Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
18/01/2021 19:01 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 182/400 (46%)
Kĩ năng: 2/210 (1%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 7982
Được cảm ơn: 2102
Trả lời phỏng vấn Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của bạn là gì?


Một số câu hỏi phỏng vấn đã trở thành "kinh điển" vì nó có thể được hỏi trong bất cứ lĩnh vực nào mà không làm mất đi độ "hot", ví dụ như "Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của bạn là gì?". Nghe thì có vẻ đã quá quen thuộc nhưng bạn đã biết cách trả lời sao cho hiệu quả chưa?

"Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của bạn là gì?", câu hỏi này cho phép người phỏng vấn đánh giá khái quát về mục đích sống và định hướng sự nghiệp của bạn. Dưới đây, chúng tôi sẽ mách bạn một số mẹo đơn giản để trả lời câu hỏi về mục tiêu nghề nghiệp sao cho gây ấn tượng tốt nhất với nhà tuyển dụng nhé.

 MỤC LỤC:
I. Vì sao nhà tuyển dụng hỏi về mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của ứng viên?
II. Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn về mục tiêu ngắn hạn và dài hạn​
III. Làm gì nếu bản thân không xác định được mục tiêu nghề nghiệp của mình?

muc tieu ngan han va dai han cua ban la gi

Kỹ năng trả lời phỏng vấn chuyên nghiệp

I. Vì sao nhà tuyển dụng hỏi về mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của ứng viên?

Mục tiêu của hầu hết nhà tuyển dụng là tìm kiếm ứng viên không chỉ đáp ứng yêu cầu công việc mà hơn hết là phải có cùng định hướng với sự phát triển của công ty. Vì vậy, việc đặt ra các câu hỏi về mục tiêu ngắn hạn, dài hạn là cực kỳ phổ biến trong các cuộc phỏng vấn.

Mục tiêu nghề nghiệp trước hết là câu trả lời cho việc liệu một ứng viên có gắn bó lâu dài với công ty hay không, hay là họ sẽ nghỉ việc chỉ sau một thời gian ngắn. Nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ ưu tiên những người muốn gắn bó lâu dài và thăng tiến trong công ty thay vì những ứng viên chỉ coi đây là bước đệm để phát triển sự nghiệp của họ và sẽ rời đi khi có một cơ hội khác tốt hơn.

Ngoài ra thì những người có mục tiêu làm việc rõ ràng cũng là người sẽ nghiêm túc phấn đấu, hết mình trong công việc. Đôi khi, chính điều này còn quan trọng hơn cả năng lực hay kinh nghiệm bởi nó liên quan trực tiếp đến thái độ làm việc của nhân viên. Đây mới chính là điều mà nhà tuyển dụng cần.

II. Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn về mục tiêu ngắn hạn và dài hạn​

1. Đảm bảo mục tiêu có tính liên kết

Một câu trả lời lý tưởng là mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của bạn phải liên kết với nhau. Điều này cho thấy bạn có kế hoạch rõ ràng và quyết tâm theo đuổi mục tiêu đó, có nghĩa là mục tiêu ngắn hạn phải phần nào đó hướng đến mục tiêu dài hạn. Mục tiêu sự nghiệp ngắn hạn của bạn nên bao gồm:

  • Gia nhập ngành.
  • Học kiến thức và kỹ năng mới.
  • Tích lũy kinh nghiệm lãnh đạo và phát triển nhóm.
  • Trở thành chuyên gia trong ngành.
  • Tôi muốn dùng khả năng sáng tạo của tôi để đạt được kết quả đổi mới.
  • Mục tiêu của tôi và gia nhập một đội ngũ chỉ chấp nhận tốt nhất, không chấp nhận tốt thứ hai.


Bằng cách này, bạn sẽ cho nhà tuyển dụng thấy mình có sự tìm kiếm thông tin và chuẩn bị chu đáo, đồng thời mục tiêu của bạn phù hợp với công ty mà bạn muốn làm việc.

