Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
10/10/2019 23:10 # 1
nguyenthuongtra
Cấp độ: 28 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 154/280 (55%)
Kĩ năng: 38/70 (54%)
Ngày gia nhập: 17/09/2015
Bài gởi: 3934
Được cảm ơn: 248
VAI TRÒ CỦA CMO TRONG THỜI ĐẠI MỚI


Trong thế giới brand marketing (tiếp thị thương hiệu) luôn luôn thay đổi, vị trí dễ bị lung lay nhất là vị trí của những người đứng đầu - CMO (Giám đốc Marketing). Trong những năm qua, vai trò của CMO đã là chủ đề nhận được nhiều sự chú ý và nhận xét. Nếu CEO (Giám đốc Điều hành) nhận trách nhiệm, CMO sẽ là người thực hiện trách nhiệm. Và điều đó luôn thu hút sự chú ý của mọi người trong phòng họp.

 

CÔNG VIỆC KHÓ NHẰN

Neil St. Clair đã nhận thấy rằng, “CMO” là chức danh mang nhiều rủi ro nhất. Hầu hết các CMO đều đồng ý với điều này. Ước tính thời gian tại vị trung bình của các CMO là khoảng 28 tháng (ít hơn một huấn luyện viên NFL, giải bóng bầu dục Mỹ) cho đến ít hơn 6 năm rưỡi. Khoảng thời gian này vẫn nhiều hơn so với thời gian tại vị của hầu hết các CEO, nhưng lại không đủ lâu để họ nhận được đồng hồ kỷ niệm từ công ty.. Thật vậy, đó là công việc khó khăn nhất trong một ngành khó khăn nhất - brand marketing, và nó đang ngày càng trở nên khó khăn hơn.

KẺ MẠNH NHẤT SẼ THẮNG

Rất nhiều người vẫn còn nhớ cái thời điểm mà tất cả những gì CMO làm là… marketing. Trong cuốn “CMO TO CEO: Thế hệ tiếp theo của lãnh đạo thương hiệu”, Mark DiSomma đã truy vấn rằng liệu vai trò của CMO có tiếp tục phát triển. Chỉ hai năm sau, chúng tôi đã có thể trả lời "có" một cách dõng dạc ... và sự phát triển không dừng lại. Như Mark trích dẫn tác phẩm Ad Age, các CMO sẽ tiếp tục cần có “tầm nhìn, kết quả và khả năng lãnh đạo”. Nhưng trong thị trường kỹ thuật số cạnh tranh và năng động như hiện nay, CMO sẽ cần nhiều hơn nữa để tồn tại và phát triển.

MARKETING CHÍNH LÀ KINH DOANH

Như St. Clair đã nói, “sự tái xem xét về vai trò” được đảm bảo bởi vì một CMO trung bình hiện nay phải đạt trên mức trung bình đối với các lĩnh vực khác nhau. Theo ông, họ phải nắm cực rõ bốn yếu tố sau để thành công: Marketing, cạnh tranh, sáng tạo nội dung và kỹ thuật kinh doanh (có nghĩa là thiết lập nền tảng cho sự phát triển của một lĩnh vực kinh doanh mới). Do đó, St. Clair cho rằng cái tên chính xác hơn cho vị trí này nên là “CMBDO” (Chief Marketing & Business Development Officer - Giám đốc Tiếp thị & Phát triển Kinh doanh).

BẠN KHÔNG THỂ TIẾT KIỆM NẾU MUỐN VĨ ĐẠI

Nhưng thông thường, vấn đề ngân sách của các CMO sẽ bị hạn chế bởi đồng nghiệp của họ - CFO (Giám đốc Tài chính). Các CMO sẽ chỉ ra rằng, "Bạn không thể tiết kiệm nếu muốn vĩ đại, nhưng bạn có thể tiết kiệm đến mức phá sản." Thông thường, không ai trong số các Giám đốc nhận thức được về chi phí (cũng như giá trị) của việc tạo ra những ý tưởng lớn cần thiết cho tương lai hơn các CMO. Nhìn một cách lạc quan, chúng tôi nhận thấy sự gia tăng nhỏ trong ngân sách marketing của các công ty, với mức trung bình khoảng 7,5% doanh thu. Tuy nhiên, một trong những phần căng thẳng nhất của công việc này chính là chiến đấu vì ngân sách để thúc đẩy những ý tưởng bạn vừa đấu tranh để chúng được hiện thực hóa.

XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU ĐÁNG TIN CẬY LÀ CHÌA KHÓA

Những insight về vai trò của CMO và tình trạng của brand marketing đã được tiết lộ vào tháng 8 năm 2016 trong The CMO Survey (Khảo sát về CMO) được thực hiện bởi Deloitte, Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ và Trường Kinh doanh Fuqua tại Đại học Duke. Cuộc khảo sát này được thực hiện đối với 427 nhân viên từ cấp Phó Tổng Giám đốc Marketing trở lên đã thừa nhận một số ý kiến chung: Một sự lạc quan về nền kinh tế, sự cạnh tranh ngày càng tăng, xu hướng đầu tư nhiều hơn vào thị trường hiện tại và ưu tiên ngày càng tăng trong việc xây dựng “mối quan hệ tin cậy” với khách hàng.

Sự tin tưởng vào thương hiệu là tất cả. Nó giúp giữ lại những khách hàng trung thành với thương hiệu và truyền cảm hứng cho những người ủng hộ thương hiệu. Nó là một phương thức phòng thủ mạnh mẽ chống lại những đối thủ cạnh tranh và là nền tảng để thương hiệu có thể phát triển.

TRỞ THÀNH TIẾNG NÓI CỦA KHÁCH HÀNG

Tất cả những điều kể trên chính là xây dựng thương hiệu, được tạo điều kiện phần lớn bởi khả năng của CMO trong việc thực hiện hai việc sau: Mổ xẻ và phân tích dữ liệu khách hàng một cách thông minh và sử dụng mạng xã hội hiệu quả. Không có gì lạ khi Khảo sát về CMO dự đoán rằng ngân sách dành cho việc phân tích sẽ tăng 68% trong 3 năm tới. Và không có gì ngạc nhiên khi ba vị trí hàng đầu trong to do list (danh sách cần làm) của CMO là thương hiệu, quảng cáo và truyền thông mạng xã hội. Trong số tất cả những người ngồi quanh bàn họp, người duy nhất nói về khách hàng của thương hiệu (người mà thực chất chính là "chủ sở hữu" của thương hiệu như chúng ta đều biết) là CMO. Và có nhiều lúc, CMO lại là một vị trí không được đánh giá cao.

Như Peter Drucker đã từng nhận xét, hai điều quan trọng nhất mà bất kỳ công ty nào đều phải làm là đổi mới và tiếp thị. Phần còn lại chỉ là những “chi phí chìm.”

SỰ THẬT GIẢN ĐƠN

Việc thế giới kinh doanh nhận ra sự thật giản đơn là rất quan trọng. Sau tất cả, chỉ có CMO lên tiếng cho thương hiệu. Chỉ có CMO đại diện cho khách hàng. Chỉ có CMO mới thấy xu hướng và biết nên lái con tàu theo hướng nào. Và cũng chỉ có CMO mới có thể tạo ra các ý tưởng có thể thay đổi thương hiệu và chiến đấu vì chúng.

NGUỒN : THEO SAGA.VN

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024