Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
28/04/2017 19:04 # 1
nguyenthuongtra
Cấp độ: 28 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 154/280 (55%)
Kĩ năng: 38/70 (54%)
Ngày gia nhập: 17/09/2015
Bài gởi: 3934
Được cảm ơn: 248
Ứng Dụng Tư Duy Phát Triển Nội Dung Khi Viết CV & Cover Letter


Nhà tuyển dụng cũng giống như khán giả của bạn – điều bạn cần làm là thuyết phục họ lựa chọn bạn qua CV và Cover letter. 

Xác định mục tiêu cùng vấn đề của nhà tuyển dụng

Target

Xác định mục tiêu của nhà tuyển dụng, nguồn www.keyword-suggestions.com

Khi viết CV, điều quan trọng không phải khoe thứ hay ho ra hết, bởi không phải ai cũng có profile hoành tráng hay kinh nghiệm khủng. Quan trọng là bạn biết chọn lọc thông tin, phát triển thông tin đó và truyền tải đúng cách tới người đọc là nhà tuyển dụng.

Những thông tin bạn cần đưa vào CV và cover letter chỉ cần gói gọn trong 1 câu hỏi lớn – câu hỏi “Tại sao”.

Câu hỏi “tại sao” là câu hỏi điển hình cho mọi vấn đề và trong trường hợp chúng ta đang bàn là viết CV/ cover letter. Quá trình viết CV là mong muốn truyền tải thông tin tới nhà tuyển dụng, nhằm trả lờicâu hỏi “tại sao bạn nên tuyển tôi”. Bạn cần đưa ra lý do vì sao họ nên chọn bạn, đi kèm những bằng chứng nhằm hỗ trợ cho lý do vừa nêu, tăng sức thuyết phục cho lý do.

Đặc biệt đối với cover letter, nếu bạn có thể xác định được những vấn đề mà nhà tuyển dụng đang gặp phải, và trình bày phương hướng bạn có thể giúp nhà tuyển dụng giải quyết vấn đề đó, thì gần như chắc chắn bạn đã ghi điểm với nhà tuyển dụng rồi. Tư duy này đặc biệt phổ biến với các sản phẩm ứng tuyển cho các agency quảng cáo sáng tạo – khi bất chấp kinh nghiệm của bạn đến đâu, chỉ cần bạn có ý tưởng giúp thúc đẩy quảng bá sản phẩm, bạn sẽ được chọn.

Tập hợp bằng chứng và sắp xếp nội dung thành câu chuyện

Sắp xếp thành một câu chuyện hợp lý, nguồn: http://www.khoslaventures.com/

Sắp xếp thành một câu chuyện hợp lý, nguồn: http://www.khoslaventures.com/

Để chứng minh được bạn xứng đáng và phù hợp với vị trí đang tuyển, bạn sẽ cần trả lời được những câu hỏi sau trong CV và cả Cover letter của mình.

Q1) Bạn hiểu vị trí bạn đang muốn đạt được là gì? Công việc đó là làm những gì? Yêu cầu của nó là gì? (cực kỳ nhấn mạnh từ khoá “bạn hiểu”).

*** Câu trả lời của Q1 thường sẽ viết trong cover letter (Tôi được biết quý công ty đang tìm kiếm….) và thể hiện xuyên suốt trong bản CV.

Q2) Tại sao bạn xứng đáng được nhận vị trí này?

*** Đây là câu hỏi quan trọng nhất mà bạn muốn thể hiện cho nhà tuyển dụng. Bạn sẽ phải chứng minh bằng việc nêu ra những bằng chứng phù hợp, chứng tỏ bạn có khả năng làm tốt vị trí đó, hoặc chí ít là có tiềm năng để làm tốt vị trí trong tương lai. Thực ra những bằng chứng đó không hề xa lạ, đó là kinh nghiệm trước đây, kỹ năng, phẩm chất của bạn.

Q3) Tại sao bạn muốn làm vị trí này?

*** Đây là câu hỏi để nhà tuyển dụng đánh giá sâu hơn về con người cũng như kỳ vọng của bạn với vị trí sắp tới. Câu trả lời của Q3 cũng thường được viết trong cover letter.

Bằng chứng phù hợp là như thế nào?

Mọi công việc đều có những yêu cầu năng lực cụ thể nhằm đảm bảo tuyển được đúng người vào đúng việc. Yêu cầu năng lực có thể “tạm” chia làm 3 yếu tố: kinh nghiệm, kỹ năng và phẩm chất.

