Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
16/05/2010 19:05 # 1
coixuong
Cấp độ: 16 - Kỹ năng: 17

Kinh nghiệm: 158/160 (99%)
Kĩ năng: 77/170 (45%)
Ngày gia nhập: 08/12/2009
Bài gởi: 1358
Được cảm ơn: 1437
Khi phỏng vấn, bạn có biết “kể chuyện”?



(Dân trí) - Người biết kể chuyện thường áp dụng cách nói chuyện mà người khác không nghĩ tới để hấp dẫn người nghe và nhớ câu chuyện. Trong quá trình tham gia phỏng vấn để giám khảo nhớ được câu chuyện của bạn, rất có thể bạn sẽ thành công với phần công việc này.

Nên kể chuyện gì?

Người tham gia phỏng vấn: Kể chuyện cuộc sống hàng ngày

 

Lan mới tốt nghiệp và trong một lần tham gia phỏng vấn cô được hỏi: “ Hãy nói về một thành công mà bạn đã làm được? ”. Lan không hề tham gia vào bất cứ hoạt động nào của trường và xã hội trong suốt bốn năm học đại hoc, cuối cùng cô lựa chọn kinh nghiệm dạy thêm của mình kể lại cho nhà tuyển dụng. Cách kể chuyện chi tiết, miêu tả quá trình thay đổi tâm lí và thái độ linh hoạt giúp Lan vượt qua vòng phỏng vấn.

 

Mỗi người đều có những câu chuyện của riêng mình làm phong phú thêm cuộc sống. Có thể câu chuyện của bạn rất bình thường nhưng bạn cần khiến nó trở nên sinh động như cách hình thành, giải quyết vấn đề, kinh nghiệm rút ra và bài học từ mỗi câu chuyện. Thực tế sự xuất sắt không hề có một tiêu chuẩn cứng nhắc nào, mỗi người đều có khái niệm ưu tú riêng vid vậy, trước khi phỏng vấn hãy chuẩn bị một vài câu chuyện mà qua đó nhà tuyển dụng có thể cảm nhận được sự khác biệt của bạn.

 

Làm thế nào để kể chuyện một cách sinh động?

Nhà tuyển dụng: Kể câu chuyện theo nguyên tắc “ Star+L”

 

Một câu chuyện được đánh giá là tốt khi nội dung câu chuyện là có thật. Nếu câu chuyện là giả tạo khi gặp phải giám khảo có kinh nghiệm, chi tiết trong câu hỏi sẽ phát giác ra sự không thành thật của bạn.

 

Nguyên tắc “ Star+L” trong phỏng vấn bao gồm: situation ( bối cảnh ), task( nhiệm vụ ), action( hành động ) và result( kết quả ). Qui tắc này tức câu chuyện của bạn diễn ra trong bối cảnh nào, gặp phải những vấn đề hay nhiệm vụ gì, vân dụng những yếu tố thủ thuật nào và kết quả ra sao. Nếu làm theo qui trình này thì người phỏng vấn sẽ không bị trùng lặp về ngôn từ, nhà tuyển dụng có thể nắm bắt được kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng và mức độ hiểu biết, tác phong làm việc của người tham gia tuyển dụng. Do thời gian phỏng vấn tương đối ngắn vì vậy nói lên trọng điểm câu chuyện là bạn đã thành công được một nửa.

 

Có những loại câu chuyện nào?

Kể câu chuyện điển hình trong ngành nghề.

 

-          Trực tiếp kể câu chuyện mà bạn cho là điển hình có liên quan đến chuyên ngành của mình.

-          Ban giảm khảo sẽ cho bạn phần đầu và cuối câu chuyện, từ ngữ trọng tâm hay một vài từ quan trọng để bạn dẫn dắt câu chuyện. Phương pháp này để bạn tự do phát huy: những sự kiện quan trọng, thành công hay thất bại trong quá trình học tập…

-          Giám khảo đưa ra bối cảnh, phạm vi để người tham gia phỏng vấn hoàn thành câu chuyện.

 

Thực tế những người mới đi xin việc thường chưa có kinh nghiệm làm việc, do đó rất khó thể hiện năng lực bản thân. Cách tự giới thiệu bản thân theo phong cách truyền thống trước đây sẽ khó giúp bạn tự làm mình nổi bật hơn các đối thủ khác. Vì vậy, lỗi dẫn dắt câu chuyện, tình tiết, miêu tả sẽ khiến bạn tự tin thể hiện mình mới mẻ và thú vị hơn, khiến ban giám khảo chú ý đến bạn hơn và trực quan tìm hiểu, tin tưởng bạn hơn. Để lại ấn tượng sâu sắc với giám khảo chính là mục đích của việc kể chuyện.

 

Tại sao cần kể chuyện?

Áp dụng phương pháp phỏng vấn theo mô hình thể hiện năng lực vận dụng câu chuyện hành động thực tế

 

Trên thực tiễn kể chuyện không phải là điều mà người tham gia tuyển dụng mong muốn. Những ví dụ điển hình mà giám khảo thường hỏi cũng chính là những câu chuyện được chuyển hóa thành. Thông qua miêu tả những kinh nghiệm mà bạn đạt được để phán đoán bạn có thể đảm nhận công việc sau này hay không là điều nhiều nhà tuyển dụng sử dụng trong quá trình phỏng vấn

 

Hạnh Phúc

Theo IF





 
Các thành viên đã Thank coixuong vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024