Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
23/05/2016 22:05 # 1
datspider
Cấp độ: 16 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 141/160 (88%)
Kĩ năng: 7/40 (18%)
Ngày gia nhập: 14/04/2014
Bài gởi: 1341
Được cảm ơn: 67
[Fshare] Mãi mãi tuổi hai mươi – Nguyễn Văn Thạc


Mãi mãi tuổi hai mươi : Bạn trẻ thân mến, trên tay bạn đang là một cuốn sách bình thường như bao cuốn sách khác bạn đã thấy và đã cầm lên trong đời, nhưng tôi mong bạn tĩnh tâm lại giây phút, nhìn vào chân dung một con người hiện hình trên bìa và đọc vào dòng chữ dưới tên sách. Xin gửi đến bạn tập nhật ký Mãi Mãi Tuổi Hai Mươi của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, do Đặng Vương Hưng sưu tầm, giới thiệu. Khi đó bạn sẽ cảm thấy tay mình như trĩu xuống và tim mình đập gấp lên. Trên tay bạn bây giờ không phải là cuốn sách bình thường nữa, không phải là cuốn sách nữa, mà là một cuộc đời, một số phận. Bạn sẽ đọc vào trang sách và bạn sẽ thấy mình đang đọc một trái tim, đọc một tâm hồn của một con người

Mặc dù anh lính sinh viên Nguyễn Văn Thạc (hy sinh ở thành cổ Quảng Trị) đã từng viết trong nhật ký: Cả những trang nhật ký bây giờ cũng vá víu bằng chục, trăm, nghìn mụn vá – mà nào những mụn vá ấy có sạch sẽ, có đẹp đẽ và đáng nhìn đâu – tất cả đều mơ hồ, tất cả đều mòn cũ và chán ngắt… thì những trang viết của anh vẫn xứng đáng được đón nhận. Điều đáng tiếc là khi rời Hà Tĩnh để vào chiến trường miền nam – trong khoảng hai tháng cuối cùng của đời mình – Nguyễn Văn Thạc không để lại dòng nhật ký nào.

Nguyễn Văn Thạc là người yêu văn chương, anh đã từng đoạt giải nhất thi học sinh giỏi văn toàn quốc lớp 10 – đã mơ hồ cảm thấy sự ra đi mãi mãi của mình – dù điều này cũng bình thường với người lính trận. Anh viết có văn, bởi thế nó dễ đọc và điều quan trọng là không quá lên gân và không quá sa đà vào chuyện riêng tư vụn vặt. Cũng là linh cảm khi anh nghĩ cuốn nhật ký được đặt tên là chuyện đời này – nếu như tôi không trở lại, ai sẽ thay tôi viết tiếp những dòng sau này….

Nếu như có linh hồn, hy vọng ở thế giới bên kia anh sẽ an lòng vì người đọc nhật ký của anh hôm nay càng yêu mến anh hơn, dù anh không kịp chữa những âm bằng âm trắc trong cấu trúc một câu văn vội vàng và bụi bặm, là điều không thể, nhưng thật đáng yêu vì nó là những lời của một người lính yêu đời, yêu người, yêu cái đẹp đang tuổi 20.

Cuốn nhật ký dang dở

Hàng trăm lá thư cùng cuốn nhật ký dày 240 trang viết tay của Nguyễn Văn Thạc do gia đình và Phạm Như Anh (người bạn gái thời học sinh) của tác giả lưu giữ được hé mở vào năm 2005, được nhà xuất bản Thanh Niên in thành cuốn sách “Mãi mãi tuổi hai mươi”, do Đặng Vương Hưng giới thiệu và biên tập lại, đã trở thành sự kiện văn học trong năm, được tái bản nhiều lần với số lượng kỷ lục.

Cuốn nhật ký được bắt đầu viết ngày 2 tháng 10 năm 1971 và dừng lại với những dòng cuối cùng viết ở Ngã ba Đồng Lộc ngày 3 tháng 6 năm 1972 khi Nguyễn Văn Thạc quyết định gửi cuốn nhật ký về cho anh trai mình để tiếp tục hành quân vào chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị.

“Mãi Mãi Tuổi Hai Mươi là cuốn nhật ký đã làm rung động hàng triệu con tim của bạn đọc bởi vẻ đẹp tâm hồn thuần khiết, tình yêu quê hương đất nước nồng nàn thể hiện qua những cảm nhận bình dị của tác giả trong suốt những chặng đường hành quân”

“Cuốn nhật ký ghi lại tương đối rõ nét cuộc sống, con người trong một giai đoạn chiến tranh lịch sử, giúp hiểu thêm về cuộc chiến đấu từ góc nhìn của những thanh niên sinh viên thời ấy”

Nhật ký, trang cuối cùng

…Kẻ thù không cho tôi ở lại. Phải đi. Tôi sẽ gửi về cuốn nhật ký này, khi nào trở lại, khi nào trở lại tôi sẽ viết nốt những gì lớn lao mà tôi đã trải qua từ khi xa nó, xa cuốn nhật ký thân yêu của đời lính.

Ừ, nếu như tôi không trở lại, ai sẽ thay tôi viết tiếp những dòng sau này? Tôi chỉ ao ước rằng, ngày mai, những trang giấy còn lại đằng sau sẽ toàn là những dòng vui vẻ và đông đúc. Đừng để trống trải và bí ẩn như những trang giấy này.

Một ngày cuối tháng 5-1972, Hà Tĩnh

Anh lính binh nhì

LinkFshare: http://www.fshare.vn/file/QI2I2I3NO9ZV
Pass: FDTU 




 
Các thành viên đã Thank datspider vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024