Đây chính là những thông tin thường được viết ra trên CV nhất, bởi vì đây 3 nguồn bằng chứng để giúp trả lời cho 3 câu hỏi Q1, Q2 và Q3 vừa nêu ở trên (đặc biệt cho Q2 – tại sao tôi xứng đáng).

+ Kinh nghiệm liên quan: Những công việc bạn từng làm trước đây đã cho bạn kinh nghiệm gì để có thể làm tốt công việc sắp tới? Ai cũng biết đây là nguồn thông tin quan trọng nhất mà bạn cần nghiên cứu mỗi khi viết CV, hoặc thậm chí đi phỏng vấn, bởi vì kinh nghiệm thực tế quý hơn vạn lần kiến thức sách vở.

+ Kỹ năng liên quan: Trong những kỹ năng hiện tại bạn đang sở hữu (thông qua công việc trước đó, hoặc đi học thêm nghiệp vụ…) có kỹ năng vào có ích cho công việc sắp tới hay không? Kỹ năng có thể là kỹ năng cứng (lập trình, thiết kế) hoặc kỹ năng mềm (khả năng giao tiếp, làm việc nhóm, lãnh đạo).

+ Tính cách, phẩm chất liên quan: Bạn có tính cách/phẩm chất tốt nào sẽ có ích trong công việc sắp tới? Thường với những công việc đòi hỏi kinh nghiệm lâu năm, tính cách/ phẩm chất sẽ không cần thiết phải nêu ra trong CV nữa. Với những vị trí dành cho “freshman”, ví dụ thực tập sinh, hoặc đơn giản hơn là tham gia các chương trình sinh viên, các CLB trong trường đại học, thì đây là một yếu tố cần lưu ý.

Để trả lời Q2 – chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn xứng đáng được nhận công việc sắp tới – việc bạn cần làm là kể ra bằng chứng: kinh nghiệm cũ bạn đã từng làm, kỹ năng bạn có, hoặc lấy từ tính cách/ phẩm chất bạn sở hữu.

Ví dụ 1: Công ty A tuyển vị trí nhân viên truyền thông.

Bạn đọc và hiểu rằng vị trí này cần kỹ năng và kinh nghiệm làm truyền thông – trả lời được Q1 – “bạn hiểu gì về công việc”. Trước đây bạn hoạt động trong ban truyền thông của CLB tại trường X, tức là trong kinh nghiệm của bạn đã ít nhiều từng có những đầu việc “liên quan” đến truyền thông, trong kỹ năng của bạn có ít nhiềunhững kỹ năng liên quan đến truyền thông. Kết luận: tôi (phần nào đó) xứng đáng có được vị trí này vì tôi đã từng có kinh nghiệm & kỹ năng phù hợp – trả lời được câu Q2.

Nhưng nếu giả dụ vị trí này cạnh tranh, bạn sẽ cần trả lời câu Q3 – vì sao bạn muốn công việc này. Giữa 1 người thể hiện rằng mình muốn theo đuổi truyền thông lâu dài và sẵn sàng nhận thực tập không lương, với 1 người chỉ muốn được làm tại công ty A do công ty A danh tiếng tốt, thì hẳn bạn sẽ biết công ty sẽ chọn ai rồi đấy.

Vậy tiêu chí đánh giá cho nội dung CV tốt là gì?

Các tiêu chí đánh giá nội dung CV

Các tiêu chí nội dung CV

+ Đúng: Thông tin bạn đưa vào CV có đúng với những gì nhà tuyển dụng đang tìm kiếm ko?

+ Hợp lý: Thông tin của bạn đưa vào mặc dù chưa đúng những gì nhà tuyển dụng cần, nhưng bù lại là nó vẫn có sự liên quan nhất định tới tiêu chí mà nhà tuyển dụng tìm kiếm. Bạn có thể linh hoạt diễn đạt để thông tin đưa vào được hợp lý với vị trí đang được tuyển dụng.

+ Thuyết phục: Điều quan trọng nhất vẫn ở sự thuyết phục. Bất chấp bạn có kinh nghiệm hay không, nhưng nếu bạn có thể chứng minh bạn thực sự quan tâm đến lĩnh vực, đã từng có những trải nghiệm cá nhân, thể hiện được tâm tư nguyện vọng trong cover letter, bạn vẫn có thể ghi điểm với nhà tuyển dụng.

Đối với viết CV với cover letter, thực sự cách trình bày hay thiết kế không quan trọng bằng việc thông tin bên trong “đắt giá” đến như thế nào, “hợp lý” ra làm sao và “thuyết phục” đến mức nào. 

Nguồn: Nguyễn Hoàng Giang – Co-Founder SLIDE FACTORY

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024