Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
26/05/2014 11:05 # 1
Nghiem_huyen
Cấp độ: 15 - Kỹ năng: 9

Kinh nghiệm: 21/150 (14%)
Kĩ năng: 55/90 (61%)
Ngày gia nhập: 05/11/2012
Bài gởi: 1071
Được cảm ơn: 415
bệnh DẠI


Ngay sau khi bị súc vật cắn, rửa ngay vết thương thật kỹ bằng nước xà phòng đặc 20%, rửa lại bằng nước muối sinh lý và bôi các chất sát khuẩn như dung dịch iốt đậm đặc. Vết thương bẩn, giập nát cần cắt lọc, để hở vết thương và chỉ khâu lại vết thương sau khi bị cắn trên 5 ngày. Theo dõi súc vật cắn trong vòng 10 ngày. Tuyệt đối không giết chết súc vật cắn. Coi tất cả những súc vật cắn không theo dõi được đều là bị dại.

1. Đại cương

- Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm do virus dại gây nên.
- Bệnh lây từ động vật bị dại sang người qua vết thương, thường do động vật cắn.
- Bệnh biểu hiện viêm não tuỷ cấp tính, đặc biệt là biểu hiện viêm hành tuỷ, cuối cùng dẫn đến tử vong nếu chưa thu được miễn dịch trước khi phát bệnh.
- Hiện nay đã có nhiều loại vắc-xin phòng bệnh dại có hiệu quả.

2. Tác nhân gây bệnh

- Virus dại thuộc giống Lyssavirus, họ Rhabdoviridae.
- Virus hình đầu đạn, mang ARN sợi đơn mã âm tính.
- Virus không chịu được pH dưới 3 hoặc trên 11 và bị bất hoạt bởi tia cực tím, ánh sáng mặt trời, làm khô và phơi nhiễm với formalin, phenol, ether, trypsin, β-propiolacton và các chất tẩy rửa.
- Virus dại phân lập từ mô thần kinh của động vật mắc bệnh trong điều kiện thiên nhiên được gọi là virus dại đường phố với đặc điểm thời kỳ ủ bệnh dài, khả năng gây bệnh cao. Sau khi cấy truyền nhiều lần trên não của động vật thí nghiệm, virus dại được gọi là virus dại cố định với đặc điểm có thời gian ủ bệnh ngắn, gây bệnh cảnh bại liệt trên động vật nhưng mất khả năng gây bệnh cho người nên được sử dụng để sản xuất vắc-xin.

3. Dịch tễ học

3.1. Ổ chứa, vectơ và phương thức lây truyền:
- Các động vật máu nóng vừa là ổ chứa vừa là vectơ lây truyền bệnh. Các động vật này có thể là chó, mèo, cáo, chó sói, chó rừng, chồn hôi, gấu mèo, dơi, dơi hút máu.
- Virus lây nhiễm qua da hoặc niêm mạc. Động vật bị dại cắn, cào, liếm hoặc dính nước bọt lên da bị trợt hoặc niêm mạc của người sẽ có thể truyền virus dại cho người. Khoảng trên 90% các trường hợp dại của người là do chó cắn.
- Các nguồn truyền bệnh dại hay gặp:
+ Dại đường phố: do chó thả rông
+ Dại hoang dã: do cáo (châu Âu), gấu mèo (Mỹ), chồn (Nam Phi), gấu (Rumani).
+ Dại của dơi: do dơi hút máu (Trung-Nam Mỹ), dơi ăn quả và côn trùng (trên khắp thế giới).

3.2. Phân bố và tỷ lệ mắc
- Trên thế giới mỗi năm ước tính sơ bộ có 55.000 người chết vì bệnh dại. Bên cạnh đó mỗi năm có khoảng 10 triệu người phải tiêm vắc-xin phòng dại sau khi tiếp xúc với động vật nghi ngờ. 
- Bệnh lưu hành ở các nước đang phát triển châu Á (90% các trường hợp), châu Phi, Nam Mỹ là do chó thả rông; ở châu Âu là do cáo còn ở châu Mỹ là do dơi hút máu.
- Ở Việt Nam trước đây dại là một bệnh lưu hành. Từ khi Chương trình phòng chống dại quốc gia được triển khai, hiện bệnh chỉ còn gặp lẻ tẻ ở các địa phương.

