Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
22/07/2014 23:07 # 1
Nghiem_huyen
Cấp độ: 15 - Kỹ năng: 9

Kinh nghiệm: 21/150 (14%)
Kĩ năng: 55/90 (61%)
Ngày gia nhập: 05/11/2012
Bài gởi: 1071
Được cảm ơn: 415
mệt mỏi ở bệnh nhân ung thư


Nguyên nhân của sự mệt mỏi rất đa dạng và mang tính chất cá thể. Tuy nhiên nguyên nhân bệnh học của mệt mỏi chưa được xác định, một vài yếu tố sinh lý bệnh và tâm lý có liên quan đến mệt mỏi.

Mệt mỏi liên quan đến ung thư là một trạng thái yếu ớt, cảm giác kiệt sức mang tính chất chủ quan, do bệnh ung thư hay liệu trình điều trị bệnh ung thư mang lại. Cảm giác này thường tồn tại một cách dai dẳng, kéo dài gây ảnh hưởng trầm trọng đến các hoạt động thường ngày. Mức độ ảnh hưởng của sự mệt mỏi có thể ở mức trầm trọng gây ảnh hưởng nặng nề đến các hoạt động chức năng của các cơ quan sống. Bệnh nhân ung thư thường mô tả cảm giác mệt mỏi bằng các từ ngữ như: không muốn làm gì, mệt mỏi vô cùng, cảm thấy yếu ớt, chỉ muốn nằm bẹp tại chỗ… Mệt mỏi trong ung thư cũng có thể mô tả bởi các từ ngữ như: mất khả năng điều khiển, cạn kiệt năng lượng, tinh thần suy sụp, mất hết sinh lực và sự muốn tồn tại,… đặc biệt hiện tượng mệt mỏi trong ung thư này không cải thiện với việc nghỉ ngơi và ngủ. Mệt mỏi và các triệu chứng liên quan khác thường ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như tiên lượng sống của người bệnh ung thư. Các nghiên cứu đã chỉ ra, mệt mỏi xuất hiện ở 40% bệnh nhân ung thư ở giai đoạn vừa được chẩn đoán, ở 90% bệnh nhân ung thư đang được điều trị bằng xạ trị và ở 80% bệnh nhân đang được điều trị bằng hóa chất.
 


Ảnh minh họa. Nguồn: Internert


Nguyên nhân của sự mệt mỏi rất đa dạng và mang tính chất cá thể. Tuy nhiên nguyên nhân bệnh học của mệt mỏi chưa được xác định, một vài yếu tố sinh lý bệnh và tâm lý có liên quan đến mệt mỏi.

Các yếu sinh lý bệnh như tố liên quan:
- Gây ra bởi khối u (đặc biệt u ở hệ thần kinh trung ương).
- Gây ra bởi liệu trình điều trị (phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, sử dụng thuốc nhóm opioid (họ morphin), thuốc miễn dịch)
- Một số tính trạng bệnh lý nền sẵn có như: thiếu máu, suy tim, suy các tạng khác (thận, gan..)
- Suy dinh dưỡng, suy tuyến giáp, các bệnh lý chuyển hóa liên quan đến cơ vân.
- Đau do ung thư.
- Thay đổi hệ miễn dịch, thay đổi lượng hormone nhóm steroid, mất ngủ hay thay đổi nhịp giấc ngủ sinh học.
Các yếu tố tâm lý có thể gây nên tình trạng mệt mỏi:
- Lo lắng
- Trầm cảm.

Ngoài ra, yếu tố môi trường gây mệt mỏi như: bệnh viện hay thay đổi môi trường sống cũng là yếu tố thúc đẩy tăng thêm sự mệt mỏi.

Để đánh giá sự mệt mỏi, Bác sĩ có thể dùng thang điểm VAS (Visual analog scal) hoặc thang điểm BFI (Brief Fatigue Invevtory) để hỏi, đánh giá bệnh nhân đồng thời đánh giá hiệu quả của quá trình điều trị. Vì vậy, ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh ung thư, ngay từ khi mới có chẩn đoán hay trong quá trình thực hiện các phác đồ điều trị ung thư, nếu bệnh nhân có dấu hiệu của sự mệt mỏi nên cần đến sự hỗ trợ của Bác sĩ chăm sóc giảm nhẹ. Sự mệt mỏi trong ung thư thường không cải thiện với việc nghỉ ngơi và ngủ đơn thuần, mà cần có những can thiệp bằng các phương pháp, các liệu pháp không dùng thuốc là chủ yếu. Ngoài ra, việc đánh giá và điều trị toàn diện các bệnh lý sẵn có, đồng thời hỗ trợ dinh dưỡng đúng cách cũng góp phần cải thiện nhanh tình trạng mệt mỏi, giúp hỗ trợ cho việc tuân thủ điều trị, nâng cao hiệu quả điều trị ung thư.

 

Bác sĩ Bùi Hạnh Tâm
Khoa Chăm sóc giảm nhẹ
Bệnh viện Đại học Y Dược, Thành phố Hồ Chí Minh


              Nghiêm huyền-khoa Dược-PECer

                      face Nghiêm Thị Huyền

            HỌC TỐT <> MƠ NHIỀU <> YÊU  ĐẮM

TÔI CẦN CÓ 1 ƯỚC MƠ THẬT LỚN,NẾU KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ CHƯA SỐNG ĐỦ

Chuẩn bị đầy đủ để chạy đua trong cuộc chiến tri thức và bản lĩnh ngành Dược Việt Nam


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024