Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
21/07/2014 09:07 # 1
Nghiem_huyen
Cấp độ: 15 - Kỹ năng: 9

Kinh nghiệm: 21/150 (14%)
Kĩ năng: 55/90 (61%)
Ngày gia nhập: 05/11/2012
Bài gởi: 1071
Được cảm ơn: 415
Trung quốc thách thức mang tên đái tháo đường


Phần 1 : Thực trạng và thách thức

diabetes-diet-and-lifestyle

Marketing, truyền thông và quan hệ thương mại ở Trung Quốc

đầy cạm bẫy, nhưng cũng lắm tiềm năng.

Thực trạng

Trung Quốc, quốc gia đông dân nhất thế giới – xấp xỉ 1,4 tỷ người (theo WHO) – trong đó có khoảng 114 triệu người bị bệnh đái tháo đường (theo một nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí Hiệp hội Y học Mỹ – JAMA). Thế giới hiện nay có khoảng 347 triệu người đang mắc phải căn bệnh này. (Trung Quốc chiếm tỉ trọng gần 32,8 %) . WHO dự  đoán bệnh đái tháo đường sẽ trở thành 1 trong 7 nguyên nhân bệnh tật  chính gây tử vong đến năm 2030, điều này đòi hỏi chính quyền Bắc Kinh cần phải có hành động với thách thức khá lớn sắp sửa thành hiện thực trong tương lai gần.

Trong thực tế, Đái tháo đường đã xuất hiện và phát triển ở 50 chinese aldutsTrung Quốc trong ba mươi năm qua trước khi trở thành “đại dịch” như hiện nay. Nghiên cứu JAMA cho thấy:

Năm 1980:  khoảng 1% dân số TQ mắc phải căn bệnh này.

Năm 1994:  tỉ lệ tăng lên 2,5%

Giai đoạn 2000-2001: Con số này tăng lên 5%

Năm 2007: 9,7 % dân số mắc phải căn bệnh quái ác này và hơn 50% dân số trưởng thành của Trung Quốc có thể đã ở giai đoạn tiền đái tháo đường, trong số đó chỉ có 30% biết họ mắc bệnh.

Bên cạnh những con số đáng báo động, thực tế Trung Quốc là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự đoán tăng trưởng kinh tế nước này vào khoảng 7,5% trong năm 2014 (có thể giảm nhẹ xuống 7,3% trong năm 2015) và sức hấp dẫn này đến từ những công ty muốn đầu tư lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

Trung Quốc cũng xếp hạng gia tăng tiêu thụ lớn nhất thế giới trong ba năm qua và GDP đang tăng lên mạnh mẽ, điều này có nghĩa là người dân nước này có đủ khả năng bỏ tiền để chăm lo cho sức khoẻ của họ hơn. Theo công ty tư vấn McKinsey, Trung Quốc đã  tăng gấp ba lần khoản đầu tư vào chăm sóc sức khỏe từ 357 tỷ USD vào năm 2011 đến 1,000tỷ USD năm 2020.

Hiệp hội Đái tháo đường Trung Quốc (CDS) kết hợp với Hiệp hội Đái tháo đường thế giới (IDF) đã làm nghiên cứu  và đưa ra chi phí điều trị hàng năm cho căn bệnh đái tháo đường khoảng  173.4 tỷ nhân dân tệ (28.5 tỷ USD), chiếm khoảng 13% của tổng số chi tiêu y tế của quốc gia.

 

Thách thức trong việc giáo dục và chữa trị đái tháo đường tại Trung Quốc.

Vấn đề cấp thiết hiện nay đó là thiếu hụt nhu cầu trong việc chẩn đoán và  điều trị đái tháo đường ở Trung Quốc và nhu cầu này vẫn đang tăng không ngừng nghỉ, song song với sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, các công ty chăm sóc sức khỏe đang mọc lên ở trong nước đang phải đối mặt với một số thách thức lớn.

Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ đái tháo đường mới mắc khủng khiếp làm cho hệ thống y tế phải vật lộn để đối phó. Novo Nordisk đã ghi chú trong báo cáo “Biến đổi của đái tháo đường ở Trung Quốc”:  “Sự tăng tỉ lệ trẻ em béo phì ở Trung Quốc dẫn đến bệnh đái tháo đường và các bệnh mạn tính như hiện tượng băng tan chảy dưới  sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu: Một tín hiệu cảnh báo trong thời gian tới”.