4. Sinh bệnh học

- Sau khi xâm nhập cơ thể qua tổn thương da-niêm mạc, virus dại tồn tại trong vết cắn một thời gian rồi nhân lên tại các tế bào cơ, sau đó xâm nhập sợi trục của tế bào thần kinh và di chuyển hướng tâm theo sợi trục này về trung ương thần kinh cả tuỷ và não, chất trắng lẫn chất xám.
- Tại hệ thần kinh trung ương, virus gây ra hiện tượng tế bào chết theo chương trình (apoptosis), từ đó dẫn đến các biểu hiện lâm sàng.
- Virus có mặt trong nước bọt, nước tiểu, dịch não tuỷ và tập trung nhiều ở tiểu não, cuống não và các hạch nền sọ. Ngoài ra còn có thể thấy virus ở các mô khác trong cơ thể như cơ xương, cơ tim, thận, tuỷ thượng thận, tuyến tuỵ...
- Tổn thương giải phẫu bệnh đặc hiệu của bệnh dại là tiểu thể Negri. Đây là một thể vùi quan sát được trong nguyên sinh chất tế bào thần kinh của sừng Ammon, vỏ não, cuống não, tế bào Purkinje của tiểu não và hạch tuỷ sống lưng. Tiểu thể này từ 1-7 µm hình bầu dục, bắt màu đỏ eosin chứa nucleocapsid virus bên trong.

5. Lâm sàng

Thể điển hình của bệnh là thể hung dữ. Bên cạnh đó còn gặp thể bại liệt, chiếm khoảng 20% các trường hợp.

5.1. Thể hung dữ

5.1.1. Thời kỳ nung bệnh
- Trung bình 40 ngày, có thể ngắn 7-10 ngày hoặc dài đến 3-4 tháng hay thậm chí vài năm (hiếm).
- Thời kỳ này hoàn toàn không có biểu hiện gì.

5.1.2. Thời kỳ khởi phát:
- Kéo dài 1-4 ngày
- Yếu tố thuận lợi để khởi phát bệnh thường là một stress thể chất hoặc tinh thần.
- Bệnh nhân có thể sốt, đau đầu, khó chịu, đau cơ, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn và nôn, viêm họng, ho khan.
- Triệu chứng gợi ý: dị cảm, kiến bò, đau ở khu vực vết thương rồi ngứa lan khắp người, thay đổi tính tình, bệnh nhân trông âu sầu trầm lặng, có những lúc cười khóc vô cớ.
- Thường bệnh nhân mất ngủ.
- Bệnh nhân có thể rối loạn tiểu tiện, đái khó.

5.1.3. Thời kỳ toàn phát:
- Thường thì bệnh nhân tới viện trong thời kỳ này.
- Bắt đầu là quá trình tăng kích thích vận động và cảm giác.
+ Tri giác hoàn toàn tỉnh táo
+ Bệnh nhân trong trạng thái hưng phấn, kích động quá mức, không ngủ được cho dù dùng các thuốc an thần gây ngủ.
+ Tăng cảm giác quan với ánh sáng nhẹ, tiếng ồn, sờ mó rồi ngay cả với cơn gió nhẹ, nghe thính, mũi tinh.
- Khám có thể có sốt và các rối loạn hệ thần kinh thực vật như giãn đồng tử, tăng tiết nước bọt, vã nhiều mồ hôi, nhịp tim nhanh.
- Biểu hiện đặc trưng của bệnh là sợ nước, sợ gió:
+ Khi có kích thích, lúc đầu là kích thích tại chỗ như khi uống nước, hít mạnh rồi sau đó là các kích thích toàn thân khác, cuối cùng là các kích thích chuyển hoán qua các giác quan khác như nghe thấy tiếng nước chảy, cảm giác gió thổi qua, hoặc chỉ nghe nói đến nước là lên cơn.
+ Ngay khi có các kích thích như trên, bệnh nhân xuất hiện cơn co thắt quá mức các cơ hầu họng và thanh quản, co thắt làm bệnh nhân thấy rất đau và rất sợ.
+ Nước bọt tăng tiết không nuốt được nên bệnh nhân nhổ vặt liên tục và có hình ảnh “sùi bọt mép”.
- Tổn thương hạnh nhân tiểu não có thể gây cương đau dương vật và xuất tinh tự nhiên ở nam giới.

