Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
13/03/2015 10:03 # 1
nhimlee
Cấp độ: 19 - Kỹ năng: 8

Kinh nghiệm: 172/190 (91%)
Kĩ năng: 49/80 (61%)
Ngày gia nhập: 19/09/2014
Bài gởi: 1882
Được cảm ơn: 329
Những kỹ năng mềm không được quên trong buổi phỏng vấn


Những kỹ năng mềm không được quên trong buổi phỏng vấn

Khi đi phỏng vấn bạn thường thể hiện những kỹ năng gì? Hay chỉ đơn giản là trả lời những câu hỏi của nhà tuyển dụng?

 

Miriam Salpeter, một nhân viên tư vấn truyền thông xã hội, một người nghiên cứu công việc, huấn luyện viên nghề nghiệp, tác giả, nhà diễn thuyết, người viết sơ yếu lý lịch, và là chủ của trang web Keppie Careers, là tác giả của “Thành công sự nghiệp và Mạng lưới xã hội” & “100 cuộc hội thoại cho sự thành công sự nghiệp”. Mirian dạy những người tìm việc và những doanh nhân cách hợp tác với các công cụ truyền thông xã hội cùng với những chiến lược truyền thống để đạt được mục tiêu của họ. Cùng nghe cô chia sẻ về những kỹ năng mềm bạn không được phép quên trong buổi phỏng vấn nhé!

Bài viết được Miriam Salperter tổng hợp từ những chia sẻ của Eddie Earnest từ HigherNext, một công ty cung cấp các bài kiểm tra và hệ thống khả năng của chứng chỉ CBL (Certified Business Laureate.

 

Nếu bạn đủ năng lực và có những tài liệu xin việc tuyệt vời, một bản sơ yếu lí lịch có mục tiêu và bạn đang tìm một công việc mới, nhưng bạn lại luôn bị xếp thứ hai. Lý do là gì?

 

ky-nang-mem-can-cho-buoi-phong-van-5

 

Điều này có thể bởi vì bạn đã vướng phải một vấn đề khó nắm bắt: sự hòa hợp. Được biết đến trong ngành công nghiệp là sự “hòa hợp văn hóa”, một lý do mà nhiều ứng viên không qua được vòng cuối cùng, người phỏng vấn thường không thích họ hoặc không tin tưởng họ sẽ làm việc thuận lợi với những đồng nghiệp hiện tại.

 

Một trong những lý do mà hầu hết các nhà tuyển dụng không đưa ra những phản hồi cụ thể cho những ứng viên ở vị trí thứ hai, bởi vì rất khó để giải thích tại sao bạn lại không phù hợp cho vị trí này. Một nhà tuyển dụng rất khó giải thích tại sao một ứng viên không được chấp nhận bởi vì những người trong nhóm không thích ứng viên đó và không thể tưởng tượng được văn phòng làm việc sẽ trở nên thế nào khi nhận ứng viên vào làm.

 

Sự thông minh cảm xúc, còn được biết đến như những kỹ năng mềm, là một trong những kỹ năng hoặc hạng mục liên quan nhất khi đánh giá sự hòa hợp hoặc phù hợp với công việc hay không. Wikipedia đã định nghĩa về nó như: “Những đóng góp cá nhân góp phần mở rộng sự tương tác cá nhân, hiệu suất công việc và những triển vọng nghề nghiệp. Không giống như những kỹ năng cứng là một tập hợp kỹ năng và khả năng thực hiện của một người những loại nhiệm vụ nhất định, những kỹ năng mềm liên quan đến khả năng tương tác hiệu quả của một người với những người đồng nghiệp và khách hàng và được đánh giá một cách rộng rãi ở cả trong và ngoài nơi làm việc."

 

Các kỹ năng mềm bao gồm: tinh thần làm việc, kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian, tư duy phản biện và hàng loạt các mục khác không liên quan đến trí thông minh. Không có câu hỏi nào về việc những kỹ năng mềm đóng một vai trò quan trọng nhất, nếu không phải là quan trọng với tất cả, thì nó cũng đặc biệt quan trọng trong các quyết định thuê người làm. Vậy thì, bạn có thể thể hiện những kỹ năng này như thế nào trong một buổi phỏng vấn?

