Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
12/03/2015 18:03 # 1
nhimlee
Cấp độ: 19 - Kỹ năng: 8

Kinh nghiệm: 172/190 (91%)
Kĩ năng: 49/80 (61%)
Ngày gia nhập: 19/09/2014
Bài gởi: 1882
Được cảm ơn: 329
Thủ thuật đàm phán để đạt mức lương bạn mong muốn


Thủ thuật đàm phán để đạt mức lương bạn mong muốn

Đàm phán lương thế nào để không bị "lỗ", bạn đã biết chưa? Cùng Designs.vn xem qua một số tips khi đàm phán lương nhé!

 

Ramit Sethi là một tác giả có lượng xuất bản bán chạy nhất của tờ New York Times và là người sáng tạo ra một trong những trang tài chính cá nhân yêu thích của rất nhiều độc giả, I will teach you to be Rich. Và trong bài viết hôm nay, Designs.vn xin gửi đến bạn đọc các tips để có thể có một buổi đàm phán về mức lương của mình thành công đã được Sethi chia sẻ.

 

Mỗi lần tăng lương đều được dựa trên mức lương trước đó của bạn, và theo khảo sát thì những người đưa ra yêu cầu đàm phán về mức lương của mình thường có mức lương cao hơn những người chưa bao giờ hoặc hiếm khi đàm phán về mức lương của mình. Do vậy, chẳng có lý do gì mà bạn lại không chủ động đàm phán mức lương của bản thân cả - đó là lợi ích của chính bản thân bạn cơ mà.

 

Sethi đã thêm 2 lý do khác cho việc đàm phán lương đó là “Nếu như bạn là một trong những người có biểu hiện xuất sắc, thì các công ty săn đầu người sẵn sàng trả cho bạn một mức lương “khủng” hơn so với những người khác rất nhiều, họ chẳng muốn mất một người tài giỏi như bạn chỉ vì vài ngàn đô la đâu. Và thực tế, việc đàm phán mức lương còn được coi là một dấu hiệu nổi bật. Thông thường, chỉ những người giỏi mới đàm phán, những người bình thường thường không đàm phán mức lương. Nếu bạn là một người giỏi, chắc chắn phía nhà tuyển dụng sẽ mong muốn bạn đàm phán mức lương."

 

 

 

Khi nào thì thích hợp để đàm phán?

 

dam-phan-luong-khi-xin-viec-1

 

 

Sethi chia sẻ “Có một số trường hợp mà việc đàm phán không thích hợp hoặc không thể thành công. Trường hợp đầu tiên đó là những công việc nhà nước, chẳng hạn như những công việc làm trong chính phủ, quân đội hoặc thậm chí là những công việc tư vấn quản lý, tiền lương cho những công việc này là một mức định sẵn. Trường hợp thứ hai đó là khi có một lượng lớn ứng viên, và mọi người (bao gồm cả bạn) đều ở mức độ tương đương nhau.”

 

 

Theo như báo cáo của Viện chính sách kinh tế: tỷ lệ thất nghiệp ở những sinh viên trẻ mới ra trường khá cao (9%), và tình trạng thiếu việc làm thường xảy ra ở những người thừa năng lực đối với công việc của họ thậm chí còn ở mức cao hơn (hơn 18%). Một báo cáo gần đây do một công ty tư vấn quản lý Accenture thực hiện còn là một bức tranh khắc nghiệt hơn: 41% những công nhân tốt nghiệp khoảng 2 năm nói rằng họ đang làm những công việc mà chẳng có yêu cầu về bằng cấp.

 

Bất kể số liệu chính xác đến mức nào, thì bạn cũng muốn có một mức lương cao khi đạt được một công việc mới, hoặc khi yêu cầu tăng lương hoặc thăng chức. Bạn cần phải đưa ra những lý do thuyết phục về việc tại sao họ lại phải làm điều đó cho bạn. Hay như Margaret Neale, một giáo sư ở Trường đại học Stanford dạy Cao học Kinh doanh đã nói: “Nói một cách đơn giản, “tôi muốn hơn nữa” không hiệu quả bằng việc chỉ ra một lý do cho việc tại sao phải như vậy”.

