Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
20/06/2015 15:06 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 182/400 (46%)
Kĩ năng: 2/210 (1%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 7982
Được cảm ơn: 2102
11 lưu ý "sống còn" khi soạn hồ sơ xin việc


Hầu hết chúng ta cần phải biết rằng những người trách nhiệm tuyển dụng xem xét hồ sơ xin việc của bạn chỉ với một cái nhìn lướt qua, trước khi họ chuyển sang hồ sơ kế tiếp  và chỉ cần mắc phải một lỗi nhỏ, hồ sơ của bạn sẽ bị bỏ qua ngay. 

 

Vì vậy, bạn phải soạn sơ yếu lý lịch(CV) thật chuyên nghiệp, nổi bật và không bất kỳ một chút vụng về nào được phép mắc phải . Đơn giản vì có rất nhiều hồ sơ xin việc trong khi vị trí cần tuyển dụng rất hạn chế, không có đủ chổ cho mọi người,những điều này không hề có trong yêu cầu tuyển dụng nhưng nó vẫn cứ được thêm vào. Đây là những điều cần tránh khi soạn hồ sơ xin việc.
 
1.Thông tin cá nhân
 
Thông tin cá nhân bao gồm bất cứ điều gì bao gồm: thông tin liên lạc của bạn, số điện thoại, e-mail, và địa chỉ. Những điều như tình trạng hôn nhân, chủng tộc, sắc tộc, vv .; đây là những điều gì có thể được sử dụng chống lại bạn. Không cần thêm vào hồ sơ, trừ khi được hỏi.
 
 2.Kinh nghiệm làm việc không liên quan
 
Đây là một vấn đề nan giải, có 2 mặt tốt và xấu . Mặt tốt giới thiệu kinh nghiệm trong những công việc khác nhau chứng minh bạn là một người  linh hoạt. Nhưng mặt khác, đặt nó vào để lấp đầy hồ sơ sẽ chỉ làm cho bạn trở nên không chuyên nghiệp.
Bí quyết là chỉ cần đặt  2-3 kinh nghiệm tốt nhất của bạn từ xưa đến nay,  nếu bạn đang ở độ tuổi đáng kể, thường là 30, và bạn đã có rất nhiều công việc kể từ khi bạn đã 18 tuổi.  Bạn chỉ cần tránh đề cập đến các kinh nghiệm khi mới bắt đầu làm việc. Bạn có thể thảo luận về những kinh nghiệm trong quá khứ của bạn chi tiết hơn nếu  bạn nhận được yêu cầu về nó trong cuộc phỏng vấn trực tiếp
 
3.Địa chỉ E-mail không chuyên nghiệp
 
Chúng ta đều có địa chỉ email từ những ngày còn rất trẻ, và các bạn không thể gửi hồ sơ xin việc với các địa chỉ như : conangdethuong@yahoo.com, đây không phải là một email chuyên nghiệp và  tiềm năng mà nhà tuyển dụng muốn xem. Việc này có thể khắc phục với một cụm từ đại diện tên riêng của bạn , hoặc thỉnh thoảng kèm với nghề nghiệp của bạn.
 
4. Hiện thông tin công ty đang làm việc trên thông tin liên hệ
 
Nhảy  việc  là một kinh nghiệm mà hầu hết mọi người sẽ phải đối mặt . Nhưng, để người quản lý  hiện tại của bạn biết về ý định này, nên là điều cuối cùng bạn làm. Cẩn thận với các email hay số điện thoại của công ty , hầu hết các nhà tuyển dụng có thể truy cập vào tất cả các email văn phòng hoặc nhận được một cuộc điện thoại từ một nhà tuyển dụng tiềm năng khác của bạn trong khi bạn đang ở nơi làm việc.

11_loi_can_tranh_khi_soan_ho_so_xin_viec
 
5.Thông tin lương

 
Thêm thông tin này trong hồ sơ xin việc sẽ là cần thiết , nhưng nó được coi là gây khó chịu  theo tiêu chuẩn hiện nay. Hầu hết các vị trí đã có khung lương của nó tại công ty tuyển dụng. Hoặc bạn có thể có được cơ hội để thương lượng mức lương mong muốn của bạn trong cuộc phỏng vấn trực tiếp. Nên chú ý chỉ bao gồm nó nếu nó được hỏi!
 
