Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
02/10/2019 20:10 # 1
nguyenthuongtra
Cấp độ: 28 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 154/280 (55%)
Kĩ năng: 38/70 (54%)
Ngày gia nhập: 17/09/2015
Bài gởi: 3934
Được cảm ơn: 248
Làm Thế Nào Để Viết Một Bản CV Hoàn Chỉnh


CV là một cách đơn giản và thuận tiện nhất để chứng tỏ bản thân của ứng viên đối với các nhà tuyển dụng. Mỗi bản CV bao quát thông tin cá nhân của mỗi ứng viên một cách rõ ràng nhất. Hãy tưởng tượng bản CV cũng như là một hồ sơ tiếp thị vậy. Bạn đang cần “bán” khả năng cá nhân, kĩ năng cũng như kinh nghiệm của bản thân. Vậy bản CV của bạn cần rõ ràng và có cấu trúc.

CV là đại diện cho chính bạn chứ không phải cho tôi. Bài viết này sẽ giúp bạn biết được bạn cần làm những gì để viết một bản CV.

Cấu trúc của một bản CV:

Phong cách viết CV theo kinh nghiệm cá nhân của tôi thì CV có rất nhiều phong cách tùy thuộc vào vùng miền nhất định. Phong cách của Mỹ chú trọng vào sự ngắn gọn, có điểm nhấn. Chính vì vậy mà phong cách Mĩ rất ưa chuộng loại CV one-page; (CV trình bày trong khoảng một tờ A4). Ngoài phong cách của Mĩ chúng ta có thể thấy CV của châu Âu; hoặc các quốc gia như Nhật Bản lại chú ý tới quá trình nhiều hơn. Và một loại CV nữa là sơ yếu lí lịch của Việt Nam với đầy đủ các mối quan tâm về gia thế của ứng viên… Tuy nhiên dù với phong cách CV nào thì một bản CV cũng thường bao gồm bốn phần chính.

Thông tin cá nhân (Basic information).
Ở mục này, các thông tin cá nhân thông thường; và phương thức liên lạc của ứng viên sẽ được trình bày. Ví dụ như tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ; email, số điện thoại liên lạc. Có một vài kinh nghiệm nhỏ khi viết thông tin cá nhân của mình.
– Hãy suy nghĩ kĩ những thông tin mà bạn muốn gửi tới nhà tuyển dụng. Các thông tin như biệt danh, facebook… có thể sẽ không giúp ích cho bạn nhiều như bạn nghĩ. Đôi khi địa chỉ facebook hoặc một cái tên nghịch ngợm có thể phá hỏng hình ảnh của bạn trong mắt nhà tuyển dụng. Hãy thận trọng.

– Địa chỉ cũng là một thông tin nhạy cảm.

– Luôn nhớ rằng email và số điện thoại cần ít nhất một thông tin để nhà tuyển dụng có thể liên lạc với bạn ngay lập tức. Hãy chọn cho mình một địa chỉ email dành cho công việc; và sử dụng nó nếu bạn muốn gửi CV tới nhà tuyển dụng thông qua email.

Objective.
Objective hiểu đơn giản là một đoạn văn (paragraph) ngắn mô tả sơ lược về ứng viên. Một đoạn objective cơ bản sẽ thường phải trả lời ba câu hỏi:
– Bạn là ai? hoặc bạn có điều gì?
– Bạn muốn điều gì ở công việc này?
– Định hướng sắp tới của bạn?

Quá trình học tập (Education)
Tùy vào việc bạn là ai và công việc bạn đang hướng tới là gì để chọn phần education cho phù hợp. Thông thường, quá trình học tập sẽ được liệt kê từ những năm đại học. Ở Việt Nam thì đại học là mốc đánh dấu việc bạn học chuyên về một lĩnh vực. Nhưng nếu quá trình học tập cấp III của bạn cũng hỗ trợ nghề nghiệp; ví dụ như bạn học chuyên văn và muốn ứng tuyển vị trí copy-writer chẳng hạn, tại sao lại không nhỉ? Các nhà tuyển dụng sẽ quan tâm tới thời gian học tập; tên trường; chuyên ngành cũng như thành tích học tập cá nhân của bạn.

