Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
15/06/2021 19:06 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 186/400 (46%)
Kĩ năng: 2/210 (1%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 7986
Được cảm ơn: 2102
Quản lý nhóm mới làm một tháng đã tìm việc khác - giải quyết thế nào?


Mới đây, trên diễn đàn nhân sự, một nhân viên HR tại Tp. Hồ Chí Minh chia sẻ tình huống nhân viên quản lý cấp trung vừa ký hợp đồng với công ty đã có ý định tìm việc khác. Là nhân viên nhân sự, khi phát hiện sự việc thì nên xử lý như thế nào?

 

Quản lý nhóm mới làm một tháng đã tìm việc khác - giải quyết thế nào?
Có nên “mách sếp” khi Quản lý cấp trung vừa ký hợp đồng đã tìm việc mới?

 

Theo chia sẻ của nhân viên HR này, bên chị vừa ký hợp đồng chính thức với một nhân viên phụ trách quản lý nhóm. Tuy nhiên, chỉ qua 1 tháng làm việc nhưng nhân viên quản lý cấp trung đó đã công khai tìm việc mới, cập nhật lại CV. Là người đảm nhận vị trí leader nhưng “mới vào làm đã muốn nhảy”, với tư cách là nhân viên nhân sự nên xử lý thế nào cho vừa hợp tình vừa hợp lý?

Khi tình huống này được chia sẻ đã thu hút nhiều ý kiến tranh luận. Một số người cho rằng nhân viên có biểu hiện như vậy, đã không còn thiết tha với công việc thì nên báo sếp để tìm cách sa thải, không nên giữ lại.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến nêu quan điểm: chuyện hỏi về bản mô tả công việc - gửi CV trên mạng xã hội hay nộp hồ sơ bất cứ đâu là quyền của người lao động, dù là nhân viên mới hay cũ, vị trí cao hay thấp. Và điều nhân viên nhân sự cần quan tâm là lao động này có đưa thông tin công ty ra bên ngoài - nói xấu hay lan truyền điều tiêu cực về công ty hay không?

 

Quản lý nhóm mới làm một tháng đã tìm việc khác - giải quyết thế nào?
Việc chọn thời điểm tìm việc là quyền của bất kỳ người lao động nào?

 

Cũng có người bình luận biết đâu là hiểu nhầm. Việc Quản lý nhóm cập nhật CV là vì muốn biết mức lương hiện tại cao hay thấp, có bị hớ không chứ không hẳn muốn nghỉ việc. Nếu nhân viên đó chưa chính thức thông báo nghỉ thì HR có thể xem như chưa biết và không nhất thiết phải báo cáo lên sếp cấp trên.

Còn những chuyên viên nhân sự nhiều kinh nghiệm, phần lớn đều tư vấn phương án: “Nên gặp và trao đổi riêng với nhân viên Quản lý cấp trung - làm rõ nguồn cơn sự việc, tìm hiểu xem họ có khó khăn hay vướng mắc nào không để đưa ra biện pháp giải quyết hợp lý nhất.” Bởi việc phỏng đoán rồi suy diễn nhiều khi lại không đúng, dẫn đến báo cáo sai bản chất sự việc.

Nếu đúng sự thật là có ý định nhảy việc, HR nên nhắc nhẹ nhân viên tránh làm ảnh hưởng đến những nhân viên khác, nếu muốn nghỉ thì phải báo trước theo thời hạn quy định để công ty có kế hoạch tìm người và bàn giao công việc đầy đủ. Với cơ sở này, chuyên viên nhân sự cũng cần báo với sếp nhưng không phải kiểu kể tội, mách lẻo mà là dự trù phương án tuyển dụng thay thế.

 

Quản lý nhóm mới làm một tháng đã tìm việc khác - giải quyết thế nào?
Trao đổi thẳng thắn là giải pháp hữu hiệu để giải quyết mọi vấn đề

 

Qua tình huống này, nhiều HR cũng nhận định các doanh nghiệp cần chấp nhận thực tế là nhiều người dù có công việc - vị trí tốt nhưng vẫn có ý định nhảy việc vì nhiều lý do khách quan, chủ quan khác nhau. Và vai trò của người làm nhân sự là biết cân bằng lợi ích của doanh nghiệp và người lao động trên tinh thần win - win.

 

(Theo Dân trí)



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024