 

 

Thông thường, ở Việt Nam, có hai thời điểm đàm phán lương khi đi xin việc. Trường hợp thứ nhất, nhà tuyển dụng sẽ hỏi luôn bạn mức lương bạn mong muốn khi bạn đến phỏng vấn. Thay vì trả lời ngay rằng bạn muốn một con số cụ thể, hãy hỏi ngược lại nhà tuyển dụng "Có lẽ trước khi bàn về mức lương của tôi, tôi muốn biết một chút về mức lương cũng như những đãi ngộ của công ty cho vị trí này". Việc này sẽ giúp bạn biết những đãi ngộ cho nhân viên của công ty (môi trường làm việc, thưởng, kỳ nghỉ hàng năm, mức bảo hiểm vv) và cả mức lương họ đưa ra cho vị trí này (có thể họ sẽ không nói giảm đi một chút so với mức lương thực). Từ những điều họ nói, bạn có thể đưa ra mức giao động cho mức lương của mình. Nếu như nhà tuyển dụng tránh không trả lời bằng cách "Chúng tôi vốn dĩ có mức lương cho vị trí này, nhưng chúng tôi vẫn muốn bạn tự đánh giá và đưa ra mức lương mong muốn cho vị trí này", vậy thì đừng cố hỏi thêm, hãy thông qua những thông tin đãi ngộ của công ty để đưa ra mức lương phù hợp với năng lực của bạn. Trường hợp thứ hai, bạn được mời đến đàm phán lương sau khi đã biết kết quả bạn qua vòng phỏng vấn. Ở trường hợp này, bạn chiếm ưu thế hơn so với trường hợp đầu. Vì thế hãy nghiên cứu kỹ hơn (cụ thể hãy xem chúng tôi đề cập ở bên dưới). Nên nhớ rằng: đừng bao giờ hạ thấp mình quá, và cũng đừng bao giờ đánh giá mình quá cao, hãy biết bạn là ai.

 

Đừng chỉ suy nghĩ đến vấn đề lương khi đàm phán, hãy nghĩ tới những vấn đề khác nữa, chẳng hạn như yêu cầu những thứ cần cho công việc của bạn, hay đơn giản là giờ làm việc linh hoạt, các phụ cấp khác vv.

 

 

Neale cho hay đặc biệt những sinh viên mới ra trường thường chưa có nhiều đòn bẩy với việc lương bổng, nhưng có thể gộp các yếu tố lại với nhau. Chẳng hạn như có thể đàm phán về những điều cần thiết cho công việc của mình, những hỗ trợ kỹ thuật chất lượng hoặc những chuyến du lịch hay một hỗ trợ chi phí đi lại. Hãy sắp xếp những điều này theo thứ tự quan trọng với bản thân bạn, và cả điểm bạn muốn bước ra khỏi cuộc nói chuyện hoàn toàn khi bạn có những lựa chọn tốt hơn. Cùng thời điểm, hãy thiết lập một khát vọng lạc quan vì bạn sẽ biết bạn đang nhắm đến điều gì và tập chung vào đó.

 

dam-phan-luong-khi-xin-viec-4

Chuẩn bị đàm phán như thế nào

 

Nếu như bạn đang có cơ hội đàm phán, Sethi nói rằng 80% việc đàm phán đã được hoàn thành thậm chí trước khi bạn bước vào phòng. Và đây là những thứ bạn nên quyết định:

 

 

- Mức lương tiêu chuẩn cho công việc của bạn là bao nhiêu, nếu không, thì khoảng chung cho vị trí đó là bao nhiêu.

- Những thử thách lớn nhất của công ty hoặc của người quản lý là gì?

- Bạn có thể giải quyết những vấn đề của người quản lý như thế nào?

