Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
24/05/2016 20:05 # 1
datspider
Cấp độ: 16 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 141/160 (88%)
Kĩ năng: 7/40 (18%)
Ngày gia nhập: 14/04/2014
Bài gởi: 1341
Được cảm ơn: 67
[Fshare] Nguồn gốc của muôn loài – Charles Darwin


Nguồn gốc các loài của Charles Darwin (xuất bản năm 1859) có thể được coi là một trong các ấn phẩm khoa học tiêu biểu và là tác phẩm nòng cốt của ngành sinh học tiến hóa. Tên đầy đủ của cuốn sách là Về nguồn gốc các loài thông qua chọn lọc tự nhiên, hay việc gìn giữ các chủng đặc ân thông qua cuộc đấu tranh sinh tồn. Cuốn sách giới thiệu giả thuyết cho rằng dân số các loài tiến hóa qua các thế hệ thông qua một quá trình chọn lọc tự nhiên. Điều này gây tranh cãi vì nó mâu thuẫn với các niềm tin tôn giáo lúc đó đặt bên dưới các giả thuyết về sinh vật học. Quyển sách của Darwin đã là tột đỉnh của bằng chứng mà ông đã tích lũy trước đó trong chuyến đi của Beagle vào thập niên 1830 và được mở rộng ra thông qua các cuộc điều tra và thí nghiệm kể từ khi ông quay về.

Vài nét chính

Charles Robert Darwin sinh năm 1809, con của bà Susanna (con gái của ông trùm tư bản Josiah Wedgwood), với ông Robert Darwin, một bác sỹ giàu có vùng Shroshire (con trai của nhà khoa học – nhà thơ và cũng là nhà vật lý Erasmus Darwin). Đọc tiểu sử của ông, ít người nghĩ rằng Darwin sẽ trở thành một nhà khoa học chuyên về nghiên cứu quá trình tiến hóa của muôn loài. Ông hoàn toàn thuộc về tầng lớp quý tộc Anh, mặc dù là thành viên đảng Whig[1], có khả năng kinh doanh nhưng lại theo tư tưởng đối lập với hệ tư tưởng thịnh hành thời bấy giờ. Và sau một thời gian theo học tại trường Shrewsbury với kết quả không có gì nổi bật, Darwin được gửi vào trường Đại học Edinburgh theo học chuyên ngành y khoa giống như bố của ông. Hai năm sau, vào năm 1827, ông bắt đầu môn thần học tại trường Đại học Cambridge sau khi cha ông quyết định không cho ông tiếp tục ngành y không có tương lai để chuyển sang một lĩnh vực chắc chắn và được ưa chuộng hơn: trở thành thành viên của Giáo hội. Nhưng vào thời gian đó, Darwin lại tỏ ra thích các hoạt động thể thao hơn là nghiên cứu, và công việc của một vị mục sư lại xem ra quá hợp với cậu thanh niên may mắn giàu có thích nay đây mai đó này. Nhưng những hạt giống đầu tiên của niềm say mê lịch sử tự nhiên trong ông đã được gieo mầm ở chính giai đoạn này; tại trường Đại học Edinburgh, khi là thành viên của Hiệp hội sinh viên Plinian; ông được tiếp xúc với thế giới của những cuộc tranh luận giữa những người theo chủ nghĩa duy vật, và chịu rất nhiều ảnh hưởng của ông Robert Grant, một nhà khoa học về tiến hóa và chuyên gia về động vật không xưomg sống ở biển. Darwin luôn đi theo ông Grant trong những cuộc khảo sát thực địa và dần dần học tập phương pháp nghiên cứu và quan sát của ông khi hai người cùng nghiên cứu về con hải miên. Sự ảnh hưởng này lại ngày càng gia tăng tại trường Đại học Edinburgh, nơi mà những thí nghiệm của riêng ông Darwin về các loài cây và côn trùng được tiến hành và phát triển. Ông tham gia vào cuộc thám hiểm của Adam Sedgwick, một giáo sư địa chất nổi tiếng, tới vùng Bắc xứ Wales. Chuyến đi này đã củng cố chắc thêm kiến thức của ông về địa chất; nhưng quan trọng hơn cả chính là thời gian khi ông làm trợ lý chính cho ông Rev John Henslow, một giáo sư về thực vật học, người đã truyền tất cả những nhiệt huyết của mình về công việc sang ông. Ông Henslow cũng có thể là hình tượng của Darwin, một chuẩn mực của mục sư thời đại Victoria – một nhà tự nhiên học – của một mối quan hệ gắn bó, biểu tượng về việc có thể tồn tại giữa công việc của một mục sư tại thị trấn nhỏ và sự tiếp tục các cuộc nghiên cứu khoa học. Nhưng trước khi Darwin có thể chắc chắn trơ thành một nhà khoa học thực thụ, giáo sư Henslow đã khuyên ông nên là một nhà tự nhiên học và là bạn đồng hành của thuyền trưởng James Fitzroy trên con tàu thám hiểm HMSS Beagle tới cực nam trái đất. Những ảnh hưởng của chuyến viễn thám này đối với Darwin là cực kỳ hữu ích, xét trên rất nhiều mặt.

Trong giai đoạn từ năm 1831 cho tới năm 1836, với vai trò là một nhà tự nhiên học trên con tàu HMS Beagle, ông đã có dịp tiếp xúc với cả một thế giới tự nhiên hoàn toàn khác biệt; khoảng thời gian ngắn ngủi mà Darwin có được để khám phá những vùng đất Nam Mỹ đã trở thành kinh nghiệm quý báu cả đời, tạo ra một ảnh hưởng lớn và kéo dài tới cách suy nghĩ và trí tường tượng phong phú của ông về thiên nhiên và đóng vai trò quyết định trong quá trình hình thành cơ chế giải thích táo bạo mà đã đơm hoa kết trái hơn 20 năm sau đó: cuốn Nguồn gốc của muôn loài (1859). Nhà tự nhiên học trẻ tuổi này đã viết ứong cuốn nhật ký về cuộc hành trình này, mà về sau trở thành cuốn Chuyến đi của con tàu Beagle (Tủ sách văn học cổ điển thế giới – 1997): “Ôi, thật là một niềm khát khao cháy bỏng lớn lao đối với một người yêu thiên nhiên khi được nhìn thấy, nếu điều này là có thể, cảnh sác tuyệt vời của một thế giới khác! Mà đối với bất cứ ai ớ châu âu, thật sự khung cảnh này chi cách họ có vài độ, một thế giới kỳ diệu đang mờ ra trước mắt anh ta”.

LinkFshare: http://www.fshare.vn/file/ZDLOA3DB7S3R
Pass: FDTU




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024