Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
19/08/2020 23:08 # 1
nguyenthuongtra
Cấp độ: 28 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 154/280 (55%)
Kĩ năng: 38/70 (54%)
Ngày gia nhập: 17/09/2015
Bài gởi: 3934
Được cảm ơn: 248
[Youth Confessions] Phát Thanh Viên – Nghề Nghiệp Mơ Ước Của Nhiều Bạn Trẻ Báo Chí


Chào các bạn, mình là Lan - hiện tại mình đang làm công việc của một phát thanh viên, biên tập viên ở Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh HóaCác bạn biết không? Là phát thanh viên, bạn sẽ có cơ hội giao lưu với nhiều người nổi tiếng, được đặt chân tới những vùng đất thú vị, được tiếp cận những tin tức mới mẻ nhất... Có rất nhiều lý do để các bạn trẻ ao ước trở thành một phát thanh viên viên, bạn có nằm trong số đó không?

*Phát thanh viên là nghề gì?

Phát thanh viên là người làm nghề phát thanh, thường chỉ những người biên tập trên đài phát thanh đồng thời chuyển tải từ ngôn ngữ viết sang ngôn ngữ nói để đưa thông tin tới công chúng. Cùng một tính chất công việc nhưng những người biên tập và chuyển tải thông tin tới công chúng ở đài truyền hình lại được gọi là biên tập viên. Đôi khi phát thanh viên còn được gọi một các gần gũi là giọng đọc, chắc hẳn các bạn còn rất thân quen với các giọng đọc như Hoàng Yến, Hà Phương… hai cô cũng là hình tượng lý tưởng mà mình hướng đến trong suốt thời đại học.

*Tiềm năng nghề phát thanh viên

Việt Nam là quốc gia có các loại hình báo chí đa dạng với hơn 800 cơ quan. Đặc biệt, Việt Nam còn là nước có nhiều đài truyền hình nhất với hơn 300 kênh phát thanh, truyền hình phát sóng hàng ngày. Điều này đem đến nhiều cơ hội cho những bạn trẻ muốn theo học nghề liên quan đến phát thanh, truyền hình.

Với nhu cầu đa dạng và yêu cầu khắt khe của khách hàng, các kênh phát thanh, truyền hình có xu hướng mở rộng sản xuất nội dung phong phú hơn. Theo đó, nhu cầu tuyển dụng các nhân sự phát thanh viên và biên tập viên cũng gia tăng.

Bên cạnh những kênh thông tin truyền thống, các kênh phát thanh và truyền hình online trên nền tảng mạng xã hội cũng đang ngày càng phát triển. Hướng tới đối tượng chính là các bạn trẻ, những kênh truyền thông dạng này tăng trưởng ngày càng nhanh. Tất nhiên, đi kèm với sự mở rộng của các kênh truyền thông mới thì nhu cầu nhân sự về biên tập viên hay phát thanh viên cũng tăng theo. Đặc biệt, yêu cầu tuyển dụng cho các kênh này cũng ít khắt khe hơn.

*Những tố chất cần có của phát thanh viên, biên tập viên

Phát thanh viên là một nghề đặc biệt so với những ngành nghề khác. Bạn cần nắm rõ những yêu cầu của nghề để định hướng nghề nghiệp cá nhân chính xác hơn. Là một phát thanh viên, bạn phải có giọng nói hay, chuẩn chỉnh và hoạt ngôn. Trước đây, khi làm cho một số đài quốc gia mình thường được yêu cầu phải có giọng Bắc nhưng gần đây mình thấy yêu cầu này không còn quá khắt khe.

Chất giọng là một yếu tố gần như thuộc về bẩm sinh, khó có thể thay đổi được. Ngoài yếu tố này, các bạn có thể rèn luyện và uốn nắn giọng nói về cách phát âm đúng chuẩn. Để trở thành phát thanh viên giỏi, bạn cần phải có sự khéo léo và tinh tế, điều này có thể cải thiện thông qua tích lũy kinh nghiệm thực tế hoặc học hỏi từ những tình huống, sự cố của các "tiền bối".

Phát thanh viên cũng cần có ngoại ngữ khá. Trong quá trình đưa tin, việc phát âm chính xác tên địa danh, người nổi tiếng, món ăn... bằng tiếng nước ngoài sẽ khiến bạn trông chuyên nghiệp hơn. Do đó, các bạn nên tìm tới những trung tâm tiếng anh hoặc ngoại ngữ khác để bổ sung thêm kiến thức cho mình.

* Để trở thành phát thanh viên nên học ngành gì?
Mặc dù không có yêu cầu về học vấn cụ thể đối với phát thanh viên, biên tập viên nhưng hầu hết nhà tuyển dụng đều mong muốn tìm kiếm ứng viên tốt nghiệp chuyên ngành Phát thanh – Truyền hình, Truyền thông - Marketing, Báo chí hoặc các ngành thuộc lĩnh vực Xã hội và Nhân văn. Điểm trúng tuyển ngành Phát thanh – Truyền hình không có sự chênh lệch quá lớn giữa các trường. Vì thế, các thí sinh có thể tự tin chọn cho mình một địa chỉ học tập và rèn luyện phù hợp với năng lực cũng như đam mê của mình. Như đã nói ở trên, các kênh truyền thông online có tiêu chí tuyển dụng không quá khắt khe, nên nếu có đủ năng lực, bạn hoàn toàn có thể đảm nhận vị trí công việc của một phát thanh viên hay biên tập viên. Đôi khi, nếu có kinh nghiệm làm MC sự kiện hay đạt giải về kỹ năng MC, biên tập hay phát thanh viên thì thì bạn cũng có thể trở thành phát thanh viên dù chuyên ngành học không liên quan.

Theo mình, nghề phát thanh viên là một nghề khá hay và thú vị cho những bạn đam mê với báo chí và truyền hình. Nếu bạn thấy mình có đủ tố chất mà đến giờ vẫn chưa định hướng được mình sẽ làm gì trong tương lai thì hãy chọn nghề phát thanh viên nhé, mình tin các bạn sẽ không thất vọng đâu. Chúc các bạn thành công.

Ybox.vn

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024