Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
23/06/2022 15:06 # 1
Ngolamnhi
Cấp độ: 19 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 121/190 (64%)
Kĩ năng: 6/10 (60%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1831
Được cảm ơn: 6
Nhà báo, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ chia sẻ về ngày của nghề


Xin chào tất cả mọi người!

Nhà báo, nhà văn, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, nguyên Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, vừa “cởi một nửa áo việc quan” ở Đài Tiếng nói Việt Nam từ 1/6/2021 để nắm giữ cương vị mà ông kiêm nhiệm bấy lâu nay là Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương; Chủ tịch Ủy ban Việt Nam đoàn kết và hợp tác Á - Phi - Mỹ Latinh.

Ông Nguyễn Thế Kỷ trưởng thành từ phóng viên, có hơn 40 năm gắn bó liên tục với nghề báo, nghiệp văn; là cán bộ nghiên cứu, giảng dạy báo chí uy tín; người sáng tạo, nghiên cứu và quản lý văn học, nghệ thuật. Ông đã sáng tác và dàn dựng nhiều kịch bản sân khấu, sáng tác thơ, tiểu thuyết, viết nhiều cuốn sách chuyên khảo.

Kỷ niệm 97 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2022), nhà báo Nguyễn Thế Kỷ có cuộc trò chuyện, chia sẻ về nhiều kỷ niệm trong nghề với Báo Nghệ An.

Nhà báo, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ chia sẻ về ngày của nghề - 1
 

Hơn 40 năm trước, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ vào nghề báo trên chính quê hương mình.

 
 

- Xin chào ông, xin chúc mừng ông đã làm rất tròn vai các trọng trách công tác thuộc lĩnh vực tuyên giáo, báo chí, xuất bản để chuyển sang lĩnh vực nghiên cứu, phê bình và sáng tạo văn học, nghệ thuật!

Xin chào đồng nghiệp quý mến, thật vui khi chúng ta có cuộc gặp ở thời điểm tôi đã có một lối rẽ mới trong sự nghiệp viết lách của mình tròn đúng 1 năm.

- Hơn 40 năm trước, ông vào nghề báo ngay trên quê hương mình, xin ông cho bạn đọc Báo Nghệ An một vài thông tin về cái thuở ban đầu ấy.

Tôi tốt nghiệp khoa Ngữ văn, khóa 22, Đại học Tổng hợp Hà Nội cuối năm 1981. Thời đó, sinh viên ra trường “đắt như tôm tươi”, vì vừa ít, vừa có chất lượng cao. Tôi tốt nghiệp vào loại xuất sắc, nên cơ hội để ở lại Hà Nội là rất lớn. So với nhiều người khác, tôi có một hoàn cảnh đặc biệt: Tôi là con duy nhất của cha mẹ tôi. Cha tôi là thương binh nặng chống Pháp, mẹ tôi bị bệnh tim nặng từ sau khi sinh tôi. Việc về quê lúc đó như là tiếng gọi của cội nguồn, đúng hơn là để đền đáp phần nào ơn nghĩa sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.

Nguyện vọng của tôi là xin vào làm việc ở khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Vinh và được Trường chấp nhận ngay lập tức. Được Khoa và Trường cho “xả hơi” mấy ngày trước khi vào làm việc, tôi lên Đài Truyền hình Vinh để thăm một người bạn ở đó.

Đài Truyền hình Vinh lúc bấy giờ là một trong 8 đài truyền hình khu vực của cả nước, trực thuộc Ủy ban Phát thanh và Truyền hình Việt Nam. Gặp bạn, đang trò chuyện thì thấy một bác đã hơn ngũ tuần, tóc để dài, rất nghệ sỹ bước vào.

Bạn tôi trân trọng giới thiệu: Bác Phạm Đình Nguyên - Giám đốc Đài. Tôi đứng dậy chào bác Nguyên. Bác ấy hỏi: Anh chàng này ở đâu đến, trẻ trung, đẹp trai, dễ mến nhỉ. Bạn tôi thưa chuyện. Bác Nguyên nói mà không cần cân nhắc: Cậu về Đài của chúng tớ đi, đây đang thiếu dân nội dung… Tôi đã chia tay nhà giáo và bước vào nghề báo như thế đó.

