Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
29/10/2013 19:10 # 1
quynhdtu
Cấp độ: 17 - Kỹ năng: 12

Kinh nghiệm: 120/170 (71%)
Kĩ năng: 34/120 (28%)
Ngày gia nhập: 01/04/2011
Bài gởi: 1480
Được cảm ơn: 694
Lãnh đạo 1 nhóm mạnh


 “Giá mà tôi có một nhóm mạnh hơn!” Có không ít nhà lãnh đạo đã nghĩ về điều này vào một lúc nào đó. Tuy nhiên, những nhà lãnh đạo thành công dường như phát triển được những nhóm mạnh ở bất cứ nơi đâu họ đến, bất cứ nhiệm vụ nào nhóm được giao. Những nhân tố chính trong việc lãnh đạo những nhóm mạnh:

Tạo ra những tiến bộ liên tục bằng việc xây dựng nhóm dựa trên những đặc điểm của một nhóm mạnh.

Những đặc điểm then chốt của một nhóm mạnh là:

● Hợp tác: Trong một nhóm mạnh, các cá nhân dựa vào nhau để làm cho các tiến trình và các sự tương tác diễn ra theo đúng kế hoạch đã đề ra. Các nhóm mạnh sẽ loại trừ các thành viên bất hợp tác và thay thế họ bằng những người sẽ thúc đẩy tiến độ làm việc của nhóm, hoặc huấn luyện cho họ có thái độ hợp tác hơn.

● Tôn trọng lẫn nhau: Trong một đội ngũ mạnh, các cá nhân cần tránh sự kiêu ngạo, ra vẻ ta đây và sự chỉ trích. Thành công mà nhóm đạt được chính là kết quả của sự tôn trọng tài năng, ý kiến và những nỗ lực của đồng đội.

● Dân chủ: Trong một đội ngũ mạnh, ý kiến của mỗi thành viên đều phải được lắng nghe. Mỗi thành viên có quyền đặt câu hỏi, bổ sung và đánh giá quá trình làm việc của nhóm.

Hơn nữa, nhà lãnh đạo cần đạt được những kĩ năng sau:

1. Hiểu chính mình, tự nhận biết một cách trung thực và hành động chính trực.

2. Hành động như người lãnh đạo: Hãy nhớ rằng cam kết của bạn như là một nhà lãnh đạo. Đừng quên rằng mọi người sẽ nhìn bạn như một gương mẫu về các hành động, ứng xử và hoạt động.

3. Có quy tắc và thực hiện theo các quy tắc của riêng bạn. Thừa nhận khi bạn sai lầm.

4. Đối xử với những người khác như bạn muốn họ đối xử với bạn. Hãy tôn trọng tất cả mọi người.

5. Tránh xu hướng thiên vị, không để tình cảm lấn át làm sai lạc. Đừng quên hay bỏ qua những người có phong cách khác bạn. Biết cách lắng nghe các ý kiến, luôn coi trọng và khuyến khích những kiến nghị của các thành viên.

6. Học hỏi từ những người khác và để được giúp đỡ.

7. Giữ cho nhóm của bạn luôn đoàn kết. Tạo điều kiện cho tất cả mọi người được phản hồi, tạo ra một hệ thống giao tiếp hai chiều tích cực.

8. Tiếp nhận và phản hồi sự chỉ trích một cách xây dựng. Hãy nhớ rằng khoan dung, sự hiểu biết và tôn trọng cùng giúp mọi người phát triển.

9. Luôn luôn nói sự thật và biết giữ lời, bạn phải trung thực với các thành viên như bạn cũng mong đợi sự trung thực của họ đối với bạn.

10. Không e ngại một người nào đó sẽ thay thế bạn, bởi không có gì là mãi mãi. Vì thế, hãy tiếp tục gây dựng cho tương lai bằng những việc hiện tại. Các thành viên trong nhóm sẽ thấy được “trách nhiệm lãnh đạo” của mình trong công việc, bất luận họ giữ chức vụ gì trong nhóm. Khi nhiều người cùng phát triển khả năng lãnh đạo, nhóm của bạn tiến triển nhanh hơn.

Vai trò của một lãnh đạo nhóm là biết phải làm gì để khám phá các phong cách, kỹ năng thích hợp của từng thành viên khi làm việc. Lãnh đạo nhóm cần hỗ trợ, giúp đỡ mọi thành viên trong nhóm và khiến cho họ cảm nhận được mình là một phần quan trong trong dự án đang thực hiện. Từ đó, hướng tới phát triển một chiến lược mà nhờ vậy, sẽ giúp bạn thực hiện những thay đổi cần thiết để sớm đạt được mục tiêu của nhóm.

kynang.net



You can if you think you can

Smod "Góc Học Tập"

Skype: mocmummim

Email: phanthiquynh.qnh3@gmail.com

FB: facebook.com/phan.quynh.96


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024