 

dam-phan-luong-khi-xin-viec-2

 

 

1. Nghiên cứu mức lương

 

Bạn có thể hỏi ai đó trước đây đã làm ở công ty này, hãy hỏi về các chính sách phúc lợi cũng như mức lương ở đó. Hoặc bạn cũng có thể hỏi bạn bè, đồng nghiệp và những người quen mà bạn có quan hệ tốt hoặc những người mà bạn nghĩ rằng họ sẽ chia sẻ thông tin về lương. Những câu hỏi chẳng hạn như “Đâu là mức lương hợp lý cho loại công việc này với những mong đợi này?”. Hoặc như đã nói ở trên, nếu bạn không thể nghiên cứu trước, hãy đánh giá mức lương qua việc hỏi nhà tuyển dụng về mức lương cho vị trí này.

 

dam-phan-luong-khi-xin-viec-3

 

2. Tìm ra điều nhà tuyển dụng mong muốn

 

 

Sau khi đã quyết định được bạn muốn nhận được mức lương bao nhiêu, hãy thử đoán xem công ty mong đợi gì từ bạn. Chẳng hạn như việc bạn có một phong cách thiết kế riêng biệt có thể thu hút khách hàng, bạn sẽ hoàn thành công việc đúng deadline, bạn sẵn sàng tăng ca khi cần vv.

 

 

Cả Sethi và Neale đều nói: trước khi bạn tới buổi đàm phán thực sự, bạn cần biết những mục tiêu của đối tác của bạn là gì – và bạn cần có những ý tưởng về việc bạn có thể làm cách nào để giúp họ hoàn thành chúng. Ví dụ, Sethi khuyên bạn nên thực hiện kế hoạch theo khoảng thời gian 30 ngày, 60 ngày và 90 ngày về việc bạn sẽ giải quyết những mục tiêu của công ty như thế nào, đánh máy một đến ba trang tài liệu và trình bày nó trong suốt buổi đàm phán của bạn.

 

dam-phan-luong-khi-xin-viec-5

 

 

3. Luyện tập, luyện tập và luyện tập

 

Khi bạn định đến buổi đàm phán với lập luận của mình, hãy thử tập với một người bạn của bạn – không chỉ một lần mà là nhiều lần, tập cho tới khi bạn cảm thấy mình nói tự nhiên, trôi chảy. Đôi khi việc tập luyện này có thể giúp bạn có được những lời khuyên hữu ích từ những người bạn của mình.

 

dam-phan-luong-khi-xin-viec-6

Đàm phán như thế nào?

 

dam-phan-luong-khi-xin-viec-7_resize

 

Khi bạn vượt qua vòng phỏng vấn, nghĩa là bạn đang ở vị trí tốt nhất có thể yêu cầu tăng lương. Bởi lẽ họ đã tìm được ứng viên đáp ứng đủ yêu cầu của mình và họ không muốn phải tiếp tục phỏng vấn những ứng viên khác, họ muốn bạn nhanh chóng vào làm việc để không bị trống vị trí vv. Vì vậy, hãy tận dụng cơ hội này để đưa ra một mức lương xứng đáng với hiệu quả công việc của bạn.

 

 

Sethi nói "Bạn nên sử dụng "kích hoạt bản lĩnh" để ra hiệu rằng bạn là người tốt nhất: nói bình tĩnh và chậm, không nói với tốc độ quá nhanh và lo lắng. Và hãy đưa cuộc thảo luận về vấn đề tiền lương khi bạn đã nhận được lời đề nghị làm việc.

 

 

Bạn cũng có thể nói "Công ty của quý vị là sự lựa chọn hàng đầu của tôi, nhưng thành thật mà nói - tôi có hai sự lựa chọn khác, nhưng nếu chúng ta có thể đi tới một con số công bằng cho cả hai, tôi nghĩ chúng ta có thể ký hợp đồng". Hãy nói điều này một cách thân thiện nhất với giọng điệu chắc chắn, điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng thấy rằng bạn còn có những lựa chọn khác nữa và bạn cũng đạt được điều mình muốn.

