Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
29/12/2016 10:12 # 1
Hương-Hà Nội
Cấp độ: 30 - Kỹ năng: 20

Kinh nghiệm: 231/300 (77%)
Kĩ năng: 149/200 (74%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 4581
Được cảm ơn: 2049
6 Bước để sinh viên mới ra trường ‘hừng hực’ khí thế xin việc


6 Bước để sinh viên mới ra trường ‘hừng hực’ khí thế xin việc

hi bạn tốt nghiệp đại học, có lẽ cảm giác áp lực và căng thẳng nhất là làm sao để có động lực mạnh mẽ nhất để tìm ra những công việc bạn có thể ứng tuyển và có việc làm nhanh chóng.
Đừng hoảng sợ nhé bạn! Hàng triệu sinh viên mới tốt nghiệp trước bạn đã vượt qua quá trình này thành công và học đã tìm được việc làm ý nghĩa, thậm chí là rất phù hợp. Thời điểm ngay sau khi ra trường bạn nên bắt tay vào việc tìm việc làm ngay bây giờ, và suy nghĩ nghiêm túc về nó thì bạn sẽ thành công và có điều bạn mong muốn
Đây là 6 bước sẽ giúp bạn có động lực mạnh mẽ tìm việc làm

sinh-vien-moi-ra-truong

1. Đừng trì hoãn công việc tìm kiếm

Kỳ nghỉ để thư giãn sau khi tốt nghiệp một quá trình học vất vả có thể là thứ cám dỗ nhất đối với bạn, suy nghĩ rằng: oh, mình có thể trì hoãn việc tìm kiếm việc làm sang cuối mùa hè, thậm chí mùa thu. Tất nhiên, đó là đặc quyền của bạn, nhưng lưu ý rằng bạn sẽ khó khăn tìm việc rất nhiều nếu bạn cứ vui thú và trì hoãn thời gian xin việc.

Tìm việc làm thường mất nhiều thậm chí nhiều gấp nhiều lần so với thời gian mong đợi, và điều bạn trì hoãn công việc đồng nghĩa với việc bạn tìm việc làm sau 1 thời gian thất nghiệp, điều này khiến nhà tuyển dụng nghĩ bạn là ứng viên mới ra trường, kém hấp dẫn, không năng động

2. Sử dụng các mối quan hệ của bạn

Sinh viên mới tốt nghiệp thường khó xử về việc sử dụng những mối quan hệ của chính bản thân để tìm kiếm công việc, họ nghĩ đó là sự nhờ vả đáng xấu hổ, nhưng đó là một phần rất bình thường của công việc tìm kiếm việc làm của bạn.

Đừng từ chối nó! Bạn bè của bạn, bố mẹ bạn, bạn của bố mẹ bạn, những anh chị khóa trước đều là một phần giúp cho mạng lưới xin việc của bạn, giúp nó nhanh chóng nhất

Hãy tìm kiếm họ, xin họ những cuộc nói chuyện và chia sẻ những công việc bạn đang cần tìm kiếm. Bạn cũng có thể nhờ mạng lưới này để tìm thông tin về lĩnh vực bạn muốn, lời khuyên về nghề nghiệp và địa chỉ liên lạc nếu cần.

3. Tìm hiểu làm thế nào để tìm được công việc tốt

Làm thế nào để tìm việc làm tốt không phải là một kỹ năng bạn được dạy ở các trường và cũng không may mắn khi các lời tư vấn nghề nghiệp hiếm được tổ chức ở các trường đại học.

Hơn nữa các vị giáo sư và các bậc cha mẹ của bạn không biết phải làm gì để tìm việc làm hiệu quả trong thị trường làm việc hiện nay, trong thực tế, họ có thể có những lời khuyên nhưng khá lỗi thời và sẽ dẫn đến bạn đi sai hướng.

Nhưng ở thời đại này thì có cả tấn các thông tin về hồ sơ xin việc, thư xin việc, kinh nghiệm phỏng vấn, đàm phán trên những trang mạng xã hội. Hãy dành thời gian tìm kiếm nó, đọc hiểu và nhớ những thứ cần thiết, chắc chắn bạn sẽ tìm được việc làm ưng ý.

4. Liệt kê hết những kinh nghiệm làm việc của bạn trong CV của bạn

Sinh viên tốt nghiệp mới đôi khi không nhận ra họ nên liệt kê tất cả những kỹ năng, kinh nghiệm làm việc của mình trong hồ sơ, họ sợ nó nhỏ nhặt và không hợp. Họ đem những kinh nghiệm về những công việc làm thêm sinh viên, phục vụ quán ăn bỏ ra khỏi hồ sơ xin việc của họ vì nghĩ nó không liên quan gì đến những công việc họ theo đuổi.

Tuy nhiên, nhiều nhà tuyển dụng lại xem nó như một điểm cộng nếu biết được những kinh nghiệm đó bởi vì nó thể hiện tinh thần làm việc, độ tin cậy và những kỹ năng phục vụ khách hàng so với những người khác

Ở giai đoạn này, khi mới ra trường bạn sẽ không có một số lượng lớn các kinh nghiệm, chính vì vậy đừng bao giờ bằng cách chỉnh sửa kỹ năng của mình cho nó càng ngắn càng tốt. Nó không tốt với bạn đâu.

5. Chấp nhận sự thật: Kinh nghiệm quan trọng hơn đi học.

Sinh viên mới tốt nghiệp ra trường ra trường với những suy nghĩ hết sức ảo tưởng rằng: Việc học tập và những kiến thức đã học suốt những năm tháng học đại học là trình độ mạnh nhất của mình

Tuy nhiên hầu hết những lĩnh vực, nhà tuyển dụng đều quan tâm về kinh nghiệm làm việc – thực tập, hoạt động tình nguyện, việc làm thêm mùa hè… thậm chí ngay cả những công việc không liên quan đến công việc bạn ứng tuyển. Họ muốn xem hồ sơ và nhận định trước khi muốn nhận bạn để biết khả năng thích nghi với môi trường làm việc như thế nào.

Bạn cũng nên nói về những hoạch định dự án trường học bạn đã tham gia nhưng hãy chọn lọc những gì bạn thấy nổi bật nhất và liên quan đến công việc nhất.

6. Chắc chắn bạn đang thể hiện người chuyên nghiệp từng ngày

Hãy bắt đầu việc làm mình trở thành người chuyên nghiệp với email của mình với dạng chung là: tên. tênđệm@gmail.com là tốt nhất ví dụ trang.ntt@gmail.com

Tiếp đó là cách trả lời mail chuyên nghiệp nhất có thể, cuối cùng là những thông tin trên những kênh mạng xã hội rất trong sạch.

Sử dụng lao động mới ra trường so với những lao động có kinh nghiệm là đôi khi cũng làm cho nhà tuyển dụng cảm thấy lo lắng, chính vì vậy, bạn hãy chứng minh sự trưởng thành của mình và có được những đánh giá tốt nhất.

Ketnoi247.net tổng hợp



Nguyễn Thu Hương
Smod Nhịp sống sinh viên
YH: nguyenthithuhuong_21071991                    Mail: thuhuong217@gmail.com

       

 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024