Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
15/10/2014 08:10 # 1
Nguyenthitham
Cấp độ: 12 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 104/120 (87%)
Kĩ năng: 52/70 (74%)
Ngày gia nhập: 17/09/2013
Bài gởi: 764
Được cảm ơn: 262
Cảm hứng về cái bi trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975


  Chủ nhiệm đề tài: Th.S Hoàng Thị Hường *

Khi văn học lấy con người cá nhân làm tâm điểm qui chiếu, khi hệ giá trị nhân bản được xác lập thì sự xuất hiện của cái bi trở thành hiện tượng bình thường. Và chính vì thế văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới – đặc biệt là những truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sáng tác vào những năm cuối thập niên 80, cảm hứng về cái bi đã trở thành cảm hứng chủ đạo chuyển tải những sắc thái muôn vẻ của nỗi buồn nhân thế, là sự cảm nhận sâu sắc về cái bé nhỏ, hữu hạn của kiếp người.

Chọn một cách nhìn mới về hiện thực đời sống Nguyễn Minh Châu sẽ phải lường trước nguy cơ không được chia sẻ, thậm chí bị nguyền rủa vì bội bạc với quá khứ, vì người đọc có thói quen đồng nhất hiện thực trong tác phẩm với hiện thực lịch sử được ấn định với một gương mặt khả tín. Nỗi đau khi nhận ra hình ảnh anh bộ đội cụ hồ đã xác tín trong niềm tin mọi người giờ bắt đầu biến chất, xơ cứng, tha hóa …, sự chua xót khi ý thức rất rõ bên cạnh vai trò làm chủ lịch sử, số phận người nông dân là bi kịch Người – bò; bàng hoàng bởi hiện thực cuộc sống không dễ nắm bắt đến tận cùng nếu chỉ nhìn ở bề nổi…. là những đóng góp mới của Nguyễn Minh Châu trong hành trình sáng tạo. Đó là những phát hiện được chắt lọc từ một tấm lòng luôn trăn trở với cuộc đời, mặc dù không tránh khỏi cảm giác buồn nhưng chân thực và thấm đẫm tinh thần nhân văn …

Như vậy, Phát hiện và tìm hiểu cảm hứng về cái bi được thể hiện trong một số truyện ngắn tiêu biểu của Nguyễn Minh Châu giai đoạn sau 1975  sẽ giúp chúng ta nhận thức sâu sắc hơn tinh thần nhân văn cao cả của một nhà văn mà cả hành trình sáng tạo nghệ thuật luôn trăn trở, kiếm tìm và đã có phát hiện mới về hiện thực và con người.

Nguồn    Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường

 

File đính kèm Bạn phải đăng nhập mới thấy link download



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024