Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
07/04/2015 19:04 # 1
nhimlee
Cấp độ: 19 - Kỹ năng: 8

Kinh nghiệm: 172/190 (91%)
Kĩ năng: 49/80 (61%)
Ngày gia nhập: 19/09/2014
Bài gởi: 1882
Được cảm ơn: 329
Nhà tuyển dụng muốn mua giá trị gì từ bạn?


Nhà tuyển dụng muốn mua giá trị gì từ bạn?

Câu chuyện về tình trạng sinh viên ra trường thiếu kĩ năng mềm chưa bao giờ hết nóng hổi trên các diễn đàn, các trang thông tin và mạng xã hội. Do vậy, đi tìm lời giải cho bài toán “Nhà tuyển dụng cần gì?” sẽ giúp sinh viên mường tượng rõ hơn về những kĩ năng nhất định phải trau dồi thêm.

 

Buổi thi tuyển được ví như vụ thương lượng buôn bán giữa bạn và nhà tuyển dụng. Trong đó bạn là người bán đi những thông tin cá nhân, những kĩ năng mà mình đang có; đổi lại, nhà tuyển dụng lắng nghe, phán xét, đánh giá và đưa ra quyết định có nên ’mua’ bạn về hay không. Hiểu rõ được những tiêu chí họ đưa ra đồng nghĩa với việc bạn nâng cơ hội giành phần thắng lên gấp nhiều lần.

 

 

Kĩ năng giao tiếp

 

ki-nang-mem-designs01

 

 

Dựa vào kĩ năng giao tiếp, nhà tuyển dụng thậm chí có thể dễ dàng đưa ra quyết định ‘có’ hoặc ‘không’ chỉ ngay từ những tích tắc đầu tiên. Họ luôn trông đợi đội ngũ nhân viên là những người giao tiếp tốt, biết cách cư xử đúng mực với đồng nghiệp, biết lắng nghe chỉ dẫn và tiếp thu đánh giá. Không những vậy họ còn biết ứng biến linh hoạt cho phù hợp vào hoàn cảnh, đối tượng. Những người có kĩ năng giao tiếp cũng sẽ duy trì mối quan hệ hữu nghị với những người xung quanh, và luôn cố gắng hoàn thiện bản thân thông qua những lời góp ý chân thành. 

 

 

Kĩ năng ra quyết định

 

Mỗi người đều mang tính cách riêng biệt, do đó cũng sẽ sản sinh ra những kiểu ra quyết định “không ai giống ai”. Chắc hẳn các bạn cũng đã đoán ra nhà tuyển dụng sẽ trông đợi ở bạn sự quyết đoán khi đưa ra một quyết định. Quyết đoán bao hàm ý đưa ra quyết định nhanh nhưng thực tế và chính xác. Để được như vậy, mỗi người cần có óc phân tích những chi tiết quan trọng, biết nhìn tổng thể vấn đề, cân nhắc ảnh hưởng, tìm các phương án thay thế.

 

ki-nang-mem-07

 

 

Cam kết làm việc lâu dài

 

Các nhà tuyển dụng luôn mong muốn làm việc cùng những người nhiệt tình, chăm chỉ và đáng tin tưởng. Những người như vậy luôn tràn đầy năng lượng, hăng hái hoàn thành công việc mà không cần đến sự đốc thúc của cấp trên. 

 

ki-nang-mem-designs02

 

 

Linh hoạt trong công việc

 

Thích ứng nhanh với môi trường và linh hoạt trong công việc giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Khi cả thế giới đang chuyển động và đổi thay từng ngày, bạn hãy bước ra khỏi vùng an toàn, thử sức với cái mới và hoàn thiện bản thân. Thái độ lạc quan và tư duy “Tôi có thể” sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong công việc sau này.

 

 

 

Quản lí thời gian hiệu quả

 

Chồng chất công việc sẽ khiến mọi thứ diễn ra xung quanh bạn trở nên hỗn độn, khó kiểm soát hơn. Nếu bạn là một người quản lí thời gian tốt, hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn biết cách ưu tiên việc quan trọng trước cũng như luôn tìm hướng tối đa hóa hiệu quả công việc nhưng vẫn tiết kiệm sức lực.

 

ki-nang-mem-designs08

 

 

Có khả năng lãnh đạo

 

Không phải ai sinh ra cũng có tố chất lãnh đạo. Dẫu vậy, bạn sẽ trở nên khác biệt và được chú ý hơn nếu bạn sở hữu kĩ năng lãnh đạo tốt mặc dù chưa từng trải nghiệm vị trí quản lí. Nhà tuyển dụng luôn “săn đón” những ứng viên chú trọng vào việc hoàn thiện, tìm kiếm động lực phát triển cho bản thân mỗi  ngày, ý thức được thời điểm đúng để quyết định tuân theo chỉ dẫn hay đưa ra sáng kiến mới.

 

ki-nang-mem-designs04

 

 

Sáng tạo và giải quyết vấn đề tốt

 

Nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao những người giải quyết vấn đề một cách lô gic nhưng cũng đầy sáng tạo. Nhìn nhận và chú trọng vào việc tìm hướng giải quyết một vấn đề là đức tính bạn cần trau dồi nếu muốn vượt qua bài test kĩ năng mềm của họ.

 

ki-nang-mem-designs09

 

 

 

Mang tinh thần trách nhiệm

 

Người có trách nhiệm không chỉ đơn thuần có niềm hứng thú với công việc và dám chịu hoàn toàn trách nhiệm với việc mình làm. Hơn thế nữa, họ còn là những người sẵn sàng “gánh tội” khi có sơ suất xảy ra, không cố tình đùn đẩy hậu quả cho bất cứ ai khác. Mỗi người đều có thể mắc lỗi, nhưng cách mà bạn đối diện và rút ra bài học từ những lỗi lầm đó mới là phần “ăn điểm” trong buổi phỏng vấn.

 

 

 

Chịu được áp lực công việc

 

Dù cho bạn quản lí thời gian tốt nhưng từng đó chưa bảo đảm cho việc bạn sẽ chịu được áp lực khi một khối lượng công việc lớn ập xuống. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao những người biết cách gạt bỏ căng thẳng sang một bên và tập trung hoàn thành công việc một cách hiệu quả. Thử thách này quả là khá ‘khoai’ với cả những người đã từng va vấp nhiều trong công việc.

 

ki-nang-mem-designs06

 

Giờ này hẳn bạn đã hiểu tại sao những kĩ năng trên lại được xếp vào danh sách kĩ năng mềm. Chúng ta đều hiểu chúng vô cùng quan trọng đối với một cá nhân làm việc trong bất kì lĩnh vực nào. Không những vậy, những kĩ năng trên đều rất khó, và cần đến sự luyện tập đều đặn, từ từ thì mới đem lại hiệu quả.

nguồn: NATIONALCAREERSSERVICE
 

 



cuộc sống là 1 chuổi ngày rong chơi, rượt đuổi và phá phách vô đối ^^


 
Các thành viên đã Thank nhimlee vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024