ý khi đi Bệnh viện như sau:

1. Môi trường Bệnh viện thực tế là một môi trường rất “bẩn”, bẩn theo đúng nghĩa của ngành Y, với mọi loại bệnh tật lây nhiễm khác nhau. Vì vậy trước khi đi Lâm sàng SV nên chuẩn bị cho mình những kiến thức cơ bản về phòng chống nhiễm khuẩn, vừa để bảo vệ cho mình vừa phòng chống lây nhiễm chéo cho người bệnh. Luôn chuẩn bị trong túi áo Blouse mũ và khẩu trang (loại dùng một lần). Luôn rửa tay hoặc ít nhất là sát khuẩn tay bằng cồn sát khuẩn nhanh trước và sau khi khám cho mỗi người bệnh. Thường xuyên sát khuẩn, vệ sinh những dụng cụ khám bệnh (ống nghe, bộ đo huyết áp…). Khi thăm khám người bệnh cần xác định tư tưởng là người bệnh này có thể có một bệnh truyền nhiễm mà mình không biết được (HIV, viêm gan B, viêm gan C, lao…) để mình cẩn thận khi thăm khác (tất nhiên là không phải để kỳ thị hoặc đề phòng thái quá).
– Những thăm khám không cần găng như: Khám bệnh mà không tiếp xúc chất thải và chất tiết, tiêm bắp, tiêm dưới da…Mình rất bực và gét khi thấy ai đó đeo găng tay nhưng cầm vào bệnh án, giấy tờ hoặc tay nắm cửa, bàn phím máy tính…
– Những thăm khám cần đeo găng: Thăm trực tràng và âm đạo (đương nhiên  ), tiêm tĩnh mạch, thay túi máu…cho người bệnh. Mình thấy nhiều bạn tiêm TM, lấy máu cho người bệnh hoặc thay túi máu mà không đeo găn sau đó máu của người bệnh rây ra tay, thật là nguy hiểm hết sức.
– P/S: Các bạn nên xét nghiệm kiểm tra HBV, nếu HBsAg âm tính nên đi tiêm phòng HBV trước khi đi LS vì rõ ràng là có nguy cơ lây nhiễm HBV mà mình không nhận biết được.

2. Luôn luôn phải “đề cao tinh thần cảnh giác” để giữ an toàn cho bản thân. Thực tế thì BV là một môi trường rất phức tạp, một mét vuông có rất nhiều côn đồ, trộm cướp. Nếu một chút chủ quan thì mình có thể gặp “tổn thương” ngay, hoặc ít nhất là mất tài sản. Những thứ quý giá (điện thoại, tiền, vàng) luôn đem theo bên người. Những nơi đông người (cầu thang, khoa khám bệnh) thường có nguy cơ bị móc túi rất cao. Có những đối tượng mặc báo blouse vào tận từng khoa để ăn trộm rồi mang đồ đi rất dễ dàng. Vì vậy cảnh giác với bọn trộm cướp là không bao giờ thừa.

3. Luôn có thái độ “mình phải tôn trọng chính mình” và tôn trọng người khác.
– Một số SV có cái tôi quá lớn, sẵn sàng cãi lại như chém chả đối với nhân viên Bệnh viện, các bậc đàn anh thậm chí cả thầy mình. Các cụ nói không sai “Tiên học lễ, hậu học văn”. Chả mai muốn chỉ bào, dậy dỗ một người mà hắn coi mình chả ra cái cóc khô gì.
– Sinh viên thì không yêu cầu phải “quần là áo lượt” nhưng ít nhất cũng không nên mang những bộ quần áo blouse đã đổi màu “cháo lòng” đến BV. Khi đó thì khó mà người bệnh nào muốn tiếp xúc với SV. Cá biệt có bạn SV còn để râu khá dài. Đúng là vãi cả sinh viện.

4. Khi đi lâm sàng là phải tiếp xúc với người bệnh, chứ không phải hành lang. Sách là để về nhà đọc và tra cứu chứ không phải ngồi phòng giao ban để nghiên cứu. Luôn xác định tự học là chính, và chủ động hỏi các thầy cô, các anh chị đi trước. Các thầy cô thường là rất bận, vì vừa phải giảng dậy, vừa phải điều trị và làm thủ thuật (trách nhiệm và nghĩa vụ đối với người bệnh), vừa phải làm nhiều công việc khác để nâng cao vị thế của bản thân và nhà trường đối với Bệnh viện. Mình vẫn nhớ lời cô chủ nhiệm hồi học Đại học: Các em khi đi học lâm sàng tại Bệnh viện phải bắt đầu học từ cái nhỏ nhất trở đi, kể cả học từ người hộ lý. Điều này không bao giờ thừa. Thay vì ngồi hành lang và nói chuyện phiếm, hãy dành thời gian để học lâm sàng theo đúng nghĩa.

5. Điều cuối cùng, luôn kết hợp lý thuyết và thực hành. Nếu thực hành mà không có lý thuyết thì đó là mù quáng và có thể nguy hiểm đến người bệnh. Còn nếu học lý thuyết mà không biết đối chiếu thì chỉ là lý thuyết suông và sẽ rất khó nhớ.

Một vài điều thoáng trăn trở, mong là có một chút ích lợi.

Đây là những nhắn nhủ, những chia sẻ của thầy Thanh – khoa Thận – tiết niệu Bệnh viện Bạch Mai – Giảng viên Bộ Môn Nội Trường Đại học Y Hà Nội muốn gửi gắm đến các bạn sinh viên khi đi học lâm sàng ở các bệnh viện.

Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích nhiều cho nhiều bạn sinh viên.

nguồn : chiaseykhoa.com

 



oanhoanh

 

 


 
Các thành viên đã Thank oanhoanh2122 vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024