Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
06/04/2020 11:04 # 1
nguyenthuongtra
Cấp độ: 28 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 154/280 (55%)
Kĩ năng: 38/70 (54%)
Ngày gia nhập: 17/09/2015
Bài gởi: 3934
Được cảm ơn: 248
[ToMo] 3 Mẹo Phỏng Vấn Giúp Đánh Bại Đối Thủ Ngay Cả Khi Họ Có Nhiều Kinh Nghiệm Hơn


 

Để chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn của bạn, hãy học hỏi các chiến lược mà tôi đã dạy cho hàng ngàn người, giúp họ đánh bại các ứng viên có hơn 10 năm kinh nghiệm và nhận được việc.

Trong bài này, tôi sẽ chỉ cho bạn cách chuẩn bị thật sự cho một cuộc phỏng vấn để bạn không bị từ chối và không phải gãi đầu tự hỏi là mình đã sai ở đâu.

Nhưng trước hết thì hãy bắt đầu với câu chuyện này đã:

Hai ứng viên bước vào một buổi phỏng vấn.

Một người có bằng MBA. Anh ta mặc bộ đồ lịch lãm nhất và mang theo những tấm danh thiếp sang chảnh nhất.

Còn người kia chỉ là một anh sinh viên năm hai đại học. Cậu ta đến mà chẳng cần những thứ sáng lòa bên trên, nhưng khi ra về lại rước theo một công việc ngon.

Như nào vậy? Cậu ta đã làm gì mà cả người có bằng MBA không làm được?

Thực ra thì, cái cậu sinh viên năm hai ấy chính là tôi, và đây là những kỹ thuật tôi đã sử dụng để nhận được lời mời làm việc từ Google, Intuit và một quỹ phòng hộ trị giá hàng tỷ đô la.

Nhưng nó không chỉ có ích cho tôi. Hàng ngàn người đã sử dụng các chiến lược này để chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn sau khi phỏng vấn và đánh bại những người có hơn 10 năm kinh nghiệm - nhận được 50.000 đô la tăng như thế này:

Hãy để tôi chỉ cho bạn cách làm tương tự và chuẩn bị cho bất kỳ cuộc phỏng vấn nào với hai mẹo yêu thích của tôi.

Chuẩn bị phỏng vấn, mẹo #1: Đặt mình vào vị trí nhà tuyển dụng  

Hầu hết mọi người bước vào một cuộc phỏng vấn và chỉ tập trung vào bản thân họ. Họ bị cuốn vào nhu cầu, mong muốn và lo lắng của chính họ đến nỗi họ quên đi những gì người phỏng vấn muốn.

Đây là một sai lầm rất lớn.                    

Khi tôi học đại học và đi phỏng vấn, điều số một tôi luôn tự nhắc nhở mình là:

Nó không phải là về tôi. Nó nói về họ.

Tôi đặt mình vào vị trí người phỏng vấn.

Điều đó có nghĩa là tôi ngừng nói mấy thứ như, “Tôi đang tìm kiếm công việc thách thức tôi. Tôi muốn một điều gì đó là phần thưởng cho công việc khó khăn mà tôi làm.” Đây là hội chứng I, I, I và một cách chắc chắn cách này sẽ giúp bạn nhận được một chồng câu trả lời “Không thuê bạn”.

Cách tốt hơn là nói về những gì người quản lý tuyển dụng muốn.

Ví dụ như nếu người quản lý tuyển dụng hỏi, “Tại sao tôi nên thuê bạn?” thì đừng có mà đưa ra mấy câu trả lời lan man cũ rích chỉ tập trung vào bản thân mình.

Hãy trả lời như thế này:

“Vâng, dựa trên những điều chúng ta đã nói, tôi biết có 3 thách thức chính mà bạn đang xem xét. Thứ nhất là nhận được khách hàng tiềm năng mới, thứ hai là tăng chuyển đổi và thứ ba là duy trì. Và kinh nghiệm của tôi chính là tiếp thị qua email. Tôi đã làm  rất nhiều công việc về mặt chuyển đổi và tôi nghĩ có thể giúp công ty trong Những Lĩnh Vực 1, 2, 3.

Trên thực tế, công ty cuối cùng tôi làm việc đã tăng 26% tỷ lệ chuyển đổi của họ. Tôi nghĩ tôi có thể làm tốt hơn cho bên mình.”

BOOM! Điều này hoàn toàn trái ngược với những gì hầu hết mọi người làm, đó là nói vô tận về bản thân họ. Đây là suy nghĩ tốt nhất để có khi bạn bước vào cuộc phỏng vấn của bạn. Ưu tiên nhu cầu của người phỏng vấn và bạn nhận được với công việc như ý.