 

ky-nang-mem-can-cho-buoi-phong-van-1

 

 

1. Thái độ làm việc

 

ky-nang-mem-can-cho-buoi-phong-van-2

 

Hãy chắc chắn xây dựng những suy nghĩ về tầm quan trọng và sứ mệnh của công ty đối với bạn và giải thích tại sao bạn lại muốn đi xa hơn để giúp công ty thành công. Một yếu tố đánh giá ứng viên đó là hiệu suất làm việc trước đây chính là điều dự báo cho các kết quả trong tương lai. Hãy chắc chắn bạn chứng minh được rằng bạn có thái độ làm việc mạnh mẽ bằng cách đưa ra những ví dụ trong quá khứ về việc bạn đã vượt lên trên để hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất. “Hãy mô tả bạn luôn luôn hoàn thành các dự án một cách hiệu quả và đúng thời gian như thế nào, bạn cân bẳng động lực để thành công với mục tiêu của công ty như thế nào” Earnest chia sẻ.

 

 

2. Thái độ tích cực

 

Đưa ra những ví dụ về việc bạn đã cải thiện tinh thần nhân viên như thế nào ở vị trí trong quá khứ, thái độ làm việc tích cực của bạn đã giúp thúc đẩy những đồng nghiệp hoặc những người mà bạn quản lý như thế nào.Earnesrt cho rằng “Một vài người vốn tự nhiên luôn sôi nổi và lạc quan. Những người khác có thái độ thuần phục và năng lượng thấp hơn. Đặc biệt nếu bạn dự định trở thành người quan trọng trong công ty, hãy mỉm cười khi bạn bắt tay người phỏng vấn và nỗ lực hơn nữa để thêm giọng điệu và bày tỏ của mình khi trả lời.”

Hãy chắc chắn rằng bạn đang không chán hoặc nói một cách khô cứng, bạn có thể sẽ bị mất cơ hội.

 

 

3. Các kỹ năng giao tiếp

 

ky-nang-mem-can-cho-buoi-phong-van-4

 

Cuộc phỏng vấn của bạn là một cơ hội tốt để chứng minh bạn giao tiếp tốt như thế nào, vì vậy hãy chắc chắn bạn đã chuẩn bị và luyện tập những câu trả lời để chỉ ra những kỹ năng tốt nhất của mình. Earnest nói “Hãy cụ thể với các ví dụ, nếu có thể hãy mang theo bằng chứng tới buổi phỏng vấn (chẳng hạn như các bằng khen). Cung cấp những ví dụ về nguyên liệu mà bạn đã tạo hoặc các chiến dịch viết mà bạn đã phát triển trong các vị trí cũ.

 

 

4. Quản lý thời gian

 

ky-nang-mem-can-cho-buoi-phong-van-3_resize

 

Đây là một kỹ năng quan trọng mà nhiều nhà tuyển dụng tìm kiếm ở các ứng viên của mình. Earnest chú ý rằng “Điều này đặc biệt quan trọng cho những ứng viên muốn làm việc trong một dự án khởi động hoặc một công ty còn đang ở giai đoạn đầu để biết quản lý thời gian, nhiệm vụ và trách nhiệm của họ một cách hiệu quả.” Hãy chuẩn bị giải thích cách bạn ưu tiên những vấn đề quan trọng nhất như thế nào, giao những nhiệm vụ gì cho người khác có thể làm và tìm ra một cách để giúp mọi thứ hoàn thiện trong sự hạn chế về nguồn lực của các phòng ban trong công việc.

 

 

5. Tự tin

 

ky-nang-mem-can-cho-buoi-phong-van-10

 

Earnest có nhắc nhở với những người tìm việc làm rằng “Bạn có thể chứng minh sự tự tin của bản thân ở buổi phỏng vấn bằng cách thể hiện bản thân, bao gồm việc bạn ăn mặc như thế nào cho buổi phỏng vấn, cách bạn tiến đến và bắt tay, cách bạn nói về những kinh nghiệm làm việc của bản thân trong buổi phỏng vấn.”

Nếu bạn không đặc biệt tự tin, hãy luyện tập. Giao tiếp bằng mắt trực tiếp khi nói chuyện với người lạ. Lắng nghe giọng nói của chính bạn -  nó chói tai hay nhút nhát? Luyện tập nói bằng một giọng nghe có vẻ tự tin hơn. Đừng quên sử dụng body language (ngôn ngữ cơ thể), một trong những cách đầu tiên mà những nhà sử dụng lao động sẽ đánh giá mức độ tự tin của bạn. Nếu bạn thường hay khom người, hãy chắc chắn rằng bạn sẽ nghĩ về việc ngồi thẳng trong khi phỏng vấn.

 

Đừng quên nghĩ về các kỹ năng mềm khi bạn chuẩn bị cho buổi phỏng vấn để chắc chắn rằng bạn đã chứng minh mọi thứ bạn cần đề nghị nhà sử dụng lao động!

 

 

theo money.usnews.com

 



cuộc sống là 1 chuổi ngày rong chơi, rượt đuổi và phá phách vô đối ^^


 
Các thành viên đã Thank nhimlee vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024