Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
15/01/2014 14:01 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 186/400 (46%)
Kĩ năng: 2/210 (1%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 7986
Được cảm ơn: 2102
9 "bẫy” nhà tuyển dụng có thể "gài"


Nhiều người tỏ ra rất e dè khi bước vào vòng phỏng vấn trực tiếp. Và thế là họ bị nhà tuyển dụng bắt bí liên tục bởi những câu hỏi.

 

1. Nhược điểm lớn nhất của bạn là gì ?

Nếu như nhận được câu hỏi này thì bạn sẽ trả lời như thế nào? Nếu khẳng định nhược điểm của mình thì chắc chắn bạn sẽ mất tự tin. Nếu nói bạn không có nhược điểm lại càng không được vì trên đời này không ai là toàn mỹ. Tốt nhất bạn nêu ra 1 số nhược điểm có thể khắc phục và chứng minh bạn đã và đang cố gắng để khắc phục chúng.

2. Kỹ năng nào của bạn là kém nhất và bạn sẽ hoàn thiện kỹ năng đó như thế nào?

Phiền phức lại đến rồi. Đương nhiên bạn không thể khẳng định là kỹ năng nào bạn cũng giỏi.

Trả lời: Theo đánh giá của mình thì có một vài kỹ năng tôi không làm tốt. Nhưng vì mong muốn có một công việc phù hợp như vị trí mà tôi đang ứng tuyển ở đây thì tôi cũng đã hết sức cố gắng khắc phục và rèn luyện các kỹ năng còn yếu của mình để đáp ứng được yêu cầu của quý công ty. Nếu được nhận vào công ty thì tôi nghĩ môi trường làm việc tốt như ở đây sẽ là điều kiện tốt để tôi hoàn thiện các kỹ năng của mình.

3. Bạn định nghĩa như thế nào về “1 công việc khó”?

Nếu bạn thao thao kể thế nào là một công việc khó thì đó là một bất lợi lớn. Mục đích của nhà tuyển dụng không phải là ngồi nghe những khó khăn trong công việc mà họ muốn nghe một cái gì đó mới mẻ hơn

Trả lời: Tôi khó có thể đưa ra định nghĩa thế nào là một công việc khó. Khi quyết định làm một việc gì đấy, chúng ta nên suy xét kỹ càng, phải phân tích xem mình có thể làm được việc đó không và nếu làm thì có đem lại hiệu quả gì hay không? Và tôi nghĩ quý công ty không cần những nhân viên “sợ việc khó”, chúng tôi đi làm nhận lương để làm những việc như thế.

4. Bạn sẽ sống như thế nào nếu lương ở mức trung bình. Nếu phải đi vay thì bạn có cảm thấy như thế là quá khó khăn?

Người phỏng vấn đã đánh trúng tâm lý khi đề cập đến vấn đề vốn nhạy cảm là kinh tế. Nếu như bạn bức xúc trình bày hoàn cảnh kinh tế không lấy gì làm khả quan của mình thì quả là điều không nên. Nên tránh trả lời trực tiếp với loại câu hỏi này.

Trả lời: Những nhân viên trẻ tuổi như tôi thì ít người hài lòng với mức lương của mình. Đương nhiên là tôi mong có được một mức lương cao, và đây cũng chính là một trong những lý do mà tôi dự tuyển vào công ty. Hiện tại, tôi vẫn có khả năng đảm bảo tốt cuộc sống của mình.

5. Quan hệ giữa bạn và người chủ cũ như thế nào? Vì sao bạn lại không tiếp tục làm việc ở công ty cũ nữa?

Bạn sẽ rất lo lắng khi gặp câu hỏi này. Nếu nói xấu sếp cũ, họ sẽ nghĩ có thể một ngày nào đó bạn sẽ nói xấu họ. Nếu bạn nói tốt thì không có lý do gì để bạn rời bỏ công ty cũ.

