Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
21/07/2014 09:07 # 1
Nghiem_huyen
Cấp độ: 15 - Kỹ năng: 9

Kinh nghiệm: 21/150 (14%)
Kĩ năng: 55/90 (61%)
Ngày gia nhập: 05/11/2012
Bài gởi: 1071
Được cảm ơn: 415
PHARMA CODE MỚI VÀ QUÁ TRÌNH THỰC THI


Ngành công nghệ dược phẩm thế giới đang dần bị thắt chặt hoạt động bởi một đạo luật marketing mới trong ngành dược mà vẫn được gọi là “Pharma Code”. Đạo luật này được áp dụng vơi tất cả các công ty thuộc Liên đoàn quốc tế các nhà sản xuất và hiệp hội dược phẩm (International Federation of Pharmaceutical Manufacturers and Associations – IFPMA) có trụ sở đặt tại Geneva – thụy sĩ. Pharma Code mới được đưa ra nhằm giảm hoạt động marketing đen trong ngành dược, đặc biệt tại các thị trường mới nổi. Pharma Code mới này có hiệu lực từ tháng 9/2012, trong đó quy định rõ các quy tắc ứng xử trong mối quan hệ giữa công ty dược phẩm – chính phủ – nhân viên y tế. Các hoạt động marketing phải đảm bảo trong sạch, đạt chuẩn mực đạo đức của ngành. Điều đó đồng nghĩa với việc tất cả hoạt động mà trước nay vẫn diễn ra như: chi phí bôi trơn trong đăng ký thuốc, lưu hành thuốc (chi phí cho bác sĩ tham gia hội thảo ở nước ngoài, tặng phẩm cá nhân, đồ gimmick…) đều không được phép. Hoạt động marketing trong ngành dược sẽ bị giám sát chặt chẽ hơn trước.

Hiện nay, thị trường mới nổi là nơi có tiềm năng tăng trưởng mạnh, là nơi mà các công ty dược đa quốc gia đặt mục tiêu tăng trưởng cao nhằm bù lại khoản lợi nhuận bị suy giảm ở các thị trường phát triển. Tuy nhiên, thị trường mới nổi lại là nơi mà vấn đề tham nhũng và hối lộ xảy ra nhiều hơn so với các thị trường khác. Hàng năm hầu hết các công ty dược phẩm đa quốc gia phải chịu mức phạt khá lớn do các hoạt động marketing đen. Số tiền phạt thường rất lớn có thể từ hàng chục  tới hàng trăm triệu đô tùy theo mức độ vi phạm. Mức tiền phạt này có thể tương đương với tổng doanh thu của cả một thị trường nhỏ như châu á thái bình dương. Vì vậy, việc tuân thủ theo Pharma Code đối với các công ty dược phẩm đa quốc gia là điều rất cần thiết.

David Brennan (CEO của AstraZeneca) người giữ chức chủ tịch IFPMA hơn 1 năm qua đã kêu gọi các công ty dược cố gắng thực hiện tối đa theo những gì Pharma Code quy định.  Theo ông, ngành công nghiệp dược phẩm toàn cầu cần nâng cao tính chuẩn mực, đạo đứ,  khi đó mới nhận được niềm tin của xã hội. AtraZeneca là công ty đi đầu trong việc thực hiện Pharma Code. Bắt đầu từ tháng 7/2011, AZ đã bắt đầu tuân thủ hoạt động theo Pharma Code. Theo đó, công ty này cắt mọi hoạt động mời bác sĩ tham gia hội thảo ở nước ngoài hoặc tặng gimmick. Việc tuân thủ không phải là dễ dàng vì hiện nay ngoài AZ thì các công ty dược vẫn chưa thực hiện hoàn toàn theo đạo luật trên nên việc duy trì tăng trưởng sales như những năm trước là rất khó. Theo dự đoán các công ty lớn khác như GSK, Novartis, Bayer, Abbort…dần dần cũng cắt giảm hoạt động như AZ. Ông  David Brennan vẫn rất tin tưởng Pharma Code sẽ thành công trong quá trình thực thi, khi đó sẽ tạo ra một cách làm mới cho các công ty dược phẩm, tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng hơn. Cần chú ý là theo Pharma Code mới này các công ty vẫn được phép tài trợ vô điều kiện cho bệnh viện, tổ chức (grant) hoặc tài trợ thiết bị y tế cho bệnh viện để phục vụ việc khám chữa bệnh, những hoạt động mang tính chất khoa học vẫn có thể được thực hiện. Tài trợ, chi phí tiền mặt và tặng phẩm cho cá nhân bác sĩ là không được phép.

Ở phạm vi nhỏ hơn, khi các tập đoàn đa quốc gia cắt giảm đầu tư vào marketing sẽ tạo điều kiện cho các công ty nhỏ hơn vươn mình trong thị trường. Các sản phẩm còn trong thời hạn bảo hộ độc quyền có thể vẫn giữ  vị trí nhất định, nhưng khi đã hết hạn bảo hộ độc quyền thì khó mà có thể cạnh tranh với các sản phẩm generic. Dễ thấy như ở thị trường Việt Nam, các sản phẩm generic của một số công ty như Stada, Savi có chất lượng tương đối tốt, sản phẩm giá rẻ cộng với hoạt động marketing kinh điển (hình thức chiết khấu hoa hồng cho bác sĩ) đã làm cho các công ty này khá thành công trên thị trường dược phẩm. Hiện nay, các dược sĩ ở Việt Nam chủ yếu làm sales, dễ thấy rằng sắp tới trình dược viên cho các hãng lớn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong quá trình làm việc.

Chúng ta hãy cùng quan sát liệu các công ty sẽ có những hình thức hoạt động nào khác khi thực thi Pharma Code và vị thế của các công ty trong ngành dược thế giới sẽ thay đổi thế nào trong những năm tới???




Namud.vn 



              Nghiêm huyền-khoa Dược-PECer

                      face Nghiêm Thị Huyền

            HỌC TỐT <> MƠ NHIỀU <> YÊU  ĐẮM

TÔI CẦN CÓ 1 ƯỚC MƠ THẬT LỚN,NẾU KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ CHƯA SỐNG ĐỦ

Chuẩn bị đầy đủ để chạy đua trong cuộc chiến tri thức và bản lĩnh ngành Dược Việt Nam


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024