Nếu phải nói thì tôi không chỉ muốn nói rằng, “ Đây là một cách tư duy. Chào!”

Tôi muốn tiến thêm một bước và cung cấp cho bạn một vài câu trả lời cụ thể để chuẩn bị cho các câu hỏi phỏng vấn phổ biến - để bạn có thể thấy suy nghĩ này trong hành động.

Chuẩn bị phỏng vấn, mẹo #2: Đưa ra câu trả lời hoàn hảo cho các câu hỏi phỏng vấn khó.

Có những câu trả lời này trong tay - kết hợp với tư duy từ ở Mẹo 1 - sẽ đảm bảo không có gì trong cuộc phỏng vấn khiến bạn bị khớp.

Câu hỏi phỏng vấn số 1: Bạn có thể cho tôi biết về bản thân mình không?

Các ứng viên thông thường sẽ trả lời:

“Câu hỏi hay đó. Tôi bắt đầu làm việc tại Công ty A vài năm trước. Sau đó tôi làm việc tại Công ty B được một thời gian. Bây giờ, tôi đã ở Công ty C và giờ thì đang tìm một nơi để phát triển.”

Có vấn đề gì với câu trả lời này vậy? Chẳng có gì đặc sắc cả. 5.000 người nói cùng một thứ. Và, trên thực tế, đúng là như vậy! Đó như thể là đọc từ trong sách giáo khoa lịch sử hơn là sáng tạo ra một câu chuyện về lý do tại sao họ nên thuê bạn.

Họ đã biết rằng bạn đã làm việc cho công ty A, B và C - không cần phải dành quá nhiều thời gian quý giá để nói về điều đó.

Dưới đây là cách trả lời hay hơn:

“Vâng, nếu nhìn vào kinh nghiệm của tôi, bạn sẽ thấy rằng 3 điều nổi bật.

Đầu tiên, tôi có kinh nghiệm với nhiều lĩnh vực bán hàng, bao gồm tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tư vấn và quản lý quan hệ khách hàng.

Thứ hai, tôi đã luôn bị hấp dẫn bởi khía cạnh phát triển kinh doanh của bán hàng, đó là lý do tại sao tôi chọn học ngành marketing, và đặc biệt là bán hàng bên ngoài ở trường đại học.

Cuối cùng, tôi đã luôn muốn đưa các nâng tầm và trau dồi kĩ năng cảu bản thân, đó là lý do tại sao tôi chuyển từ Công ty A, một công ty khởi nghiệp nhỏ sang Công ty B, một doanh nghiệp trong top Fortune 100. Bây giờ, tôi rất vui ứng tuyển vào vị trí này vì những chuyển đổi và kỹ năng đó hoàn toàn phù hợp với nhu cầu hiện tại của công ty.”

Tại sao câu trả lời này lại ăn điểm: Bạn không chỉ liệt kê theo thứ tự thời gian từ hồ sơ của bạn, mà bạn còn vẽ một bức tranh về sự phát triển của bạn. Nếu bạn đã hoàn thành bài tập về nhà trước khi phỏng vấn, bạn sẽ biết những khía cạnh nào là quan trọng nhất từ ​​nền tảng của bạn để làm nổi bật.

(Trong ví dụ trên, tôi đã nhấn mạnh khía cạnh phát triển kinh doanh của doanh số vì đó là điều mà người quản lý tuyển dụng đang tìm kiếm.)

Câu hỏi phỏng vấn số 2: Điểm yếu của bạn là gì?

Thông thường, thí sinh sẽ trả lời:

“Điểm yếu lớn nhất của tôi là tôi là người quá cầu toàn.”

Câu trả lời này có vấn đề gì vậy? Đó là 99% mọi người đều nói câu này. Nó hoàn toàn không có ấn tượng. Thêm nữa, nó không biến yếu điểm thành ưu điểm, đây chính là trọng điểm của câu hỏi này.

Còn đây là câu trả lời tốt hơn:

“Tôi đã dành rất nhiều thời gian để suy nghĩ về câu trả lời của mình cho câu hỏi này bởi vì hiểu được điểm yếu của bạn là rất quan trọng.

Đây là những gì tôi nghĩ: Tôi đã dành phần lớn sự nghiệp của mình làm việc trong một ngành. Theo nhiều cách, điều đó thu hẹp trọng tâm của những gì tôi biết một cách chuyên sâu nhất.

Phải nói rằng, tôi đã tích cực cố gắng làm việc ở nhiều bộ phận khác nhau và thúc đẩy bản thân đảm nhận nhiều vai trò khác nhau. Trên thực tế, tôi đã được thăng chức nhanh hơn bất kỳ ai khác để dẫn dắt các dự án mới xung quanh X và Y. Hôm nay, tôi đã sẵn sàng áp dụng những gì tôi đã học được từ ngành B sang một ngành mới và tiếp tục phát triển. Đó là lý do tại sao tôi lại ở đây ngày hôm nay.