Trả lời: Tôi thích công việc này vì nó có tính cạnh tranh cao. Công việc của tôi ở công ty trước không có những ưu điểm này, vì vậy tôi không thể nào phát huy được khả năng của mình. Do đó, tôi muốn đổi việc ở một công ty khác, đây cũng chính là lý do mà tôi thi tuyển vào đây.

6. Bạn có cho rằng với tuổi đời trẻ như bạn thì nên sớm thăng tiến đến một vị trí cao hơn không?

Đây là câu hỏi mang tính thăm dò nhiều, nếu bạn không có tham vọng thì người phỏng vấn sẽ đánh giá bạn không cao. Còn nếu như bạn quá tham vọng thì người ta cũng phải canh chừng, nhỡ một ngày nào đó bạn sẽ thay người ta ngồi vào vị trí mà họ đang ngồi chẳng hạn.

Trả lời: Mục đích mà tôi thi tuyển vào vị trí này không phải là thăng tiến, tôi yêu thích công việc này vì nó phù hợp với khả năng và nguyện vọng của tôi và chắc chắn nếu được nhận thì tôi sẽ cố gắng làm việc thật tốt. Còn nếu sau này nhờ kết quả công việc tốt mà tôi được lên chức thì đó là điều dễ hiểu. Tôi không quan tâm lúc đó tôi bao nhiêu tuổi, vì hiệu quả công việc không nhất thiết phải tỉ lệ thuận với thời gian công tác.

7. Điểm nào bạn không thích nhất với công việc hiện tại?

Nếu bạn liệt kê ra những điểm không thích trong công việc của mình và nhấn mạnh đó là nguyên nhân khiến bạn muốn tìm việc khác thì chắc chắn bạn sẽ mất điểm. Họ sẽ cho rằng bạn chỉ hay kêu ca mà không biết khắc phục điểm yếu, vậy thì với công việc mới có thể bạn sẽ không hoàn thành tốt.

Trả lời: Về công việc hiện tại của tôi thì mọi thứ đều tốt cả, nhưng tôi muốn bản thân mình đón nhận một sự thử thách mới vì tôi là người thích khám phá và học hỏi. Hy vọng rằng tôi có thể vận dụng tất cả những thứ mình học được vào những thử thách mới này. Đây cũng là cơ hội rất tốt để tôi phát huy khả năng của bản thân.

8. Trong quá trình công tác, khi nào bạn cảm thấy khó khăn nhất?

Khi nhận được câu hỏi như vậy, bạn không nên cố vắt óc để nhớ lại xem khó khăn lớn nhất trong công việc đã xảy ra với bạn là gì. Thực ra, nhà tuyển dụng không có thời gian để nghe bạn trình bày dài dòng về những khó khăn mà bạn đã gặp phải. Cũng đừng nên kể về những khó khăn của gia đình hay cá nhân hoặc mâu thuẫn với đồng nghiệp.

Bạn nên nói vắn tắt về một khó khăn trong quá trình bạn làm việc mà bạn cho là khó giải quyết nhất và chú ý nhấn mạnh ở chỗ bạn đã giải quyết được khó khăn đó và cảm thấy rất hài lòng.

9. Bạn cảm thấy người như thế nào là khó hợp tác nhất trong công việc?

Nếu bạn đã học được nhiều kỹ năng trong quá trình phỏng vấn xin việc thì câu hỏi này có thực sự đơn giản? Những kiểu trả lời như “Tôi thấy không có người nào là không thể hợp tác được” hoặc “Tôi có thể hợp tác tốt với tất cả mọi người” không được đáng tin cho lắm.

Trả lời: Trong công việc, chỉ có duy nhất 1 kiểu người khó hợp tác. Đó là người không có tinh thần tập thể, những người chưa làm đã đòi hưởng thụ và luôn ghen tỵ với người khác.



nguồn: mywork.vn


 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024