6. Fonts chữ nhàm chán
 
Ý tưởng chính đằng sau thủ thuật này là để tránh sử dụng các kiểu font  Sans Serif quá điển hình, có thể dùng  Arial hay  Helvetica để tạo nên nét riêng của bạn. Nhiều lời khuyên bạn nên sử dụng Times New Roman nhưng font này hiện đang bị lạm dụng và quá  phổ biến. Calibri, Garamond, và Georgia là một số lựa chọn thay thế chuyên nghiệp tuyệt vời đáng thử thay thế.
 
 
7. GPA ( GRADE POINT AVERAGE)-  Điểm trung bình , điểm tổng kết, điểm tốt nghiệp
 
Đây là thông tin mà bạn ít muốn đề cặp đến trong hồ sơ xin việc của bạn nhất. Tuy nhiên có một ngoại lệ. Nếu bạn vừa mới tốt nghiệp, thì tất nhiên điểm trung bình kèm theo rất có ý nghĩa , nhưng điểm trung bình phải cao hơn 3.8/4 ( tương đương 8.5/10 theo chuẩn Việt Nam).
Nếu bạn đã làm việc một vài năm sau khi tốt nghiệp và đang tìm kiếm để thay đổi công việc, thì không cần bao gồm điểm trung bình. Người tuyển dụng chỉ quan tâm kinh nghiệm và các thành tích làm việc gần đây và nhiều khả năng sẽ không quan tâm về thành tích đại học của bạn vì có vẻ rằng bạn vẫn còn bị mắc kẹt trong quá khứ (những ngày vinh quang).

8.Mục tiêu hướng đến trong tương lai

Có rất nhiều cuộc thảo luận xoay quanh việc có nên đề cập đến mục tiêu phấn đấu của mỗi ứng viên trong hồ sơ xin việc trong thời gian gần đây. Nếu bạn có ý định thêm phần này vào hồ sơ của mình , thì một khi đã làm phải làm tốt nhất có thể. Có hai điều phải lưu ý khi viết mục tiêu hướng đến:
 
1) Không thể hiện bạn là người quá tự tin.
2) Đề cập những mục tiêu phấn đấu gắn liền với công ty mà bạn đang nhắm đến. Không nêu lên các mục tiêu không liên quan đến vị trí, công việc mà bạn đang ứng tuyển.
 
Trong thực tế, mục  tiêu hướng đến trong tương lai là điều đầu tiên các nhà tuyển dụng sẽ xem xét. Và nếu bạn không đạt được lợi thế từ 6 điều đã kể trên, thì đây là điều cuối cùng họ sẽ cân nhắc.
 
9.Các sở thích cá nhân

Đây là một bước để đạt được nhiều thiện cảm hơn đối với nhà tuyển dụng. Nếu bạn có các sở thích liên quan đến vị trí mà bạn đang nhắm đến, xin chúc mừng ,bạn đã có thêm một điểm cộng. Ví dụ : nếu bạn có đam mê về nhiếp ảnh và đang ứng tuyển vào vị trí trong lĩnh vực báo chí, hãy kết hợp các ưu điểm của nhiếp ảnh trong lĩnh vực báo chí trong hồ sơ của bạn. Và đừng quên vẫn nêu ra các sở thích khác.
 
10.Tham khảo
 
Trong nhiều tình huống, một người tham khảo (tốt hay xấu) có thể là một yếu tố quyết định quan trọng trong việc bạn sẽ nhận được thuê hay không. Nhiều người muốn them vào hồ sơ xin việc bao gồm "Nguồn tham khảo theo yêu cầu", điều này là không cần thiết hoặc vì sử dụng sẽ yêu cầu bạn cho thông tin  nếu họ quan tâm.
 Phần người tham khảo trong  đơn xin việc của bạn là không cần thiết trong thời đại ngày nay; Nếu bạn được yêu cầu về trình bày một vài người tham khảo, đây là một dấu hiệu tốt cho biết người sử dụng lao động quan tâm đến bạn.
 
11.Bad Grammar
 
Xem và đọc lại hồ sơ là một điều cần thiết ! Vừa kiểm tra lỗi chính tả và ngoài ra nó cho tất cả mọi người biết bạn có vốn từ tốt . Nhiều người thường nộp hồ sơ xin việc của mình mà không kiểm tra nó một vài lần trước khi gửi đi và kết quả là hồ sơ không đươc chấp nhận.


 

 
TAILIEUHOCTAP lược dịch theo Economyzoom



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Các thành viên đã Thank nguyenquynhtran vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024