Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
15/11/2017 16:11 # 1
nguyenthuongtra
Cấp độ: 28 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 154/280 (55%)
Kĩ năng: 38/70 (54%)
Ngày gia nhập: 17/09/2015
Bài gởi: 3934
Được cảm ơn: 248
Làm Thế Nào Để Đối Mặt Với Những Câu Hỏi Khiếm Nhã Trong Phỏng Vấn Xin Việc?


Câu hỏi khiếm nhã luôn là một trong những điều không mong muốn khi phỏng vấn xin việc. Làm sao đối mặt với chúng mà không bị mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng?

Một điều mà ứng viên cần điều chỉnh là định nghĩa của bản thân với từ “khiếm nhã” trong quá trình tìm việc. “Bạn đã bao giờ nghĩ đến việc giảm cân chưa?” Đây chính là một câu hỏi khiếm nhã, nhưng một vài nhà tuyển dụng vẫn mắc phải những sai lầm này trong quá trình phỏng vấn, theo Bary Maheer, chuyên gia tư vấn nghề nghiệp đồng thời cũng là một diễn giả. Câu hỏi này bắt nguồn từ một tình huống mà anh đã được chứng kiến trước đây, một trong những thành viên còn thiếu kinh nghiệm trong hội đồng phỏng vấn đã hỏi một ứng viên nữ dáng người hơi nặng cân, nhưng không phải là béo phì.”

Nếu bạn là ứng viên đó, bạn sẽ làm gì? Làm sao bạn có thể đối mặt với những lời hỏi thăm “khiếm nhã” khi bạn không biết chắc mình có được tuyển dụng hay không? Do vậy, trong trường hợp này, ứng viên cần phải có một chiến lược thật tốt.

Luôn có óc hài hước

Ứng viên có thể trả lời câu hỏi này một cách hài hước và cười một cách thoải mái: “Chỉ khi nào nhìn vào gương tôi mới có suy nghĩ đó – đó là lý do tại sao tôi tránh nhìn vào gương thường xuyên.” Bằng cách thể hiện sự hài hước đó, ứng viên đã có một cú “lội ngược dòng” và nâng cao khả năng có được công việc. Theo Maher, ứng viên này đã có được một kỹ năng phỏng vấn tốt.

Đáp lại bằng một lời khen

Ứng viên có thể điều chỉnh câu trả lời cho những câu hỏi khiếm nhã thành một lời khen đến nhà tuyển dụng. Theo Chris Delaney, chuyên gia phỏng vấn và tác giả quyển sách “73 trọng điểm để phỏng vấn trôi chảy bằng tâm lý, NLP và kỹ thuật nắm bắt tâm lý” (tựa gốc: The 73 Rules for Influencing the Interview using Psychology, NLP and Hypnotic Persuasion Techniques) đã thử đưa ra một câu hỏi thử thách cho ứng viên như sau: “Có phải mọi người tại công ty đó là những người lười biếng đúng không?”.

Nếu bạn phải trả lời những câu hỏi tương tự như vậy, Delaney khuyên rằng bạn nên điều chỉnh suy nghĩ của nhà tuyển dụng để tạo ra định hướng và thích thú khi nói về những điều đó “Tôi đồng ý, mọi người làm việc đều lười biếng đó là lý do tại sao tôi rời khỏi chỗ làm đó để tìm cơ hội tốt hơn.” Điểm cộng nếu bạn có thể tìm ra được cách trả lời khác mà không cần phải nói xấu hay chê bai những người đồng nghiệp công ty hiện tại.

Biến câu hỏi thành lợi thế

Khi phải đối mặt với những câu hỏi khiếm nhã và kỳ quặc, ứng viên có thể thay đổi chúng và sử dụng chúng để thể hiện những điểm mạnh của mình. John Paul Engel gọi đó là những câu trả lời theo phong cách chính trị gia. Ví dụ, nếu được hỏi về vết sẹo, người đứng đầu của tập đoàn tư vấn quản lý cho những cửa hàng quần áo Knowledge Capitla Consulting đề nghị, “Hãy tỏ ra vui vẻ với câu hỏi đó. Vết sẹo này là do một sự cố khi làm việc cho một nông trại gia đinh. Tôi học được nhiều những điều quan trọng của việc trả tiền theo sức lao động.”

Engel có một vài câu chuyện để chuẩn bị cho cơ hội như thế này là: đạo đức làm việc, sự sáng tạo và sự chấp hành nghiêm túc và có thể đáp ứng hầu hết những câu hỏi để điều chỉnh một trong số chúng.

Lời từ chối lịch sự

Điều đó quan trọng ứng viên nên nhớ rằng đừng trả lời câu hỏi về những điều mà bạn không muốn, dù cho bạn biết nhà tuyển dụng đang kiểm tra bạn. Đừng để sự thiếu kinh nghiệm, căng thẳng hay những thiếu những kiến thức xã hội làm bạn mất điểm. Nếu bạn phải trình bày câu hỏi mà bạn không muốn trả lời trong mọi hoàn cảnh, đừng trả lời, chỉ giữ nó trong đầu và từ chối trả lời.

Mấu chốt là chuẩn bị thật kỹ trước đó và biết cách từ chối như thế nào với những câu hỏi đó, theo Donna Flagg, tác giả bài viết Surviving Dreaded Conversations. Ánh sáng hay kim chỉ nam của mỗi cá nhân phải do chính bản thân họ tạo ra. Hoặc nếu một điều gì như một điều hiển nhiên, bạn có thể nói “Oh không, tôi không bao giờ nói về điều đó – đặc biệt khi đang phỏng vấn tìm việc.”

Rắc rối chỉ xảy ra khi một người không có sự chuẩn bị cho những câu hỏi đó. Ứng viên có thể bị áp lực khi đưa ra câu trả lời, do vậy họ trả lời câu hỏi như vậy với tâm trạng bực bội, không thoải mái. Hoặc họ không trả lời bằng sự nhiệt tình bởi vì họ không mong chờ nó. Và đừng nghĩ những câu hỏi kỳ quặc là một ý tưởng tuyệt vời.

Theo interview.vn

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024