 

Thậm chí nếu bạn không có nhiều lời đề nghị, bạn cũng có thể sử dụng "briefcase technique". Bắt đầu bằng việc hỏi người quản lý về những thử thách hàng đầu của họ, họ đã làm được những gì vào năm trước và chưa làm được gì, vv.

 

"Nếu bạn đã biết câu trả lời cho những câu hỏi này, bạn có thể nói "Có vẻ như những thử thách hàng đầu của anh là X, Y và Z. Nếu anh không phiền, tôi đã chuẩn bị một tài liệu về việc tôi sẽ giải quyết 3 thử thách này như thế nào". Và bạn chỉ cần lấy tài liệu đã chuẩn bị sẵn từ cặp giấy của mình ra và nói "Đây là những thử thách mà tôi đã tìm hiểu về công ty, và đây là những điều mà tôi sẽ làm trong 30,60 hoặc 90 ngày đầu sau khi được nhận vào làm việc". Sethi cho rằng điều này sẽ khiến cho người quản lý đánh giá cao năng lực của ứng viên và chẳng tiếc gì việc xét một mức lương cao hơn mức lương ban đầu họ định đề nghị. Tốt nhất là bạn nên tìm hiểu kỹ tình hình của công ty trước khi tới buổi phỏng vấn, điều này sẽ giúp bạn ghi điểm đối với nhà tuyển dụng.

 

 

Nếu họ nói "Không"

 

dam-phan-luong-khi-xin-viec-8

 

Sethi nói rằng "Không" có thể là từ thường xuyên xuất hiện ở thời điểm bắt đầu của một buổi đàm phán thực sự. Hãy nghĩ đến mỗi chủ đề tiềm năng trước khi bắt đầu và đưa ra câu trả lời cho mỗi chủ đề đó.

 

"Không, chúng tôi không thể làm điều đó", "Chúng tôi không có đủ ngân sách", "Đây là mức lương tiêu chuẩn chung".

 

Sethi nói "nhưng đó là một hành động hoàn toàn bình thường. Những người quản lý là những người có kỹ năng. Hầu hết mọi người đều đàm phán không dưới 5 lần trong cuộc đời mình và những người quản lý là những người làm việc đó hàng ngày."

 

Thực tế "một nhà đàm phán có kỹ năng là người sẽ thực hiện cuộc đàm phán bằng một cách tiếp cận dài hạn". Đôi khi bạn có thể không đạt được mức lương như mình mong muốn (thấp hơn cả mức thấp nhất bạn có thể chấp nhận), nhưng vì bạn nhận thấy đây là một nơi có môi trường làm việc tốt, các chính sách đãi ngộ ổn, và có cơ hội thăng tiến. Bạn có thể nói với nhà tuyển dụng "Mặc dù mức lương công ty đưa ra thấp hơn rất nhiều so với mong muốn của tôi, nhưng tôi rất thích môi trường làm việc ở đây vv, do vậy tôi đồng ý nhận công việc này với mức lương như anh/chị đưa ra Nhưng tôi muốn có một buổi đàm phán lại sau khi tôi vượt qua được tất cả những mong đợi của quý công ty".

 

Điều này sẽ giúp bạn được review lương sau thời gian ngắn (thay vì mức định kỳ là 6 tháng hoặc 1 năm theo quy định của công ty), và đây cũng là đòn bẩy giúp bạn cố gắng trong công việc.

 

Điều cuối cùng, chúng tôi muốn nói với bạn đó là: đôi khi mức lương không phải là tất cả. "Đam mê" mới là tất cả. Bạn có thể chấp nhận một mức lương không cao, nhưng môi trường làm việc thân thiện, các đãi ngộ tốt, và đam mê chính là điều giữ bạn lại công ty. Cũng giống như chúng ta, những nhà thiết kế - chúng ta sống bằng 

nguồn: tonghop/ wildwind



cuộc sống là 1 chuổi ngày rong chơi, rượt đuổi và phá phách vô đối ^^


 
Các thành viên đã Thank nhimlee vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024