Tại sao câu trả lời này hay: Hầu hết mọi người đều ghét câu trả lời này. Có cảm giác như bạn nói với người quản lý tuyển dụng tại sao KHÔNG thuê bạn.

Nhưng nếu bạn biết cách biến câu trả lời của mình thành một thế mạnh, bạn đã trả lời thành công câu hỏi này. Họ muốn bạn quyết định thật nhanh mà không mà không vấp váp hay nghĩ ra những câu trả lời ngớ ngẩn.

Câu hỏi chuẩn bị phỏng vấn số 3: Hãy kể cho tôi nghe về một lần bạn đối mặt với thử thách với X?

Bình thường , ứng viên trả lời:

“Có một lần tôi đi làm muộn. Nhưng tôi đã bỏ bữa trưa ngày hôm đó – vì vậy mọi việc được giải quyết.”

Có vấn đề gì nào? Nễu bạn đoán được gì đó, thì hoàn toàn đúng rồi đấy. Điều này không chỉ khiến bạn trở lên không đáng tin cậy, mà còn làm bình thường hóa việc đi muộn của bạn.

Câu trả lời tốt hơn đây:

“Khi tôi được tuyển dụng lần đầu tại Công ty A, thực sự rất khó để hoàn thành công việc đúng giờ.

Giao thông rất tệ - dù cho tôi rời nhà sớm thế nào. Và một ngày nọ, tôi thực sự đi làm muộn, điều này khá phiền cho mọi người liên quan.

Mặc dù tôi vẫn hoàn thành công việc của mình - bằng cách thức khuya – nhưng đồng nghiệp của tôi đã không muốn phải chờ tôi hoàn thành.

Vì vậy, tôi quyết định xem xét kĩ tình hình. Tôi muốn xem liệu có cách nào để mọi thứ dễ dàng hơn với mọi người không.

Và tôi nhận ra rằng tôi thực sự có thể làm việc  ở nhà và vẫn làm hầu hết các dự án bị trì hoãn. Tôi đưa ra một đề nghị cho sếp để xem xét.

Và chúng tôi đã thử nghiệm trong vài tuần. Làm việc tại nhà không chỉ giúp mọi người nghỉ việc đúng giờ mà còn giúp tôi tăng năng suất rất lớn bằng cách không dành quá nhiều thời gian cho giao thông. Tôi đã không còn gặp rắc rối kể từ đó.”

Tại sao câu trả lời thành công: Câu trả lời này thành công tốt đẹp. Nó thực sự có một vấn đề nghiêm trọng – đi làm muôn- và cho thấy người này đã hoàn toàn kiểm soát được vấn đề của mình.”

Ngoài ra, hãy lưu ý rằng nó kể ra toàn bộ câu chuyện, không chỉ là vấn đề. Ứng viên cho thấy vấn đề. Rôi cho thấy cách anh ta tìm kiếm một giải pháp. Và cho thấy rằng anh ta thực sự đã đưa ra một giải pháp tuyệt vời.

Quản lý tuyển dụng yêu chi tiết như thế này. Bạn càng cụ thể hơn về những gì bạn đã tìm hiểu, bạn sẽ càng dễ nhớ hơn khi đến lúc đưa ra lời đề nghị.

Một số mẹo khác trong chuẩn bị phỏng vấn: Tránh những sai lầm chết người

Tôi vừa chia sẻ hai trong số những tips yêu thích của mình để giúp bạn chuẩn bị cho buổi phỏng vấn, nhưng tôi muốn cung cấp thêm cho bạn một mẹo nữa.

Bạn vào vòng phỏng vấn. Có những câu trả lời tuyệt vời trong tay – gần thành công rồi đó. Đừng thổi bay tất cả bằng việc phạm phải một trong những sai lầm sau.

Để chắc chắn rằng điều đó không xảy ra, tôi đã tổng hợp 3 video miễn phí với nhiều mẹo phỏng vấn hơn. Vì vậy, bạn có thể xem các ví dụ trực tiếp và các cách cụ thể để cải thiện các kỹ năng phi ngôn ngữ của bạn. Đây là những sai sót chết người mà hầu hết mọi người sẽ không nói cho bạn.

 -----------

Tác giả: RAMIT SETHI

Link bài gốc: How to prepare for an interview: 3 hacks to beat your competitors (even if they have more experience)

Dịch giả: Vũ Thị Hằng- ToMo - Learn Something New 

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024