Chiến dịch  Sát cánh cùng Đái tháo đường   của Bristol-Myers Squibb (BMS) cho thấy TQ đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt các chuyên gia chăm sóc sức khỏe được đào tạo bài bản, chính điều này đã tạo ra rào cản trong việc ngăn ngừa và kiểm soát đái tháo đường ở Trung Quốc. Báo cáo cũng nói, nếu bác sĩ chỉ dành khoảng sáu giờ đồng hồ cho mỗi bệnh nhân mỗi năm là không đủ để nâng cao nhận thức và tiếp cận điều trị bệnh đái tháo đường. Ngoài ra còn có sự thiếu hụt của hàng triệu nhân viên điều dưỡng tại nhà để chăm sóc cho người cao tuổi là kết quả của những tác động nghiêm trọng dẫn đến lão hóa dân số mắc bệnh đái tháo đường.

Tuy nhiên, theo một báo cáo được công bố bởi công ty tư vấn và kiểm toán Deloitte, Bộ Nội vụ Trung Quốc đã thiết lập một mục tiêu đầy tham vọng để đào tạo 6,000,000 nhân viên chăm sóc sức khỏe vào cuối năm 2020.

Helen Yan – đại diện truyền thông cho Sanofi Trung Quốc và châu Á tại Thượng Hải – phát biểu: Xác định được tâm điểm của thách thức chính là sự mất cân bằng rõ ràng của các nguồn lực trong hệ thống chăm sóc sức khỏe, mà nhất là sự phát triển chênh lệch giữa thành thị và nông thôn.

Trung Quốc đã cố gắng để giải quyết vấn đề này, nhưng sự chênh lệch vẫn còn đó. Trong năm 2009, chính phủ đã công bố “kế hoạch ba năm “cải cách y tế, tạo ra hệ thống chăm sóc sức khoẻ toàn dân  vào năm 2020.

Một khoản ngân sách tương đương 850 tỷ nhân dân tệ (136 tỷ USD), nhằm mục đích để phổ cập bảo hiểm y tế cơ bản, cung cấp một hệ thống thuốc thiết yếu, cải thiện cơ sở y tế tiểu học, cải cách bệnh viện nhà nước và đảm bảo tiếp cận công bằng với các dịch vụ y tế công cộng cơ bản.

Helen Yan bổ sung thêm : Các rào cản nghiêm trọng trong kiểm soát đái tháo đường đó là yếu kém và chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị bệnh nhân, kiểm soát đường huyết không chặt chẽ và thiếu tuân thủ, một tỷ lệ lớn dân số mắc tiền đái tháo đường và các biến chứng liên quan đến bệnh đái tháo đường ngày càng tăng nhanh.

Tuy nhiên, theo Stephanie Yu – phó chủ tịch, người đứng đầu thựcdrugsinhand hành chăm sóc sức khỏe tập đoàn Weber Shandwick Trung Quốc – một trong những vấn đề đau đầu cho các công ty chăm sóc sức khỏe trong việc tìm cách chiếm thị phần tại thị trường Trung Quốc là sự đông đúc nơi đây. Một số ông lớn trong lĩnh vực đái tháo đường đã đặt chân ở  Trung Quốc từ nhiều năm, bao gồm cả Novo Nordisk, Lilly, AstraZeneca, Sanofi, Bayer và BMS.

Stephanie Yu nhận xét rằng chính sự hiện diện này đã tạo ra một tình trạng quá tải thông tin khi thêm vào sự nỗ lực của chính phủ nhằm cải thiện điều trị với mục tiêu giảm tỷ lệ bệnh đái tháo đường trong dân số. Bà nói  : “Trong khi có một nhu cầu rất lớn của giáo dục trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe của Trung Quốc, điều quan trọng của các hãng dược phẩm là phải xem xét dân số và các kênh cụ thể để nhắm mục tiêu cho các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sống của sản phẩm. Điều này không ảnh hưởng đến việc tiếp cận tri thức điều trị, thực hành và lựa chọn các thiết bị tốt nhất giữa các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác nhau của bệnh  nhân “.



 
Namud.vn 



              Nghiêm huyền-khoa Dược-PECer

                      face Nghiêm Thị Huyền

            HỌC TỐT <> MƠ NHIỀU <> YÊU  ĐẮM

TÔI CẦN CÓ 1 ƯỚC MƠ THẬT LỚN,NẾU KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ CHƯA SỐNG ĐỦ

Chuẩn bị đầy đủ để chạy đua trong cuộc chiến tri thức và bản lĩnh ngành Dược Việt Nam


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024