Tôi vào Đài nhanh gọn, dễ dàng, cứ như chuyện đùa, không nhiêu khê, rắc rối như sau này. Năm 1989, theo đề nghị của lãnh đạo tỉnh Nghệ Tĩnh, Đài Truyền hình Vinh được Ủy ban Phát thanh và Truyền hình Việt Nam chuyển giao cho tỉnh, sáp nhập với Đài Phát thanh Nghệ Tĩnh thành Đài PT-TH Nghệ Tĩnh.

Năm 1991, Nghệ Tĩnh chia làm hai. Năm 1994, tôi được lãnh đạo tỉnh Nghệ An bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Đài PT-TH Nghệ An. Đầu năm 2000, sau khi được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, tôi được điều động và bổ nhiệm làm Tổng Biên tập Báo Nghệ An. Năm 2003, tôi được luân chuyển và bổ nhiệm là Bí thư Huyện ủy Nam Đàn. Tháng 5/2005, tôi được Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương điều động ra Hà Nội làm Vụ trưởng Vụ Báo chí của Ban…

Nhà báo, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ chia sẻ về ngày của nghề - 2

 

- Trong cuộc đời làm báo của mình, ông đã 3 lần được lãnh đạo Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, sau đó là Ban Tuyên giáo Trung ương giao trọng trách quản lý và điều hành Trung tâm Báo chí của ba kỳ đại hội liên tiếp. Ông có thể chia sẻ thêm về nhiệm vụ đặc biệt này

Đại hội X của Đảng diễn ra từ ngày 18 đến ngày 25/4/2006 tại Hội trường Ba Đình. Lúc đó, ông Đào Duy Quát là Phó trưởng ban Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương được giao làm Giám đốc Trung tâm Báo chí Đại hội X; tôi là Vụ trưởng Vụ Báo chí của Ban được cấp trên giao làm Phó Giám đốc. Trung tâm Báo chí còn mấy Phó Giám đốc, nhưng việc của tôi có vẻ “nặng”, thường xuyên, cả khó khăn và phức tạp nữa.

 

Đến trước Đại hội XI của Đảng, tôi được Ban Bí thư bổ nhiệm làm Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương, được Trưởng ban giao phụ trách công tác báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ, do đó, đến trước Đại hội XII, Đại hội XIII, tôi được cấp trên giao làm Giám đốc Trung tâm Báo chí của hai đại hội này. Nếu tính cả ba đại hội, đó là một “hat trick”, một kỷ lục mà trước và sau này có lẽ khó ai “xô đổ”. Đó cũng là vinh dự, tự hào lớn, trọng trách lớn với nhiều kỷ niệm khó quên

- Để điều hành hoạt động của một Trung tâm báo chí với hàng trăm phóng viên trong và ngoài nước chắc chắn không dễ dàng. Phía sau “hậu kỳ” chắc có nhiều chuyện thú vị thưa ông?

Trung tâm Báo chí Đại hội Đảng toàn quốc được đặt dưới sự chỉ đạo sát sao, thường xuyên của Đại hội, trực tiếp là Đoàn Chủ tịch Đại hội. Ngoài cán bộ lãnh đạo của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (Đại hội X), Ban Tuyên giáo Trung ương (Đại hội XI, XII), Trung tâm Báo chí Đại hội còn có các thành viên của Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, Báo Nhân Dân, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Cục Bưu điện Trung ương…

Hoạt động của Trung tâm Báo chí Đại hội Đảng toàn quốc các nhiệm kỳ rất khẩn trương, nhộn nhịp, vất vả. Phóng viên phải có tin mới, tin “nóng”, tin quan trọng, kể cả tin “bên lề Đại hội”. Vì thế, họ được lãnh đạo cơ quan báo chí của mình giao nhiệm vụ cạnh tranh với các đồng nghiệp khác về thông tin từng phút, từng giờ.

Vất vả nhất là cánh phóng viên phát thanh, truyền hình, báo điện tử, ảnh báo chí… vì họ phải làm sao có mặt trong Hội trường Đại hội nhiều hơn, chỗ tác nghiệp thuận lợi hơn thì mới ghi âm, ghi hình được tốt. Trung tâm Báo chí Đại hội Đảng có phòng họp báo lớn dành cho cả phóng viên trong và ngoài nước; có phòng họp báo dành riêng cho phóng viên ngoài nước; phòng họp báo chuyên đề; cả khu kỹ thuật hiện đại.




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024