Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
03/03/2020 19:03 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 201/400 (50%)
Kĩ năng: 14/210 (7%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 8001
Được cảm ơn: 2114
9 Hành Vi "Huỷ Hoại" Uy Tín Của Bạn Trong Cuộc Họp


Để tạo dựng uy tín là việc không dễ dàng, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên đôi khi, chỉ cần một vài hành động, lời nói, thói quen vô thức ngay lập tức có thể làm suy giảm lòng tin của đối tác đối với bạn.

 

 

Khả năng gây ảnh hưởng đến những người khác phụ thuộc trực tiếp vào mức độ lòng tin mà mọi người dành cho bạn. Nếu những người tham dự buổi họp cảm thấy bạn không đủ thông minh, thiếu năng lực và không đáng tin cậy thì họ sẽ đi tìm một đối tác khác có thể đáp ứng được những tiêu chí đó.

Vậy để chứng minh rằng bạn là môt người thông minh, đủ năng lực và đáng tin trong mắt của những người tham gia, hãy ghi nhớ 9 hành vi phổ biến cần tránh trong các buổi họp dưới đây:

1. SỬ DỤNG NHỮNG CỤM TỪ ÁM CHỈ SỰ LỪA DỐI.

Đừng mở đầu câu nói của bạn bằng các cụm từ đệm kiểu như "Thành thật mà nói, ...," hoặc "Thật ra thì,...". Nhiều người cho rằng những cụm từ này sẽ khiến lời nói có vẻ thật hơn. Tuy nhiên, sự thật lại là ngược lại, vì chúng sẽ khiến người nghe ngâm hiểu rằng những gì bạn nói từ nãy đến giờ chỉ là những điều dối trá.

2. SỬ DỤNG NGÔN NGỮ  "BÁN HÀNG".

Hầu hết mọi người không mấy tin tưởng các nhân viên bán hàng (bản thân tôi thì không thấy thế), nên việc sử dụng những từ thường gặp trong buôn bán như: "đảm bảo", "giảm giá", và thậm chí là "giải pháp" sẽ làm giảm độ tin cậy trong lời nói của bạn.

3. DÙNG QUÁ NHIỀU CÁCH NÓI TRONG KINH DOANH.

Việc thường xuyên sử dụng các từ ngữ trong giới kinh doanh như "đòn bẩy", "tác động", hay "tiếp cận" cũng chẳng có gì là to tát, nhưng sẽ trở nên quá lố khi bạn cứ lặp đi lặp lại quá nhiều biệt ngữ như vậy.

4. LẠM DỤNG TỪ VIẾT TẮT.

Các từ viết tắt, như OK chẳng hạn, sẽ trở nên rất hữu ích khi ghi tốc ký vì chúng giúp bạn ghi chép nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu bạn lạm dụng những từ này trong lời nói của mình thì sẽ gây tác dụng ngược lại. Chúng sẽ khiến người nghe chìm nghỉm giữa một đống các từ viết tắt, khó bắt kịp nội dung chuyển tại và bắt đầu tự hỏi liệu chính bạn có thực sự hiểu những gì mình đang nói hay không?

5. TỎ RA THIẾU CHẮC CHẮN

Các cụm từ như "Tôi sẽ cố " hay "Tôi sẽ xem mình có thể là được gì" sẽ khiến người nghe nghĩ rằng bạn không chắc chắn lắm về khả năng của mình. Dù bạn có đang đưa ra lời cam kết hay không, hãy nhớ, đừng dùng từ "cố gắng."

6. “CHÉM GIÓ”

Sự thiếu hiểu biết có thể làm suy giảm lòng tin của mọi người đối với bạn, nhưng điều này cũng không nghiêm trọng bằng việc bạn “chém” ra những câu trả lời “tào lao bí đao”, chả có chút liên quan đến vấn đề đang được nói đến hay thậm chí còn không xác thực.

7. HÀI HƯỚC KHÔNG ĐÚNG CHỖ

Một chút hài hước không bao giờ làm tổn thương bất cứ ai. Nếu được thể hiện đúng chỗ đúng lúc, nó sẽ đem lại tác dụng tích cực đối với người nghe. Tuy nhiên, những "trò đùa" liên quan đến các vấn đề nhạy cảm như chủng tộc, tình dục, giới tính, chính trị hay tôn giáo thì tốt nhất  bạn không nên nói ra trong các buổi họp.

8. LIÊN TỤC NGẮT LỜI NGƯỜI KHÁC

Việc làm này cho thấy, có thể bạn đang cảm thấy bất an. Đồng thời, bạn cũng tỏ ra thiếu tôn trọng người khác khi liên tục cắt ngang lời họ. Điều tồi tệ nhất cần tránh là nói leo khi người khác đang trình bày.

9. KHÔNG NHẬN TRÁCH NHIỆM

Việc mắc sai lầm có thể ảnh hưởng tới uy tín của bạn nhưng việc cố đổ lỗi cho người khác còn tồi tệ hơn thế. Nếu là một người thông minh, tốt nhất là bạn nên thú nhận sai lầm của mình thay vì đổ lỗi cho ai đó.



NGUỒN: SAGA.VN

 



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024