– Thời gian học tập hãy là mốc thời gian tính theo năm bao gồm từ lúc bắt đầu tới năm kết thúc. Nếu bạn chưa hoàn thành khóa học hãy sử dụng cụm từ “hiện nay”.
– Các bạn nên chia các giai đoạn học tập thành các khối (block). Cuối mỗi khối sẽ là thành tích học tập (nếu có) của bạn có liên quan tới công việc. Ví dụ như giải nhất một cuộc thi nào đó.
– Nếu như bạn dự định chuyển qua một công việc trái ngành. Quãng thời gian học thêm tại các trung tâm. Các khóa học hỗ trợ công việc sẽ giúp bạn rất nhiều. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn có ý thức tìm hiểu công việc mới thay vì đó chỉ là một cảm hứng chuyển nghề bất chợt của bạn.

 

Kinh nghiệm (Experience)
Sẽ không khó khăn nhiều; khi bạn là một người đã từng làm công việc đó trước đây và muốn chuyển công ty. Tương tự như quá trình học tập; bạn cũng sẽ tóm tắt lại các dự án bạn đã từng tham gia. Còn nếu bạn là sinh viên hoặc một người làm công việc tay ngang. Sẽ có đôi chút khó khăn nhưng đừng lo.

– Các dự án sinh viên liên quan tới vị trí ứng tuyển sẽ hữu ích với bạn.
– Bạn hãy lưu ý tới kinh nghiệp đạt được hoặc các bài học sau mỗi dự án của mình.
– Bạn cũng cần chú ý đến chức vụ cá nhân cũng như quy mô dự án nếu như đó là một dự án bạn cho là đủ lớn.

Ngoài bốn mục chính kể trên. Tùy thuộc vào độ dài của CV, đặc thù công việc mà bạn sẽ có thêm những mục sau:

Kĩ năng (Skill)
– Kĩ năng sử dụng các công cụ hoặc kĩ năng về kĩ thuật là một điểm cộng trong mắt các nhà tuyển dụng; khi bạn ứng tuyển các công việc kĩ thuật.
– Với các bạn khối kinh tế thì các kĩ năng mềm sẽ được chú ý hơn.
– Trình bày kĩ năng theo dạng biểu đồ hoặc các hình ảnh mang tính đo lường; sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu về bạn hơn.
– Hãy chọn ra những kĩ năng mà bạn nắm tốt. Các kĩ năng yếu vô tình lại là điểm trừ của bạn. Chỉ nên bổ xung những kĩ năng này nếu như bạn đang thực hiện cải thiện nó. Ví dụ bạn đang học tiếng Anh giao tiếp hoặc thiết kế chẳng hạn. Những kế hoạch còn nằm trong dự định sẽ không có giá trị đâu.

Sở thích (Hobby)
– Nếu còn không gian thì mục này sẽ phù hợp với những bạn làm các công việc có tính hướng ngoại.
– Nếu bạn là con trai thì đá bóng, đế chế… không phải lựa chọn tồi. Hoạt động tinh thần cũng rất được chú trọng tại các công ty hiện nay.
– Lưu ý rằng để viết được mục này tốt, bạn cần tìm hiểu về văn hóa công ty cũng như vị trí ứng tuyển trước.

Người giới thiệu (Preference)
Với CV nước ngoài thì mục này thường khá quan trọng. Thông thường người được chọn để điền thông tin có thể là giáo viên của bạn; sếp cũ hoặc một người có uy tín trong ngành. Bạn nhớ lưu ý hỏi ý kiến trước khi nhập thông tin cá nhân của họ vào CV của mình nhé.

Nguồn: TOP CV 

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024