 

2. Liên kết câu trả lời với kinh nghiệm

Nghĩ đến các giai đoạn trong sự nghiệp của bạn. Nếu bạn không phải mới ra trường mà đã có kinh nghiệm làm việc hai năm thì có lẽ bạn đang muốn trở thành trưởng nhóm hoặc quản lý tầm trung. Ngoài ra, mục tiêu của bạn nên gắn liền với quá trình phát triển kỹ năng hoặc thành tích trong sự nghiệp. Để có được điều này bạn phải không ngừng hoàn thiện kỹ năng đàm phán và thuyết phục, thể hiện sự tự tin cho nhà tuyển dụng thấy được năng lực của bạn, giúp nhà tuyển dụng có thể đánh giá cao.

muc tieu ngan han va dai han cua ban la gi
Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn xin việc thông minh

3. Nhấn mạnh nguyện vọng muốn làm việc lâu dài

Nếu bạn trả lời câu hỏi này trong khuôn khổ làm việc cho một công ty cụ thể bạn sẽ đem lại ưu thế cho bản thân. Nhấn mạnh rằng bạn đang tìm kiếm một công việc lâu dài với một công ty ổn định. Không nhà tuyển dụng nào lại muốn tìm một nhân viên thích nhảy việc cả. Đây cũng là cơ hội tuyệt vời để biến điểm tiêu cực thành tích cực. Có thể đề cập đến trong quá khứ bạn đã chuyển việc nhiều lần và thấy mệt mỏi với điều đó. Bạn muốn tìm công việc ổn định để phát triển cùng với công ty.

 Đọc thêm: Cách đặt mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho sự nghiệp của bạn

III. Làm gì nếu bản thân không xác định được mục tiêu nghề nghiệp của mình?

Trước hết, cần phải hiểu được rằng mỗi người trong chúng ta đều sẽ chuyển nghề 2 - 4 lần trong đời. Những thế hệ trước thường có xu hướng gắn bó cả cuộc đời mình với chỉ một công việc, một công ty duy nhất. Điều này vẫn xuất hiện ở thời điểm hiện tại nhưng cực kỳ hiếm. Khi bạn chấp nhận sự thật này thì việc quyết định cho mình một mục tiêu nghề nghiệp cũng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Bạn không nhất định phải cố chấp theo đuổi một nghề duy nhất cho đến hết cả cuộc đời. Thay vào đó, hãy suy nghĩ xem bạn muốn làm gì trong 7 - 10 năm tới đây. Bạn hoàn toàn có quyền được từ bỏ công việc hiện tại mà mình đã cảm thấy chán nản để thử sức với một công việc mới hấp dẫn hơn.
Thứ hai, những công việc bạn làm ở hiện tại chưa chắc đã còn tồn tại trong tương lai. Vì thế, việc mà bạn cần làm là phải rèn luyện cho mình những kỹ năng có thể chuyển đổi được; những kỹ năng vừa có thể dùng được trong lĩnh vực này lại cũng rất hữu ích cho các lĩnh vực khác.

Giả sử, bạn có kỹ năng giao tiếp và thuyết trình tốt thì có thể làm những công việc như kinh doanh, HR, và thậm chí là cả giáo viên. Nếu như am hiểu các ngôn ngữ lập trình thì có thể làm việc cho rất nhiều công ty công nghệ với nhiều loại sản phẩm khác nhau. Trên thực tế, chỉ có sản phẩm là thay đổi còn ngôn ngữ lập trình về cơ bản vẫn sẽ giữ nguyên.

Thứ ba, hãy xem xem hiện tại bạn muốn làm gì. Bạn có thể là một nhà văn, bạn thích nghe nhạc, du lịch hay nấu ăn, thích chơi game,... Có rất nhiều sự lựa chọn công việc khác nhau đối với những sở thích này của bạn mà không nhất định phải trở thành một nhà văn, đầu bếp hay một game thủ chuyên nghiệp.

Trả lời câu hỏi về mục tiêu sự nghiệp không có đúng hay sai, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào tính cách, năng lực, kỹ năng và mục tiêu thực sự của bạn. Đừng đưa ra mục tiêu chỉ để làm hài lòng người phỏng vấn; thay vào đó, định hình mục tiêu thực sự của bạn để tạo ấn tượng tốt với quản lý tuyển dụng.

 

nguồn: Theo vn.jokobo.vn



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024