5.1.4. Diễn biến:
- Các cơn vật vã kích thích ngày càng nhiều, càng mạnh và sau khoảng 7 ngày bệnh nhân rơi vào hôn mê, rồi loạn các chức năng sống, ngừng thở rồi tử vong.
- Thời gian sống trung bình 4-20 ngày nếu được hỗ trợ các chức năng sống. Các biến chứng muộn có thể thấy là loạn nhịp tim, đái tháo nhạt, rối loạn vận mạch, xuất huyết tiêu hoá, giảm tiểu cầu, liệt ruột... Mặc dù thời gian sống có thể kéo dài thêm vài ngày song cuối cùng cũng vẫn tử vong.

5.2. Thể bại liệt
- Thường ở bệnh nhân đã tiêm vắc-xin sau khi bị súc vật dại cắn.
- Lúc đầu dị cảm vết cắn, đau cột sống và đau chi bị cắn.
- Tình trạng liệt tiến triển lan toả lên chi trên, mất phản xạ gân xương.
- Bệnh nhân bí đại tiểu tiện, sau đó liệt cơ mặt, cổ, lưỡi, hầu họng và các cơ hô hấp.
- Thể bệnh này tử vong chậm hơn thể hung dữ, có thể kéo dài 2-20 ngày.

5.3. Biểu hiện chó dại:
- Thời kỳ nung bệnh 3 tuần đến 3 tháng, có thể đến 6 tháng.
- Dãi chó truyền bệnh một thời gian trước khi có triệu chứng, đa phần trong khoảng 1-2 tuần nên quy ước quốc tế phải nhốt chó theo dõi trong 10-15 ngày.
- Bệnh tiến triển từ vài giờ đến 1-2 ngày với các biểu hiện thay đổi tính nết và có những phản ứng bất thường như không dám nhìn thẳng, buồn bã, nằm riêng xó tối hoặc sục sạo, chồm vồ vật động..., chó liếm, gãi và nhay vết cắn, nuốt bất kỳ vật gì như rơm rác, mụn vải, gỗ, đất...
- Thời kỳ toàn phát có hai trạng thái: hung dữ hoặc liệt và câm. Có kích thích mạnh bộ phận sinh dục.
- Chó chết sau 2-10 ngày.
- Ở các súc vật khác, triệu chứng cũng tương tự.

6. Chẩn đoán

6.1. Chẩn đoán lâm sàng:
- Trong nhiều trường hợp chẩn đoán bệnh dại không dễ, gặp nhiều khó khăn.
- Việc chẩn đoán vẫn dựa vào các yếu tố:
+ Tiền sử bị chó cắn, sau đó chó chết vì dại.
+ Có biểu hiện sợ nước, sợ gió điển hình.



              Nghiêm huyền-khoa Dược-PECer

                      face Nghiêm Thị Huyền

            HỌC TỐT <> MƠ NHIỀU <> YÊU  ĐẮM

TÔI CẦN CÓ 1 ƯỚC MƠ THẬT LỚN,NẾU KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ CHƯA SỐNG ĐỦ

Chuẩn bị đầy đủ để chạy đua trong cuộc chiến tri thức và bản lĩnh ngành Dược Việt Nam


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024